Đột nhập căn cứ tàu ngầm bí mật ở Bán đảo Crimea

Đột nhập căn cứ tàu ngầm bí mật ở Bán đảo Crimea

(Kiến Thức) - Căn cứ tàu ngầm bí mật ở Bán đảo Crimea của Liên Xô này nay đã trở thành Bảo tàng hải quân Balaklava nằm ở vùng ngoại ô Sevastopol.

Đây là  căn cứ tàu ngầm bí mật ở Bán đảo Crimea được Liên Xô sử dụng trong suốt thời Chiến tranh Lạnh. Giờ căn cứ này trở thành một bảo tàng hút khách du lịch ở Crimea. Ảnh: Livejournal.
Đây là căn cứ tàu ngầm bí mật ở Bán đảo Crimea được Liên Xô sử dụng trong suốt thời Chiến tranh Lạnh. Giờ căn cứ này trở thành một bảo tàng hút khách du lịch ở Crimea. Ảnh: Livejournal.
Liên Xô đã kế căn cứ hải quân bí mật dành cho các tàu ngầm này nằm sâu trong lòng núi ở vùng vịnh Balaklava, thuộc bán đảo Crimea, Nga. Ảnh: Livejournal.
Liên Xô đã kế căn cứ hải quân bí mật dành cho các tàu ngầm này nằm sâu trong lòng núi ở vùng vịnh Balaklava, thuộc bán đảo Crimea, Nga. Ảnh: Livejournal.
Căn cứ này có khả năng chịu đựng được một cuộc tấn công trực tiếp bằng vũ khí hạt nhân với sức công phá lên tới 100 kiloton. Ảnh: Livejournal.
Căn cứ này có khả năng chịu đựng được một cuộc tấn công trực tiếp bằng vũ khí hạt nhân với sức công phá lên tới 100 kiloton. Ảnh: Livejournal.
Được xây dựng trong bối cảnh Chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mỹ leo thang, đây là một trong số ít các căn cứ quân sự tuyệt mật "bất khả xâm phạm”. Ảnh: Livejournal.
Được xây dựng trong bối cảnh Chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mỹ leo thang, đây là một trong số ít các căn cứ quân sự tuyệt mật "bất khả xâm phạm”. Ảnh: Livejournal.
Căn cứ tàu ngầm Balaklava được chính thức khởi công vào năm 1953 và mất 9 năm để hoàn thành. Chính quyền Xô viết đã chi một khoản tiền đầu tư khổng lồ, riêng việc mở đường hầm chính tiêu tốn 70 triệu rúp (hơn 2 triệu USD thời giá năm 1957). Ảnh: Livejournal.
Căn cứ tàu ngầm Balaklava được chính thức khởi công vào năm 1953 và mất 9 năm để hoàn thành. Chính quyền Xô viết đã chi một khoản tiền đầu tư khổng lồ, riêng việc mở đường hầm chính tiêu tốn 70 triệu rúp (hơn 2 triệu USD thời giá năm 1957). Ảnh: Livejournal.
Theo thiết kế, toàn bộ công trình có diện tích khoảng 15.000m2, bao gồm nhiều khu vực khác nhau như: khu vực neo đậu tàu ngầm, xưởng sữa chữa, khu vực cất giữ vũ khí hạt nhân, lắp ráp ngư lôi, đặt máy phát điện... Ảnh: Livejournal.
Theo thiết kế, toàn bộ công trình có diện tích khoảng 15.000m2, bao gồm nhiều khu vực khác nhau như: khu vực neo đậu tàu ngầm, xưởng sữa chữa, khu vực cất giữ vũ khí hạt nhân, lắp ráp ngư lôi, đặt máy phát điện... Ảnh: Livejournal.
Căn cứ Balaklava vẫn tiếp tục hoạt động ngay cả sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Sau khi Liên Xô tan rã và Ukraine trở thành một quốc gia độc lập, căn cứ này đã không còn được sử dụng và chính thức đóng cửa vào năm 1995. Ảnh: Livejournal.
