Đồng Nai: Hai Việt kiều về từ Campuchia được cấp Chứng nhận căn cước

Không có quốc tịch, không có căn cước công dân, nhiều trẻ em chưa có giấy khai sinh... đó là hoàn cảnh của hàng trăm hộ dân là người Việt hồi hương về từ Campuchia.

Khoảng trước năm 2003, nhiều hộ gia đình người Việt sống bằng nghề chài lưới ở khu vực Biển Hồ, Campuchia bắt đầu “hồi hương” về Việt Nam và mưu sinh trên lòng hồ Trị An (Đồng Nai). Họ sống trên khắp khu vực lòng hồ, nhưng tập trung chủ yếu ở xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu và khu vực lòng hồ thuộc huyện Định Quán.

Những hộ dân “4 không”

Những năm tiếp theo, lượng người Việt “hồi hương” theo kiểu trên mỗi ngày một đông. Điều đáng nói là họ ở trên đất Campuchia nhiều năm nhưng không được cấp quốc tịch, vì thế, khi “hồi hương” về Việt Nam cũng không một tờ giấy lận lưng. Toàn bộ sống, sinh hoạt theo kiểu “4 không”: Không Giấy khai sinh; không sổ hộ khẩu; không có quốc tịch; không CMND, CCCD.

Dong Nai: Hai Viet kieu ve tu Campuchia duoc cap Chung nhan can cuoc
Những căn nhà tạm bợ của các hộ Việt kiều "hồi hương" tại ấp 1, xã Mã Đà (ảnh: Thanh Hải) 

Do không có giấy tờ cá nhân, nên việc quản lý cũng như làm hồ sơ nhập học cho trẻ em là con em của những gia đình trên gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, do quen với việc mưu sinh lênh đênh cùng con nước, nên những gia đình này ít quan tâm đến việc cho con đi học bởi nhiều lý do. Ngoài những trường hợp chưa có giấy khai sinh thì không nói, nhưng với những đứa trẻ được sinh ra trên lòng hồ, được cấp giấy khai sinh khi có chứng sinh, có quốc tịch Việt Nam vẫn chịu cảnh mù chữ. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng phần lớn do trường xa, không có người đưa đón vì ba mẹ phải mưu sinh trên hồ, thậm chí nhiều người là cha mẹ nhưng không biết đi xe máy nên không đưa đón được.

Dong Nai: Hai Viet kieu ve tu Campuchia duoc cap Chung nhan can cuoc-Hinh-2
Làng bè, nơi các hộ dân sinh sống ở ấp 4, xã Mã Đà (ảnh: Thanh Hải) 

Trao đổi với Phóng viên Báo Tri thức và Cuộc sống, ông Trần Đức Sơn, Chủ tịch UBND xã Mã Đà cho biết: theo thống kê trên địa bàn xã đến cuối năm 2023, xã Mã Đà có 236 hộ với 1.157 nhân khẩu là người Việt hồi hương từ Biển Hồ (Campuchia). Do không có giấy tờ tùy thân, không có quốc tịch nên việc xác minh nhân thân để làm các thủ tục hành chính cho họ rất khó. Chỉ có những đứa trẻ sinh ra tại Việt Nam, thì được cấp giấy khai sinh theo Luật quốc tịch 2008.

Tạo điều kiện cho phóng viên  tiếp cận với đời sống của các hộ dân trên, Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai và UBND xã Mã Đà đã cử phương tiện, cùng cán bộ đưa phóng viên đến các làng bè mà người Việt hồi hương đang sinh sống tại các ấp 1 và ấp 4 xã Mã Đà để ghi nhận thực tế.

