Đông Ukraine đào chiến hào phòng thủ trước Nga

(Kiến Thức) - Không chỉ rót kinh phí đào chiến hào và các công trình phòng thủ khác, Thống đốc ở Đông Ukraine còn triển khai xe tăng, súng máy tại biên giới với Nga.

Thống đốc tỷ phú của khu vực Donetsk, Sergei Taruta vừa công bố nguồn ngân sách địa phương ít ỏi sẽ được phân bổ cho việc xây một hệ thống chiến hào cũng như các công trình phòng thủ khác nhằm chỉ ra rằng, Ukraine sẽ phản công nếu Nga tấn công.
“Chi phí để đào chiến hào bằng giá của 15 máy bay trực thăng mới”, Sergei Taruta - ông trùm kim loại được chính phủ mới ở Kiev bổ nhiệm làm thống đốc khu vực tuyên bố.
Binh sĩ Ukraine đào công sự tại làng Strilkove, gần biên giới với Nga.
 Binh sĩ Ukraine đào công sự tại làng Strilkove, gần biên giới với Nga.
Trong khi đó, các đơn vị xe tăng, xe bọc thép của Ukraine đã được triển khai hôm qua (17/3) tại các khu vực phía nam của thành phố Donetsk trong khi xe tăng T-64 và T-72 được triển khai dọc biên giới và hướng thẳng về phía Nga.
Ngoài ra, lần đầu tiên Thống đốc Taruta công bố sẽ áp đặt những chính sách cứng rắn mới và thề dập tắt phong trào biểu tình ủng hộ Nga mạnh mẽ và quyết liệt trong khu vực. Tuyên bố này được đưa ra một ngày sau khi người biểu tình xâm nhập vào ba tòa nhà chính phủ ở Donetsk và trụ sở chính của công ty mà Thống đốc tỷ phú Taruta sở hữu. Ông Taruta tuyên bố, cảnh sát sẽ điều tra bắt giữ những người liên quan đồng thời thực thi các biện pháp giải tán tụ tập, biểu tình.
“Các biện pháp mềm mỏng, nhẹ nhàng hơn đã không có tác dụng, bây giờ chúng tôi phải bảo vệ bản thân”, ông Taruta nhấn mạnh.
Rõ ràng giới chức ở Donetsk đang phải đối mặt với một cuộc chiến ở trên 2 mặt trận khi Nga cảnh báo đã sẵn sàng để đáp trả lời kêu gọi can thiệp để bảo vệ người dân địa phương và phong trào biểu tình phản đối chính phủ, yêu cầu tổ chức trưng cầu dân ý sát nhập Nga tự tự như ở Crimea ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt.
Ông Ivan Inozemev, một cai ngục ủng hộ Moscow nhấn mạnh: “Người Nga và Ukraine khong muốn chiến tranh. Chúng tôi sẽ rất hạnh phúc để gia nhập Nga nếu điều này thực sự xảy ra”.
Trong khi đó, công dân Donetsk tên là Robert Donia, tầm 30 tuổi, sau khi hát bài quốc ca Nga qua loa phóng thanh gần hàng rào cảnh sát chống bạo động mạnh mẽ tuyên bố: “Crimea đã tổ chức thành công một cuộc trưng cầu dân ý. Donetsk cũng có thể làm như vậy. Chúng ta cũng có thể thành công. Chúng tôi có quyền quyết định tương lai của chúng tôi. Chúng tôi đã gửi yêu cầu này tới Kiev. Họ phải chấp nhận điều này”.
Trong một diễn biến liên quan, Reuters đưa tin, ngày 17/3, Nhà Trắng cho biết, Mỹ đang xem xét đề nghị viện trợ quân sự của Ukraine, song nhấn mạnh hiện Washington giới hạn sự giúp đỡ ở mức hỗ trợ kinh tế khi đang theo đuổi con đường ngoại giao với Nga.

Trả lời báo giới, Phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney cho hay: "Chúng tôi đang xem xét các yêu cầu của chính phủ và quân đội Ukraine. Chúng tôi chú trọng vào các biện pháp mà Nga có thể thực hiện để hạ nhiệt căng thẳng". Cùng ngày, Quyền Ngoại trưởng Ukraine Andriy Deshchytsya đã tới tổng hành dinh của NATO cùng với bản danh sách đề nghị cung cấp trang thiết bị kỹ thuật mà Chính phủ Ukraine cần để đối phó với việc Crimea ly khai. NATO cũng đã cam kết tăng cường hợp tác với Ukraine.

Thảm họa máy bay Malaysia vạch trần lỗ hổng phòng không

(Kiến Thức) - Chiếc máy bay MH370 bị mất tích của Malaysia là một minh chứng rõ nét cho lỗ hổng phòng không của các nước trong khu vực và trên diện rộng.

Hơn một thập kỷ sau khi al-Qaeda bắt cóc máy bay và biến nó thành một vũ khí giết người lợi hại vào ngày 11/9/2001, một chiếc máy bay thương mại cỡ lớn, hoàn toàn không có tính năng tàng hình cũng đã dễ dàng biến mất.
Ngày 15/3, Thủ tướng Malaysia Najib Razak cho biết, nước này tin rằng chiếc Boeing 777 đã bay thêm 7 giờ nữa trước khi hoàn toàn mất liên lạc vào ngày 8/3. Họ cũng tin rằng một trong những thành viên phi hành đoàn hoặc 1 hành khách trên máy bay đã vô hiệu hóa hệ thống truyền radar dân sự trên máy bay.

Hơn 95% cử tri Crimea ủng hộ sáp nhập Nga

(Kiến Thức) - Người đứng đầu ủy ban tổ chức cuộc trưng cầu Crimea cho biết, theo kết quả kiểm phiếu ban đầu, hơn 95% cử tri ủng hộ ly khai khỏi Ukraine để gia nhập Nga.

Theo ông Mikhail Malyshev, chỉ 3% số cử tri lựa chọn là nước cộng hòa tự trị thuộc Ukraine và sửa đổi Hiến pháp Crimea năm 1992. 1% số phiếu bầu còn lại không hợp lệ.
Cuộc trưng cầu dân ý hôm 16/3 – tâm chấn tranh cãi giữa Nga và phương Tây kể từ sau cuộc chiến tranh Lạnh – đã thu hút hơn 1,5 triệu người dân đi bỏ phiếu.
Cuộc trưng cầu dân ý hôm 16/3 – tâm chấn tranh cãi giữa Nga và phương Tây kể từ sau cuộc chiến tranh Lạnh – đã thu hút hơn 1,5 triệu người dân đi bỏ phiếu.
Các nhà lãnh đạo Ukraine và phương Tây đã lên án cuộc trưng cầu này là vi hiến. Tuy nhiên, Moscow khẳng định, người dân Crimea (một phần lớn trong số họ là những người nói tiếng Nga) nên tự mình quyết định số phận của họ.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.