Đông Nam Á trước tham vọng “bành trướng” của IS

Với gần 300 triệu dân theo đạo Hồi, Đông Nam Á đang trở thành môi trường thuận lợi để IS truyền bá tư tưởng cực đoan của chúng.

Đông Nam Á trước tham vọng “bành trướng” của IS
Những diễn biến liên quan đến IS thời gian qua cho thấy, IS đang chuyển tập trung sang các nước Đông Nam Á, với việc hình thành các chi nhánh có khả năng tổ chức tiến hành các cuộc tấn công vào các mục tiêu ở khu vực này trong thời gian tới, hướng đến việc thành lập "Vương quốc Hồi giáo" (Caliphate) trong khu vực. Tháng 4 năm ngoái, IS đã liệt kê các nước cần phải tấn công, trong đó có 3 quốc gia ở Đông Nam Á là Malaysia, Indonesia và Philippines.
Dong Nam A truoc tham vong “banh truong” cua IS

Binh sĩ Philippines tiến vào Marawi. Ảnh: Reuters.

Mối lo ngại này được thể hiện rõ ở cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng các nước Đông Nam Á diễn ra đầu tháng 6 vừa qua tại Singapore. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Eng Hen, sự trỗi dậy của Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan là “mối đe dọa an ninh nghiêm trọng nhất” tại khu vực.
Ngay tại thời điểm phát biểu này, thành phố Marawi ở miền Nam Philippines bị phiến quân có liên hệ với IS chiếm giữ. Gần 2 tháng sau cuộc tấn công đầu tiên, các lực lượng Philippines vẫn đang nỗ lực giành lại quyền kiểm soát thành phố.
Các chuyên gia lo ngại rằng miền Nam Philippines có thể trở thành một căn cứ mới của IS, bao gồm cả các tay súng Indonesia và Malaysia trở về từ Trung Đông khi liên quân quốc tế giải phóng các vùng lãnh thổ bị IS chiếm đóng tại Syria và Iraq. Quốc hội nước này ngày 23/7 đã bỏ phiếu thông qua việc gia hạn thiết quân luật tại đảo Mindanao đến cuối năm nay để chính phủ có thêm thời gian trấn áp khủng bố.
Ông Eduardo Ano, một tướng lĩnh quân sự Philippines cho biết: “Chúng tôi muốn có thêm thời gian bởi cuộc chiến của chúng ta không chỉ là tại Marawi, mà là mối đe dọa khủng bố thường trực trên đảo Mindanao. Hiện có khoảng 600 tay súng tại Marawi và nhiều hơn nữa tại Sulu và Basilan. Do đó chúng có thể tập hợp để tiến hành một cuộc phản công”.
Còn tại Indonesia, mối đe dọa không chỉ bây giờ mới xuất hiện, mà đã từ ngay sau các vụ tấn công khủng bố nhằm vào nước Mỹ hôm 11/09/2011, song hiện nay lại lớn hơn nhiều, cùng với những biến động về chính trị và tôn giáo.
Vụ tấn công khủng bố tại thủ đô Jarkata hồi tháng 5 vừa qua đã đặt Indonesia trước những thách thức lớn bởi nó cảnh báo về sự xuất hiện và mở rộng của IS tự xưng tại Indonesia và đặc biệt là dấu hiệu cho thấy sự tiến triển của chủ nghĩa khủng bố ở nền dân chủ lớn thứ 3 thế giới, với 255 triệu dân, trong đó 87% là người theo đạo Hồi này.
Theo các nhà phân tích, cuộc chiến chống khủng bố ngày càng trở nên khó khăn hơn bởi đây không phải là cuộc chiến giữa các đội quân rõ ràng, mà các mục tiêu luôn bất thường, khó lường, khó dự đoán, nắm bắt...
Hồi năm ngoái, các chuyên gia an ninh trong khu vực đã cảnh báo về nguy cơ IS tràn sang Đông Nam Á. Hiện nay, trong bối cảnh IS thất thủ ở Iraq và Syria, việc tổ chức này tìm kiếm và xây dựng những căn cứ thành trì mới là điều tất yếu.
Song điều may mắn là những nguy cơ khủng bố không làm cho những người dân khu vực run sợ, chúng chỉ làm cho họ nâng cao hơn nữa tinh thần cảnh giác đối với vấn đề này.
Như tại Indonesia, quốc gia có số lượng người Hồi giáo đông nhất thế giới, đa số người dân nước này, đều chống lại chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Các hiệp hội Hồi giáo ôn hòa lớn đều đang đấu tranh quyết liệt với các tư tưởng cực đoan hóa đạo Hồi. Điều này đóng vai trò quan trọng, có ý nghĩa sống còn trong cuộc chiến chống khủng bố hiện nay tại Đông Nam Á, cũng như toàn thế giới.

Vụ tấn công Jakarta cho thấy hiểm họa IS ở Đông Nam Á

Vụ tấn công liều chết "kiểu Paris" ở thủ đô Jakarta cho thấy hiểm họa IS qua những phần tử cực đoan “chuyển lửa” từ Trung Đông về quê nhà Đông Nam Á.

