Đồng Nai: “Lá phổi xanh” của TP Biên Hòa ngày càng thủng lớn?

(Vietnamdaily) -Là một thành phố công nghiệp, năng động nên Biên Hòa rất cần “lá phổi xanh” để cân bằng. Tuy nhiên, sau  17 năm dự án quy hoạch và phát triển rừng phòng hộ môi trường và cảnh quan Trung tâm Lâm nghiệp Biên Hòa được phê duyệt, “lá phổi xanh” của TP Biên Hoà ngày càng thu hẹp, đối mặt với hàng loạt các vấn đề về môi trường và chất lượng không khí, nhiều hộ dân công khai lấn chiếm đất rừng...

Rừng phòng hộ ngày càng thu hẹp

Khu rừng ở Trung tâm Lâm nghiệp Biên Hòa nằm cách nội ô TP.Biên Hòa chừng 10km về hướng Bắc. Đây là khu rừng trồng rộng hơn 250 hécta hình thành cách nay hơn 30 năm. Cánh rừng này nằm giáp ranh với các phường, xã: Tân Biên, Tân Hòa, Trảng Dài, Long Bình (TP.Biên Hòa), Hố Nai 3 (huyện Trảng Bom). Sau năm 1975, khu vực này hầu hết là đất trống đồi núi trọc. Năm 1982, UBND tỉnh chủ trương phủ xanh đất trống đồi núi trọc nên đã thành lập Trạm trồng rừng Biên Hòa, sau này đổi thành Lâm trường Biên Hòa với chức năng trồng và kinh doanh gỗ, chủ yếu là cây tràm bông vàng. Từ đây Trung tâm Lâm nghiệp Biên Hòa được hình thành với chức năng, nhiệm vụ từng bước thay thế dần các khu rừng tràm bằng các loại cây gỗ quý. Qua hàng chục năm trồng và chăm sóc, đến nay rừng Biên Hòa rất phong phú về các loại cây với hướng phát triển mô phỏng của rừng tự nhiên nhiều tầng tán với trên 200 loài cây khác nhau cùng 1 vườn sưu tập hơn 300 loài cây đại diện cho các miền của đất nước...

Dong Nai: “La phoi xanh” cua TP Bien Hoa ngay cang thung lon?

 Là rừng phòng hộ môi trường cảnh quan cũng là "lá phổi" đặc biệt quan trọng của một trong những thành phố năng động như Biên Hoà và khu vực sản xuất công nghiệp xung quanh.

Tuy nhiên, trong quá trình quản lý và sử dụng, đơn vị quản lý trước đó là Lâm trường Biên Hoà và đơn vị quản lý hiện tại là Trung tâm Lâm nghiệp Biên Hòa đã để phát sinh 142 hộ dân sinh sống rải rác trong rừng trước khi được phê duyệt thực hiện năm 2005 và tăng lên 247 hộ vào năm 2019 do các hộ tự ý chia tách cho con, cháu và lấn chiếm...

Dong Nai: “La phoi xanh” cua TP Bien Hoa ngay cang thung lon?-Hinh-2
 Đứng từ một góc có phần cao hơn có thể thấy rất nhiều mái nhà như một khu dân cư "lọt thỏm" trong rừng cây.
Dong Nai: “La phoi xanh” cua TP Bien Hoa ngay cang thung lon?-Hinh-3
 Có đến 142 hộ dân được hình thành trong khi đây đang là khu rừng sản xuất trước năm 2005.
Dong Nai: “La phoi xanh” cua TP Bien Hoa ngay cang thung lon?-Hinh-4
 Từ khi được quy hoạch thành rừng phòng hộ môi trường cảnh quan, 142 hộ dân sinh sống rải rác trong rừng sẽ được bố trí tái định cư.
Đến năm 2022, theo ghi nhận thực tế chỉ riêng địa phận 2 phường Tân Biên và phường Trảng Dài (TP Biên Hoà) các hộ dân sinh sống và sản xuất trong khu vực quy hoạch rừng phòng hộ không dưới 250 hộ và đang có chiều hướng tăng lên khiến “lá phổi xanh” của TP biên Hoà vốn đã bị “đục rỗng” nay “lỗ thủng” ấy lại càng phình to.
Dong Nai: “La phoi xanh” cua TP Bien Hoa ngay cang thung lon?-Hinh-5
 Tuy nhiên, sau khi được quy hoạch thành rừng phòng hộ môi trường cảnh quan thì số lượng các hộ dân sinh sống, sản xuất trong rừng lại ngày một tăng?

