"Dòng đời xô đẩy" khiến tiêm kích F-22 Raptor thành cường kích mặt đất

"Dòng đời xô đẩy" khiến tiêm kích F-22 Raptor thành cường kích mặt đất

Máy bay chiến đấu tàng hình mạnh nhất của Không quân Mỹ hiện nay là F-22, được thiết kế chuyên nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không; nhưng trước sức ép của dư luận Mỹ, F-22 buộc trở thành máy bay tiến công mặt đất một cách “bất đắc dĩ”.

F-22 Raptor được bắt đầu phát triển từ cuối những năm 1970, như một  máy bay chiến đấu, giành ưu thế trên không chuyên dụng, cho Không quân Mỹ; nhằm đáp trả lại Liên Xô với máy bay đánh chặn hạng nặng MiG-31 Foxhound và Su-27 Flanker, khi đó bắt đầu thực hiện các chuyến bay đầu tiên, lần lượt vào năm 1975 và 1977.
F-22 Raptor được bắt đầu phát triển từ cuối những năm 1970, như một máy bay chiến đấu, giành ưu thế trên không chuyên dụng, cho Không quân Mỹ; nhằm đáp trả lại Liên Xô với máy bay đánh chặn hạng nặng MiG-31 Foxhound và Su-27 Flanker, khi đó bắt đầu thực hiện các chuyến bay đầu tiên, lần lượt vào năm 1975 và 1977.
Raptor được đưa vào hoạt động sau nhiều lần chậm tiến độ và một số lần cắt giảm chi phí thiết kế; lý do chính là Liên Xô sụp đổ, Mỹ bất ngờ không còn đối thủ. Do vậy, đến tận tháng 12/2005, máy bay chiến đấu F-22 mới đi vào hoạt động và là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đầu tiên trên thế giới.
Raptor được đưa vào hoạt động sau nhiều lần chậm tiến độ và một số lần cắt giảm chi phí thiết kế; lý do chính là Liên Xô sụp đổ, Mỹ bất ngờ không còn đối thủ. