"Đột nhập" trại lợn "khủng" thời giá lợn thấp lê thê

Giữa thời giá lợn thấp lê thê, kéo dài, chúng tôi "đột nhập" trại lợn "khủng" của ông Lê Viết Hưng, thương binh ở xã Kỳ Lâm, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh).

"Đột nhập" trại lợn "khủng" thời giá lợn thấp lê thê
Ông Hưng đã chia sẻ những giải pháp khiến trại lợn của gia đình vẫn duy trì trong thời buổi chăn nuôi lợn gặp đình đốn.
Trang trại bạc tỷ của thương binh
Chúng tôi về xã Kỳ Lâm gặp ông Lê Viết Hưng - thương binh làm kinh tế giỏi vào hạng nhất nhì vùng thượng huyện Kỳ Anh. Hiện trang trại của ông Hùng có quy mô 1.200 lợn thịt/lứa (2 lứa/năm); 40 con lợn rừng và nhiều ha trồng cây lâm nghiệp. Trò chuyện với chúng tôi, ông Hùng cho biết, năm 1976 sau ngày đất nước hòa bình, ông xuất ngũ trở về quê hương, là thương binh nên thường xuyên đau yếu. Sau khi lập gia đình, khó khăn lại càng nhiều, vợ chồng hầu như không có tài sản gì.
Thương binh hạng ¾ Lê Viết Hưng (thứ 2 từ phải) giới thiệu mô hình chăn nuôi lợn liên kết của gia đình. Ảnh: Thu Hà.
 Thương binh hạng ¾ Lê Viết Hưng (thứ 2 từ phải) giới thiệu mô hình chăn nuôi lợn liên kết của gia đình. Ảnh: Thu Hà.

"Ngoài nguồn vốn do T.Ư cấp, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Hà Tĩnh còn tích cực chỉ đạo Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH các huyện, thành phố và các hội, đoàn thể thu hồi vốn đã đến hạn để tạo nguồn vốn cho vay quay vòng”.

Ông Hoàng Bá Đồng -

Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Hà Tĩnh

Năm 2001, vợ chồng ông Hưng đã làm đơn xin UBND xã Kỳ Lâm nhận vùng đất tại đập Cây Rễ với diện tích hơn 10ha để xây dựng mô hình hình VAC. Những ngày đầu khởi nghiệp, ông chỉ đầu tư chăn nuôi lợn, gà, trâu, bò với quy mô nhỏ lẻ. Lời lãi lứa này, ông bà lại đầu tư mở rộng quy mô nuôi lứa sau…
“Năm 2013, được Ngân hàng CSXH cho vay 100 triệu đồng chương trình giải quyết việc làm và hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, cùng với vốn tích lũy được, tôi đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn liên kết với Công ty CP” - ông Hưng cho biết.
Ông đầu tư chuồng trại hiện đại, hệ thống xử lý chất thải… Phía công ty cung cấp giống, thức ăn, thuốc thú y và bao tiêu toàn bộ sản phẩm. “Với hình thức đó, tôi đã đầu tư xây dựng 2 chuồng nuôi lợn với quy mô 1.200 con/lứa, mỗi năm 2 lứa. Mặc dù hơn 2 năm ròng giá lợn liên tục giảm, nhưng vì ký hợp đồng liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp, 2 chuồng lợn này vẫn đem lại cho gia đình tôi khoảng 400 triệu đồng sau khi đã trừ tất cả mọi chi phí” - ông Hưng thổ lộ.
Ngoài việc phát triển nuôi lợn gia công, ông Hưng còn phát triển diện tích trồng rừng và các loại mô hình khác như trồng rau sạch, đào ao thả cá, nuôi 40 con lợn rừng… Với các mô hình này, mỗi năm gia đình ông Hưng có thu nhập thêm vài trăm triệu đồng.
Hơn 3.700 hộ vay vốn giải quyết việc làm
Chúng tôi đến thăm trang trại của gia đình anh Hồ Tú Nam ở thôn Sơn Bình 2, xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh. Anh Nam bộc bạch: “Vợ chồng tôi mới làm trang trại chưa lâu, nên rất cần vốn để đầu tư phát triển sản xuất. May mắn, năm 2013 được vay 50 triệu đồng chương trình giải quyết việc làm của Ngân hàng CSXH, gia đình đầu tư mở rộng quy mô trồng rau sạch và chăn nuôi lợn, đà điểu. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt nên trang trại gia đình cho thu nhập tốt và trả lãi, trả nợ đúng thời hạn…”.
Theo anh Nam, năm 2016, gia đình anh tiếp tục được Ngân hàng CSXH cho vay 50 triệu đồng mở rộng mô hình chăn nuôi và đầu tư trồng rừng. Hiện trang trại của gia đình anh có 15 con đà điểu, 20 con bò, 10 con lợn và hơn 500 con gà. Bên cạnh đó, anh còn trồng thêm 10ha rừng keo lá tràm. Trang trại của anh Nam không chỉ đem lại thu nhập cao cho gia đình mà còn tạo việc làm cho 3 lao động nông nhàn tại địa phương, với mức lương bình quân 4 triệu đồng/tháng.
Ông Hoàng Bá Đồng - Phó Giám đốc chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Ðến nay, tổng dư nợ chương trình cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn Hà Tĩnh đạt 91 tỷ đồng với 3.739 khách hàng còn dư nợ, trong đó, Phòng Giao dịch huyện Kỳ Anh có dư nợ hơn 5 tỷ đồng với 199 hộ vay”.
Từ nguồn vốn ưu đãi chương trình tín dụng giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), hàng nghìn hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Bên trong trang trại toàn thỏ, chim, lợn rừng của bà giáo về hưu