UBND tỉnh Đồng Nai, UBND TP Biên Hoà hiện rất quan tâm và nhiều lần có ý kiến phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án cảnh quan rừng để góp phần bảo vệ môi trường và phát triển du lịch sinh thái rừng. Được biết, những hộ phát sinh ngoài 142 hộ ban đầu đang gây khó khăn trong việc bố trí tái định cư vì không đủ điều kiện nhận tái định cư. Cuộc sống của người dân cũng không đảm bảo vì hạ tầng yếu kém và bị coi là dân sống “lụi” khi đất “không sổ” (đất không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), chung sống với tình trạng môi trường có nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng.

Dong Nai: “La phoi xanh” cua TP Bien Hoa ngay cang thung lon?-Hinh-6
Lối vào rừng cũng chính là đường giao thông chính của các hộ dân sinh sống trong rừng dường như không có sự quản lí, kiểm soát chặt chẽ nên việc rừng ngày càng phát sinh các công trình xây dựng, rừng cứ ngày một bị "đục rỗng".
Dong Nai: “La phoi xanh” cua TP Bien Hoa ngay cang thung lon?-Hinh-7
  Những lối mòn trong rừng cứ ngày một mở rộng bằng việc tự phát rải đá để đáp ứng nhu cầu đi lại và cuộc sống ngày càng nâng cao của dân số đang đông dần lên trong rừng, ngoài ra còn phục vụ việc sản xuất, di chuyển bằng ô tô trọng tải lớn, chính từ những hiện tượng này đã khiến phần xanh của rừng ngày càng bị thu hẹp.

Rác thải, hoạt động sản xuất, gia công “đè nặng” môi trường rừng

Hiện tại, trong khu vực rừng phòng hộ môi trường và cảnh quan Trung tâm lâm nghiệp Biên Hoà đang bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ hoạt động sản xuất và rác thải sinh hoạt của các hộ dân sinh sống trong rừng, bãi tập kết rác thải các loại tự phát gây ô nhiễm môi trường rừng.

Dong Nai: “La phoi xanh” cua TP Bien Hoa ngay cang thung lon?-Hinh-8
 Không khó để bắt gặp những điểm tập kết rác thải trong rừng, nơi không có người dân sinh sống.
Dong Nai: “La phoi xanh” cua TP Bien Hoa ngay cang thung lon?-Hinh-9
 Với đủ loại rác thải sinh hoạt, xác chết động vật bốc mùi hôi thố, gây ô nhiễm môi trường rừng.

Trên địa phận phường Tân Biên có xưởng gia công tái chế thùng phuy sắt tại tờ bản đồ số 2 thửa số 3, xưởng gia công sắt Minh Tú tại tờ bản đồ số 1 thửa số 5… 

Dong Nai: “La phoi xanh” cua TP Bien Hoa ngay cang thung lon?-Hinh-10
 Xưởng gia công tái chế thùng phuy sắt tại tờ bản đồ số 2 thửa số 3 phường Tân khá tạm bợ từ con đường dẫn vào xưởng đến khu vực tập kết, sản xuất.
Dong Nai: “La phoi xanh” cua TP Bien Hoa ngay cang thung lon?-Hinh-11
 Theo người dân, xưởng gia công sắt Minh Tú tại tờ bản đồ số 1 thửa số 5 phường Tân Biên mới hoạt động vài năm gần đây trên khu đất trồng cây rừng. 

Tại phường Trảng Dài nổi lên các trường hợp: xưởng gia công cơ khí và lắp ráp nhà xưởng công ty TNHH Kim Phú Long tại tờ bản đồ số 54 thửa số 123, bãi tập kết nilong bẩn tại tờ bản đồ số 54 thửa số 42 (diện tích 2914m2), xưởng sản xuất cấu kiện bê tông xi măng như chậu, chum, vại… tại tờ địa chính số 54, thửa số 11…