Vụ tấn công Jakarta cho thấy hiểm họa IS ở Đông Nam Á
Kumar Ramakrishna, chuyên gia về các nhóm phiến quân Đông Nam Á tại Đại học Công nghệ Nam Dương của Singapore, cho hay: "Chúng ta biết rằng IS muốn thành lập một tỉnh trong khu vực này và có một số nhóm trong khu vực đã thề trung thành với IS. Hiểm họa IS từ những chiến binh Đông Nam Á trở về sau khi bị cực đoan hóa ở khu vực Iraq/Syria cũng là một yếu tố đáng quan ngại khác, cùng với đó là khả năng xuất hiện những đối tượng 'sói đơn độc' cực đoan".
Vu tan cong Jakarta cho thay hiem hoa IS o Dong Nam A
Một sĩ quan cảnh sát bị thương trong vụ các phần tử cực đoan tấn công trung tâm thủ đô Jakarta, Indonesia.
Soufan Group, cơ quan tư vấn an ninh có trụ sở ở New York, ước tính có từ 500-700 công dân Indonesia đi ra nước ngoài để gia nhập IS ở Syria và Iraq, và rất nhiều trong số này đã trở về quê nhà.

Loạt ảnh chiến trường đánh phiến quân IS ở Iraq

(Kiến Thức) -  Nhiếp ảnh gia New Zealand Joe Dowling đã "đồng cam cộng khổ" với người dân Khu tự trị Kurdistan và chụp được loạt ảnh chiến trường đánh phiến quân IS ở Iraq. 

Loạt ảnh chiến trường đánh phiến quân IS ở Iraq
Loat anh chien truong danh phien quan IS o Iraq
Nhiếp ảnh gia New Zealand Joe Dowling đã mua vé một chiều tới Afghanistan và sau khi bị móc ví ở Iran, anh đã tới Iraq với 60 USD trong túi. Nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, anh Joe Dowling đã nhận giảng dạy tiếng Anh tại các trường quốc tế ở Kurdistan, khu tự trị của người Kurd ở phía bắc Iraq. Ở đó, anh đã nhờ vả những nhà thầu an ninh tư hay các nhà báo mà anh gặp ở các quán bar chở anh tới những chiến tuyến đánh phiến quân IS

Ảnh: Phiến quân IS dốc toàn lực đánh chiếm Deir ez-Zor

(Kiến Thức) - Phiến quân IS tập trung lực lượng tấn công ác liệt vào các căn cứ của quân đội Syria ở Deir ez-Zor.

Ảnh: Phiến quân IS dốc toàn lực đánh chiếm Deir ez-Zor
Anh: Phien quan IS doc toan luc danh chiem Deir ez-Zor
Theo Al Masdar News, những bức ảnh mới được hãng Amaq của phiến quân IS đăng tải cho thấy, các chiến binh khủng bố tấn công ác liệt vào các căn cứ của quân đội Syria ở khu vực xung quanh vòng xuyến Panorama trên đường cao tốc M7 dẫn tới thành phố Deir ez-Zor. 
Anh: Phien quan IS doc toan luc danh chiem Deir ez-Zor-Hinh-2
Được biết, sau những thất bại tại Raqqa và Mosul, tổ chức khủng bố IS đang dồn toàn bộ binh lực tại Deir ez-Zor nhằm thiết lập một “thủ phủ” mới. 
Anh: Phien quan IS doc toan luc danh chiem Deir ez-Zor-Hinh-3
 Hình ảnh trong cuộc giao tranh tại Deir ez-Zor.
Anh: Phien quan IS doc toan luc danh chiem Deir ez-Zor-Hinh-4
 Xe quân sự của nhóm khủng bố trên chiến trường.
Anh: Phien quan IS doc toan luc danh chiem Deir ez-Zor-Hinh-5
 Nhiều loại vũ khí được bọn chúng sử dụng.
Anh: Phien quan IS doc toan luc danh chiem Deir ez-Zor-Hinh-6
 Khói bốc lên trong cuộc giao tranh trên chiến trường Deir ez-Zor.
Anh: Phien quan IS doc toan luc danh chiem Deir ez-Zor-Hinh-7
 Các tay súng IS ngắm bắn căn cứ của lực lượng chính phủ Damascus tại Deir ez-Zor.
Anh: Phien quan IS doc toan luc danh chiem Deir ez-Zor-Hinh-8
Một hình ảnh tương tự được ghi lại. 
Anh: Phien quan IS doc toan luc danh chiem Deir ez-Zor-Hinh-9
Các chiến binh khủng bố trên chiến trường.
Anh: Phien quan IS doc toan luc danh chiem Deir ez-Zor-Hinh-10
 Một tay súng IS ngắm bắn căn cứ của lực lượng chính phủ Syria.
Anh: Phien quan IS doc toan luc danh chiem Deir ez-Zor-Hinh-11
  Một số vũ khí của nhóm khủng bố IS trên chiến trường.
Anh: Phien quan IS doc toan luc danh chiem Deir ez-Zor-Hinh-12
 Được biết, trước khi chiến dịch giải phóng Mosul khỏi IS bắt đầu vào năm 2016, phiến quân IS đã rút toàn bộ xe tăng và xe bọc thép từ thành phố lớn thứ hai Iraq này và chuyển tới biên giới Deir ez-Zor.
Anh: Phien quan IS doc toan luc danh chiem Deir ez-Zor-Hinh-13
Nhóm IS đã chuyển toàn bộ binh lực về tỉnh Deir Ezzor nhằm thiết lập một “thủ phủ” mới tại Syria. 
Anh: Phien quan IS doc toan luc danh chiem Deir ez-Zor-Hinh-14
Được biết, lực lượng chính phủ Syria, dưới quyền chỉ huy của Tướng Issam Zahreddine, đã nỗ lực chống trả các cuộc tấn công của phiến quân IS diễn ra hàng ngày ở thành phố Deir Ezzor từ năm 2012.
Anh: Phien quan IS doc toan luc danh chiem Deir ez-Zor-Hinh-15
 Tuy nhiên, đến nay, nhóm IS dường như vẫn chiếm được ưu thế chiến trường Deir ez-Zor. (Nguồn ảnh: AMN)

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.