Đột nhập 10 địa điểm “cô độc” kỳ quặc nhất hành tinh

Đột nhập 10 địa điểm “cô độc” kỳ quặc nhất hành tinh

(Kiến Thức) - Nhắc đến những địa điểm "cô độc"  nhất hành tinh phải kể tới đảo Palmerston, ngôi làng Supai hay thị trấn La Rinconada,...Những nơi này còn chứa đựng nhiều điều kỳ lạ khiến không ít người phải kinh ngạc.

Đảo Palmerston, nằm cách New Zealand khoảng 3.200 km về phía tây bắc, là một trong những địa điểm cô độc kỳ quặc nhất hành tinh. Điều kỳ lạ của "hòn đảo tận cùng thế giới" với 62 cư dân này đó là, không có cửa hàng hay siêu thị ở đây vì người dân địa phương thường không dùng đến tiền, trừ khi mua đồ tiếp tế từ thế giới bên ngoài. (Nguồn ảnh: RT)
Đảo Palmerston, nằm cách New Zealand khoảng 3.200 km về phía tây bắc, là một trong những địa điểm cô độc kỳ quặc nhất hành tinh. Điều kỳ lạ của "hòn đảo tận cùng thế giới" với 62 cư dân này đó là, không có cửa hàng hay siêu thị ở đây vì người dân địa phương thường không dùng đến tiền, trừ khi mua đồ tiếp tế từ thế giới bên ngoài. (Nguồn ảnh: RT)
Mặc dù Hẻm núi lớn (Grand Canyon) là một trong những địa điểm được ghé thăm nhiều nhất ở Mỹ, nhưng ngôi làng Supai gần đó lại ít người lui tới. Ngôi làng hẻo lánh với dân số 208 người này nằm ở phía tây nam hẻm núi. Đây là nơi duy nhất ở Mỹ dùng con la làm phương tiện đưa thư.
Mặc dù Hẻm núi lớn (Grand Canyon) là một trong những địa điểm được ghé thăm nhiều nhất ở Mỹ, nhưng ngôi làng Supai gần đó lại ít người lui tới. Ngôi làng hẻo lánh với dân số 208 người này nằm ở phía tây nam hẻm núi. Đây là nơi duy nhất ở Mỹ dùng con la làm phương tiện đưa thư.
Ngôi làng Oymyakon ở Nga là nơi có người ở lạnh giá nhất thế giới, với nhiệt độ trung bình là -58 độ C. Món ăn điển hình ở đây là cá đông lạnh và thịt tuần lộc. Khoảng 500 cư dân đang sinh sống ở làng Oymyakon, nơi mỗi ngày có tới 21 giờ chìm trong bóng tối.
Ngôi làng Oymyakon ở Nga là nơi có người ở lạnh giá nhất thế giới, với nhiệt độ trung bình là -58 độ C. Món ăn điển hình ở đây là cá đông lạnh và thịt tuần lộc. Khoảng 500 cư dân đang sinh sống ở làng Oymyakon, nơi mỗi ngày có tới 21 giờ chìm trong bóng tối.
Đảo Pitcairn là một lãnh thổ hải ngoại của Anh, với dân số khoảng 50 người. Du khách có thể tham quan đảo này bằng du thuyền trong chuyến đi kéo dài 32 giờ, nhưng hiếm có cư dân mới nào định cư ở đây.
Đảo Pitcairn là một lãnh thổ hải ngoại của Anh, với dân số khoảng 50 người. Du khách có thể tham quan đảo này bằng du thuyền trong chuyến đi kéo dài 32 giờ, nhưng hiếm có cư dân mới nào định cư ở đây.
Ốc đảo Siwa, dài 80 km và rộng 20 km, là một trong những điểm dân cư tách biệt nhất của Ai Cập. Để đến đây, du khách có thể đi xe buýt từ thủ đô Cairo mất khoảng 5 giờ đồng hồ. Có một nhà nghỉ sinh thái được xây bằng bùn và muối dành cho du khách trên ốc đảo này.
Ốc đảo Siwa, dài 80 km và rộng 20 km, là một trong những điểm dân cư tách biệt nhất của Ai Cập. Để đến đây, du khách có thể đi xe buýt từ thủ đô Cairo mất khoảng 5 giờ đồng hồ. Có một nhà nghỉ sinh thái được xây bằng bùn và muối dành cho du khách trên ốc đảo này.
Quần đảo Socotra ở Yemen có khoảng 40.000 cư dân sinh sống, nhưng chỉ có duy nhất một con đường được xây dựng đầu tiên vào năm 2011. Quần đảo này cũng là nơi cư ngụ của 800 loài thực vật quý hiếm với hình thù kỳ lạ, và 1/3 trong số đó không thể sinh sống ở bất cứ nơi nào khác trên Trái đất.