Từ thỏ, lợn rừng, chim bồ câu... đến đà điểu đều được nuôi tại trang trại trên cát của gia đình bà Hồ Thị Thủy mang về mức lợi nhuận hơn 80 triệu đồng mỗi năm.

Bên trong trang trại toàn thỏ, chim, lợn rừng của bà giáo về hưu
Hiện nay, trang trại trên cát của bà Thủy đang sở hữu 20 cặp bồ câu
Hiện nay, trang trại trên cát của bà Thủy đang sở hữu 20 cặp bồ câu 

Đàn lợn rừng trăm con biết nghe tiếng kẻng ở Nghệ An

Lên xóm Hùng Thịnh (xã Phú Sơn - Tân Kỳ) hỏi không ai không biết đến ông Nguyễn Xuân Thành bởi cách nuôi lợn rừng độc đáo của ông. 

Đàn lợn rừng trăm con biết nghe tiếng kẻng ở Nghệ An
Dan lon rung tram con biet nghe tieng keng o Nghe An
 Năm 2012, ông Nguyễn Xuân Thành (xóm Hùng Thịnh, xã Phú Sơn, Tân Kỳ) lấy giống lợn rừng thế hệ F1 tại miền Bắc đem về thả rông trong khu vực 298 ha rừng được giao khoán. Qua 4 năm, hiện đàn lợn của ông Thành đã lên đến hàng trăm con, mỗi năm cho thu nhập lãi ròng hơn trăm triệu đồng.

Thú vị trang trại nuôi lợn cho nghe nhạc gúp lợn chóng lớn

Để phát triển chăn nuôi, nông dân Bùi Quang Huỳnh đầu tư loa máy cho lợn nghe nhạc với mục đích giúp lợn hay ăn, dễ ngủ, mang lại hiệu quả cao.

Thú vị trang trại nuôi lợn cho nghe nhạc gúp lợn chóng lớn
Dẫn chúng tôi đi thăm trang trại, anh Bùi Quang Huỳnh, thôn 1, xã Thạch Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An chia sẻ: Tốt nghiệp THPT, Huỳnh quyết định lập nghiệp ở ngay trên chính mảnh đất quê hương. Năm 2013, khi xã có chủ trương cho thuê đất để người dân xây dựng trang trại, vậy là Huỳnh bàn với gia đình nhận 2 ha vùng đất hoang để cải tạo thành mô hình kinh tế tổng hợp. Đầu năm 2016, anh Huỳnh đầu tư hệ thống chuồng trại để chăn nuôi lợn thịt. Hiện nay mỗi lứa anh nuôi 100 con, mỗi năm 4 lứa. Tính bình quân, mỗi năm thu nhập từ lợn xấp xỉ cũng 1 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí còn thu lãi từ 200 - 250 triệu đồng.
Dẫn chúng tôi đi thăm trang trại, anh Bùi Quang Huỳnh, thôn 1, xã Thạch Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An chia sẻ: Tốt nghiệp THPT, Huỳnh quyết định lập nghiệp ở ngay trên chính mảnh đất quê hương. Năm 2013, khi xã có chủ trương cho thuê đất để người dân xây dựng trang trại, vậy là Huỳnh bàn với gia đình nhận 2 ha vùng đất hoang để cải tạo thành mô hình kinh tế tổng hợp. Đầu năm 2016, anh Huỳnh đầu tư hệ thống chuồng trại để chăn nuôi lợn thịt. Hiện nay mỗi lứa anh nuôi 100 con, mỗi năm 4 lứa. Tính bình quân, mỗi năm thu nhập từ lợn xấp xỉ cũng 1 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí còn thu lãi từ 200 - 250 triệu đồng. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.