Dong Nai: Hai Viet kieu ve tu Campuchia duoc cap Chung nhan can cuoc-Hinh-3
 Mưu sinh trên hồ Trị An (ảnh: Thanh Hải)
Người dân được tạo điều kiện sinh sống 

Qua trao đổi với phóng viên, những hộ dân trên đều xác nhận mình không có giấy tờ tùy thân, không được cấp quốc tịch khi còn ở bên Campuchia. Phần lớn, những hộ dân trên trước đây làm nghề đánh cá và sinh sống dọc theo các con sông ở miền Tây Việt Nam. Theo sự di chuyển của nguồn lợi hải sản, họ ngược dòng sông Mê Kông đến Biển Hồ đánh bắt hải sản và sinh sống, kết hôn rồi sinh con ở đó.

Do không được chính quyền Campuchia cấp quốc tịch, cũng như nguồn hải sản ngày càng cạn kiệt, đời sống khó khăn nên họ kéo nhau về Việt Nam và tiếp tục mưu sinh trên hồ Trị An.

Dong Nai: Hai Viet kieu ve tu Campuchia duoc cap Chung nhan can cuoc-Hinh-4
Một người đàn ông với con thuyền nhỏ trên hồ Trị An (ảnh: Thanh Hải) 
Nói với phóng viên, một ngư dân với nước da đen do phơi mình trên sóng nước cho biết: dù hiện tại chưa được cấp bất kì giấy tờ gì, nhưng những hộ dân là việt kiều hồi hương về Việt Nam từ Biển Hồ (Campuchia) như anh thấy hạnh phúc và yên tâm, vì được chính quyền và pháp luật Việt Nam bảo vệ. Được chính quyền các cấp của tỉnh Đồng Nai tạo điều kiện cho công việc mưu sinh trên hồ. Ở đây, họ thấy mình được công nhận về nhiều thứ, ngoài các giấy tờ chưa có mà thôi.

Họ chỉ mong ước trong thời gian tới được cấp quốc tịch, cấp CCCD để có thể học và thi giấy phép lái xe, mua xe máy để đưa con đi học. Được sở hữu tài sản cá nhân như mọi công dân khác.

Cùng chia sẻ, chị Nguyễn Thị Đời (SN 2022) hiện đã có gia đình và một đứa con cho biết: Con chị là Lê Văn Mới, sinh năm 2023 và hiện chưa được cấp giấy khai sinh. Chị Đời rất mong chính quyền địa phương cấp Giấy khai sinh cho con mình.

Dong Nai: Hai Viet kieu ve tu Campuchia duoc cap Chung nhan can cuoc-Hinh-5
Chị Nguyễn Thị Đời bồng đứa trẻ chưa có Giấy khai sinh (ảnh: Thanh Hải)

Trả lời vấn đề trên, ông Trần Đức Sơn, Chủ tịch UBND xã Mã Đà cho biết: “Năm 2023 do nhập dữ liệu phần mềm mới nên việc cấp giấy khai sinh cho trẻ em thuộc diện con chị Đời chưa thực hiện được. Còn hiện nay đã được khôi phục và cấp lại, sắp tới UB xã sẽ có thông báo rộng rãi đến từng hộ để biết và ra xã làm giấy khai sinh cho các em”. 

Được biết, hiện chính quyền huyện Vĩnh Cửu đang tiến hành các bước xác minh về thân nhân để cấp mã định danh, tiến tới cấp Giấy chứng nhận căn cước công dân cho những người đủ điều kiện.

Trao đổi với phóng viên, Thượng tá Chu Đức Kiên, Phó trưởng Công an huyện Vĩnh Cửu cho biết: “Do từ trước tới nay họ sống theo con nước này đây, mai đó. Và cũng không có giấy tờ, không biết chữ nên việc xác minh nhân thân hết sức khó khăn. Dù khó khăn vậy, nhưng hiện tại Công an huyện đã cấp được Giấy chứng nhận căn cước cho hai người có đủ điều kiện. Trong thời gian tới, Công an huyện sẽ cố gắng và phối hợp cùng các ngành; cơ quan chức năng các địa phương để xác minh nhân thân, xây dựng được dữ liệu công dân đối với những trường hợp trên để có thể cấp Giấy chứng nhận căn cước cho nhiều người mà dữ liệu cá nhân đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật.”