Quần đảo Socotra ở Yemen có khoảng 40.000 cư dân sinh sống, nhưng chỉ có duy nhất một con đường được xây dựng đầu tiên vào năm 2011. Quần đảo này cũng là nơi cư ngụ của 800 loài thực vật quý hiếm với hình thù kỳ lạ, và 1/3 trong số đó không thể sinh sống ở bất cứ nơi nào khác trên Trái đất.
Tristan Da Cunha là hòn đảo xa xôi nhất trên Trái đất, với dân số khoảng 258 người. Không có sân bay trên đảo và cách duy nhất để đến nơi này là đi thuyền từ Nam Phi mất khoảng 6 ngày. Không có mạng lưới điện trên đảo nhưng cư dân có thể sử dụng máy phát điện. Ngoài ra, hòn đảo này còn có quán cà phê, trường học, nhà thờ, bệnh viện và một cửa hàng tạp hóa.
Tristan Da Cunha là hòn đảo xa xôi nhất trên Trái đất, với dân số khoảng 258 người. Không có sân bay trên đảo và cách duy nhất để đến nơi này là đi thuyền từ Nam Phi mất khoảng 6 ngày. Không có mạng lưới điện trên đảo nhưng cư dân có thể sử dụng máy phát điện. Ngoài ra, hòn đảo này còn có quán cà phê, trường học, nhà thờ, bệnh viện và một cửa hàng tạp hóa.
Nằm cách Vòng Bắc Cực khoảng hơn 500 km về phía bắc, Utqiaġvik (Barrow) thuộc bang Alaska chính là thị trấn cực bắc của nước Mỹ. Khu vực xa xôi hẻo lánh này là nơi sinh sống của khoảng 4.000 người. Nơi đây xảy ra hiện tượng đặc biệt có tên “đêm cực” kéo dài từ giữa tháng 11 và kết thúc vào khoảng giữa tháng 1 năm sau. Trong khoảng thời gian này, Barrow hoàn toàn chìm trong bóng tối, người dân địa phương sẽ không nhìn thấy ánh sáng mặt trời trong suốt hai tháng.
Nằm cách Vòng Bắc Cực khoảng hơn 500 km về phía bắc, Utqiaġvik (Barrow) thuộc bang Alaska chính là thị trấn cực bắc của nước Mỹ. Khu vực xa xôi hẻo lánh này là nơi sinh sống của khoảng 4.000 người. Nơi đây xảy ra hiện tượng đặc biệt có tên “đêm cực” kéo dài từ giữa tháng 11 và kết thúc vào khoảng giữa tháng 1 năm sau. Trong khoảng thời gian này, Barrow hoàn toàn chìm trong bóng tối, người dân địa phương sẽ không nhìn thấy ánh sáng mặt trời trong suốt hai tháng.
Thị trấn La Rinconada ở Peru là một trong những khu vực có người dân sinh sống hẻo lánh nhất thế giới, nằm ở độ cao gần 5.000 mét so với mực nước biển. Cách duy nhất để tới thị trấn này là đi bộ, mất khoảng 6 giờ từ thành phố gần nhất. Phần lớn cư dân ở đây sống dưới mức nghèo khổ, họ sống chủ yếu dựa vào nguồn thu từ những mỏ khai thác vàng trái phép nằm sâu trong núi.
Thị trấn La Rinconada ở Peru là một trong những khu vực có người dân sinh sống hẻo lánh nhất thế giới, nằm ở độ cao gần 5.000 mét so với mực nước biển. Cách duy nhất để tới thị trấn này là đi bộ, mất khoảng 6 giờ từ thành phố gần nhất. Phần lớn cư dân ở đây sống dưới mức nghèo khổ, họ sống chủ yếu dựa vào nguồn thu từ những mỏ khai thác vàng trái phép nằm sâu trong núi.
Quần đảo Cocos, cách thành phố Perth (Australia) khoảng 2.700 km, có dân số khoảng 600 người. Mặc dù nằm ở vị trí "cô lập" nhưng quần đảo này vẫn đang phát triển du lịch để thu hút khách tham quan.
Quần đảo Cocos, cách thành phố Perth (Australia) khoảng 2.700 km, có dân số khoảng 600 người. Mặc dù nằm ở vị trí "cô lập" nhưng quần đảo này vẫn đang phát triển du lịch để thu hút khách tham quan.
Mời độc giả xem thêm video về những địa điểm bỏ hoang trên thế giới (Nguồn: Youtube)

GALLERY MỚI NHẤT