Căn cứ Balaklava vẫn tiếp tục hoạt động ngay cả sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Sau khi Liên Xô tan rã và Ukraine trở thành một quốc gia độc lập, căn cứ này đã không còn được sử dụng và chính thức đóng cửa vào năm 1995. Ảnh: Livejournal.
Ngày nay, căn cứ này được cải tạo thành Bảo tàng quân sự hải quân Balaklava, một bảo tàng quân sự hiếm hoi bậc nhất thế giới, giúp du khách hiểu sâu thêm về mối tương quan quân sự giữa hai cường quốc Liên Xô- Mỹ trong thời Chiến tranh lạnh. Ảnh: Livejournal.
Ngày nay, căn cứ này được cải tạo thành Bảo tàng quân sự hải quân Balaklava, một bảo tàng quân sự hiếm hoi bậc nhất thế giới, giúp du khách hiểu sâu thêm về mối tương quan quân sự giữa hai cường quốc Liên Xô- Mỹ trong thời Chiến tranh lạnh. Ảnh: Livejournal.
Bên trong lối vào căn cứ tàu ngầm bí mật ở Crimea. Ảnh: Livejournal.
Bên trong lối vào căn cứ tàu ngầm bí mật ở Crimea. Ảnh: Livejournal.
Trên các bức tường đường hầm hiển thị những câu chuyện về tàu ngầm Nga và Liên Xô. Ảnh: Livejournal.
Trên các bức tường đường hầm hiển thị những câu chuyện về tàu ngầm Nga và Liên Xô. Ảnh: Livejournal.
Ảnh bên trái hiển thị khoảnh khắc khi ngư lôi được đưa vào tàu ngầm. Ảnh ở bên phải cho thấy vịnh Balaclava từ trên không. Ảnh: Livejournal.
Ảnh bên trái hiển thị khoảnh khắc khi ngư lôi được đưa vào tàu ngầm. Ảnh ở bên phải cho thấy vịnh Balaclava từ trên không. Ảnh: Livejournal.
Hai cánh cổng chặn đường vào kho vũ khí. Cánh cổng màu vàng, được làm bằng các tấm kim loại và bê tông bên trong, trọng lượng 10 tấn, có thể ngăn các vụ nổ hoặc đánh bom. Còn cánh cổng màu đỏ được thiết kế đặc biệt để ngăn ngừa sự lan rộng của bức xạ, khí độc hoặc nước. Ảnh: Livejournal.
Hai cánh cổng chặn đường vào kho vũ khí. Cánh cổng màu vàng, được làm bằng các tấm kim loại và bê tông bên trong, trọng lượng 10 tấn, có thể ngăn các vụ nổ hoặc đánh bom. Còn cánh cổng màu đỏ được thiết kế đặc biệt để ngăn ngừa sự lan rộng của bức xạ, khí độc hoặc nước. Ảnh: Livejournal.
Đèn trong đường hầm sẽ bật đỏ trong trường hợp khẩn cấp như bị tấn công hạt nhân. Ảnh: Livejournal.
Đèn trong đường hầm sẽ bật đỏ trong trường hợp khẩn cấp như bị tấn công hạt nhân. Ảnh: Livejournal.
Bên trong kho vũ khí có hai phòng. Đây là một tên lửa hành trình X-22 "Burya" trưng bày bên trong. Ảnh: Livejournal.
Bên trong kho vũ khí có hai phòng. Đây là một tên lửa hành trình X-22 "Burya" trưng bày bên trong. Ảnh: Livejournal.
Chiếc xe đẩy vũ khí nặng 996kg và có thể chở được trọng tải 7 tấn. Ảnh: Livejournal.
Chiếc xe đẩy vũ khí nặng 996kg và có thể chở được trọng tải 7 tấn. Ảnh: Livejournal.
Phòng kỹ thuật này hiện được sử dụng làm bảo tàng. Ảnh: Livejournal.
Phòng kỹ thuật này hiện được sử dụng làm bảo tàng. Ảnh: Livejournal.

GALLERY MỚI NHẤT