Dong Nai: Hai Viet kieu ve tu Campuchia duoc cap Chung nhan can cuoc-Hinh-6
Hai công dân đầu tiên trong số hàng ngàn người Việt "hồi hương" từ Campuchia được cấp GCN căn cước (ảnh: CAH)

Dù hiện tại chưa được cấp các giấy tờ để hoàn thiện các thủ tục hành chính, nhưng nhìn chung cuộc sống của những hộ dân thuộc diện trên cũng tạm ổn. Theo Thượng tá Nguyễn Văn Loan, Phó trưởng công an huyện Vĩnh Cửu thì những hộ gia đình trên đang mưu sinh trên hồ Trị An chấp hành tốt các quy định của pháp luật. Tuân thủ theo quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản mà Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai đã quy định.

Những món đồ gốm 3 thiên niên kỷ của người Đồng Nai cổ

Đồ gốm chiếm số lượng lớn trong các di chỉ khảo cổ học thuộc văn hóa Đồng Nai, khẳng định sự phổ biến và tầm quan trọng của vật liệu này với cư dân Đồng Nai cổ.

Nhung mon do gom 3 thien nien ky cua nguoi Dong Nai co
Núm trang trí trên nắp đồ đựng của văn hóa Đồng Nai, niên đại 2000-2.500 năm trước. Văn hóa Đồng Nai là một nền văn hóa cổ đại hưng thịnh khoảng 3 thiên niên kỷ trước ở vùng Đông Nam Bộ, ven các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ.

Cận cảnh Dự án sân bay Long Thành sau khi bị Thủ tướng nhắc nhở

Dự án sân bay Long Thành, huyện Long Thành (Đồng Nai), gần đây có tín hiệu tích cực sau khi bị nhắc nhở về việc chậm tiến độ.

Can canh Du an san bay Long Thanh sau khi bi Thu tuong nhac nho

Đầu tháng 2, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đại diện bộ, ngành Trung ương có chuyến thị sát và làm việc với các đơn vị thực hiện dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Thủ tướng phê bình việc chậm tiến độ của dự án, đồng thời chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cùng đơn vị liên quan phối hợp thực hiện hiệu quả hơn, đẩy nhanh thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, bàn giao sớm 100% mặt bằng.