Dong Nai: “La phoi xanh” cua TP Bien Hoa ngay cang thung lon?-Hinh-12
 Xưởng gia công cơ khí và lắp ráp nhà xưởng công ty TNHH Kim Phú Long tại tờ bản đồ số 54 thửa số 123 phường Trảng Dài.
Dong Nai: “La phoi xanh” cua TP Bien Hoa ngay cang thung lon?-Hinh-13
 Bãi tập kết nilong bẩn tại tờ bản đồ số 54 thửa số 42 phường Trảng Dài được bao quanh bởi rừng phòng hộ .
Dong Nai: “La phoi xanh” cua TP Bien Hoa ngay cang thung lon?-Hinh-14
 Xưởng sản xuất cấu kiện bê tông xi măng như chậu, chum, vại… tại tờ địa chính số 54, thửa số 11 phường Trảng Dài nằm trong lòng của rừng phòng hộ.
Dong Nai: “La phoi xanh” cua TP Bien Hoa ngay cang thung lon?-Hinh-15
 Vì là sản xuất cấu kiện bê tông, xi măng nên xưởng này đã thải ra môi trường rừng rác thải cứng và bụi xi măng.
Rác thải thải sinh hoạt, rác nhựa, vải, xác chết động vật… bốc mùi hôi thối ở rải rác trong rừng và dưới suối Săn Máu. Hơn nữa, nhiều đoạn đường tự phát trong rừng được đổ đá dăm, đá hộc để rải nền đường…
Dong Nai: “La phoi xanh” cua TP Bien Hoa ngay cang thung lon?-Hinh-16
Suối Săn Máu là nơi người dân vứt rác sinh hoạt, thi thoảng còn có cả xác động vật chết. 
Dong Nai: “La phoi xanh” cua TP Bien Hoa ngay cang thung lon?-Hinh-17
 Rác ở suối Săn Máu theo dòng nước di chuyển đến nhiều đoạn.
Phần lớn các tuyến đường trong rừng đều chỉ là đường đất được rải đá dăm, đá hộc và nước thải sinh hoạt của người dân, nước mưa cũng phần lớn thải trực tiếp ra các mương rãnh được đào đơn giản trong khu rừng.
Dong Nai: “La phoi xanh” cua TP Bien Hoa ngay cang thung lon?-Hinh-18
 Từng phần diện tích rừng bị đổ đá đất Lan rộng hình thành những mặt bằng không "xanh" sử dụng làm nhiều mục đích khác nhau.
Dong Nai: “La phoi xanh” cua TP Bien Hoa ngay cang thung lon?-Hinh-19
Nước thải sinh hoạt của các hộ dân được thải trực tiếp ra môi trường rừng vào các mương được đào đơn giản.
Dong Nai: “La phoi xanh” cua TP Bien Hoa ngay cang thung lon?-Hinh-20
Không chỉ "lá phổi xanh" của thành phố bị thu hẹp, ảnh hưởng đến môi trường không khí của xã hội mà chính những người dân "sống lụi" trong rừng cũng không có hạ tầng đảm bảo cho cuộc sống. 
Dong Nai: “La phoi xanh” cua TP Bien Hoa ngay cang thung lon?-Hinh-21
 Trải qua thời gian, người dân đã tự tạo ra hạ tầng phục vụ đời sống như mương thoát nước này, nhưng những đường mương cứ dài ra, những con đường cứ rộng thêm lấn sâu vào khoảng xanh vốn đã ít ỏi của rừng.

Câu chuyện thực hiện dự án đang gặp khó và “lá phổi xanh” của TP Biên Hoà bị “xuyên thủng” không đơn thuần chỉ là công tác quản lý lấn chiếm rừng, xây dựng trái phép và các vấn đề dân cư của người dân sống trong rừng… mà chính vì “lỗ thủng” này đang khiến TP Biên Hoà, các vùng lân cận đã và đang đối mặt với nguy cơ tăng cao của tình trạng biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường và giảm chất lượng không khí… Đơn vị quản lý rừng là Trung tâm Lâm nghiệp Biên Hoà và cơ quan quản lý địa phương UBND phường Tân Biên, phường Trảng Dài, UBND phường Tân Hoà (TP Biên Hoà), UBND xã Hố Nai 3 (huyện Trảng Bom) có trách nhiệm như thế nào? Câu hỏi xin đợi cơ quan quản lý Nhà nước trả lời.

Vinacafe Biên Hoà lại trả cổ tức khủng 250%

(Vietnamdaily) - CTCP Vinacafe Biên Hoà (VCF) trình phương án phân phối lợi nhuận năm 2021, trong đó dành hơn 664 tỷ đồng trả cổ tức tỷ lệ 250% cho cổ đông. 

Năm 2022, VinaCafe Biên Hoà đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt từ 2.500 tỷ đồng đến 2.900 tỷ đồng và mục tiêu lãi sau thuế cao nhất 600 tỷ đồng, thấp nhất về 500 tỷ đồng.

Yêu cầu Quảng Nam làm rõ vì sao rừng tự nhiên đột ngột giảm 2.850 ha

Ngoài yêu cầu xác định nguyên nhân, Tổng cục Lâm nghiệp còn yêu cầu tỉnh Quảng Nam chấn chỉnh công tác quản lý, bảo vệ rừng; xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để mất rừng.

Ngày 29-4, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết vừa có công văn truyền đạt ý kiến của UBND tỉnh, yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị, địa phương liên quan căn cứ kết quả công bố hiện trạng rừng năm 2021 tại Quyết định số 676/QĐ-UBND ngày 15-3-2022 của UBND tỉnh; tổ chức rà soát, xác định cụ thể vị trí, diện tích, trạng thái rừng tự nhiên bị giảm so với năm 2020.

Yeu cau Quang Nam lam ro vi sao rung tu nhien dot ngot giam 2.850 ha

Tin mới