Can canh Du an san bay Long Thanh sau khi bi Thu tuong nhac nho-Hinh-2
 Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 bắt đầu triển khai từ tháng 12/2020, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Tuy nhiên đến nay, nhiều hạng mục được thi công khá chậm, công tác giải phóng mặt bằng chưa được thực hiện hoàn tất. Đây là dự án trọng điểm quốc gia, kinh phí thực hiện giai đoạn này khoảng 5 tỷ USD.
Can canh Du an san bay Long Thanh sau khi bi Thu tuong nhac nho-Hinh-3
 Dự án Sân bay Long Thành rộng 5.000 ha, nằm trên đường tỉnh 770 thuộc xã Suối Trầu, huyện Long Thành; cách cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây chỉ vài trăm mét; cách TP.HCM khoảng 40 km về hướng đông. Suối Trầu cũng là xã duy nhất trong 6 xã ở huyện Long Thành bị giải tỏa trắng, không còn tên trên bản đồ hành chính để thực hiện dự án.
Can canh Du an san bay Long Thanh sau khi bi Thu tuong nhac nho-Hinh-4
 Theo ghi nhận của Zing, sau khi được Thủ tướng nhắc nhở, đơn vị thực hiện dự án khẩn trương bắt tay vào thực hiện các hạng mục. Dễ nhận thấy nhất là phần bề mặt của sân bay sau nhiều tháng không có động tĩnh được thi công trở lại.
Can canh Du an san bay Long Thanh sau khi bi Thu tuong nhac nho-Hinh-5
Một lượng lớn xe tải, xe cẩu được tập kết đến công trường trong nhiều ngày qua. Các phương tiện cơ giới này được phân nhóm và thực hiện việc gia cố nền đất của dự án.
Can canh Du an san bay Long Thanh sau khi bi Thu tuong nhac nho-Hinh-6
Hàng chục công nhân được các đơn vị huy động đến công trường. Không khí hoạt động khá sôi nổi so với thời điểm trước.
Can canh Du an san bay Long Thanh sau khi bi Thu tuong nhac nho-Hinh-7
"Chúng tôi được yêu cầu khẩn trương bắt tay vào công việc của mình trên tinh thần chủ động hơn. Nhiều phân khu của dự án đã có mặt bằng sạch và chúng tôi lần lượt thực hiện các phần việc theo kế hoạch. Trước mắt là xây lắp phần nền và một số hạng mục phụ", một nhân viên kỹ thuật nói.
Can canh Du an san bay Long Thanh sau khi bi Thu tuong nhac nho-Hinh-8
 Một cán bộ điều phối nhóm xây dựng nền của dự án cho biết công nhân sẽ duy trì ca làm việc đều đặn 8 giờ/ngày. Bên cạnh đó, một số hạng mục cần thực hiện sớm, Ban quản lý có thể điều chỉnh tăng giờ làm và bổ sung thêm cán bộ kỹ thuật, công nhân để duy trì công việc, từng bước đẩy nhanh tiến độ.
Can canh Du an san bay Long Thanh sau khi bi Thu tuong nhac nho-Hinh-9
30 km rào bao quanh sân bay được thực hiện từ tháng 1/2021, đến nay đã cơ bản hoàn thiện. 
Can canh Du an san bay Long Thanh sau khi bi Thu tuong nhac nho-Hinh-10
Tuy nhiên, phía trong hàng rào vẫn có khá nhiều khu đất chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng, vẫn còn nhà, đất của người dân. Ảnh chụp khu vực ấp Suối Trầu 2, ven lộ liên xã Suối Trầu, huyện Long Thành. Nơi này vẫn còn hàng chục hộ dân sinh sống trên đất dự án. 
Can canh Du an san bay Long Thanh sau khi bi Thu tuong nhac nho-Hinh-11
"Tôi mong chờ chính quyền thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư sớm hơn. Tôi và các con đã sẵn sàng chấp hành quy định của Nhà nước để nhường đất cho sân bay. Tôi nghe nói vẫn còn vướng thủ tục, một số hộ yêu cầu tăng tiền bồi thường, một số thửa đất cần được xác minh thêm nguồn gốc... nên việc giải phóng mặt bằng còn chậm", ông Nguyễn Thế Sự, ngụ ấp Suối Trầu 2, nói. 
Can canh Du an san bay Long Thanh sau khi bi Thu tuong nhac nho-Hinh-12
Ông Tạo, 57 tuổi, ngụ ấp Suối Trầu 2, cho biết hiện tại ông ở tạm tại căn nhà của người bà con để tiếp tục với công việc làm vườn thuê hàng ngày. "Căn nhà này đã nhận tiền đền bù, tuy nhiên, chúng tôi vẫn cố nán ở lại. Khi chính quyền yêu cầu thêm tôi sẽ đi nơi khác sinh sống. Công việc sắp tới chắc sẽ bị ảnh hưởng nhiều", ông nói. 
Can canh Du an san bay Long Thanh sau khi bi Thu tuong nhac nho-Hinh-13
Xã Suối Trầu bị giải tỏa trắng để nhường đất cho dự án. Toàn xã có 1.385 ha nằm trong quy hoạch dự án sân bay, còn lại hơn 126 ha nằm ngoài quy hoạch. Khoảng 2.300 hộ với 6.700 nhân khẩu trên toàn bộ diện tích của xã nhập khẩu về xã Bình Sơn và Bàu Cạn. Đồng Nai đã xây dựng khu tái định cư (rộng 282 ha, bố trí hơn 5.000 lô đất) để đưa dân vào ổn định cuộc sống sau khi thực hiện di dời cư dân xã Suối Trầu. 

 >>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Đẩy nhanh tiến độ dự án sân bay Long Thành. (Nguồn: Truyền Hình Nhân Dân)

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.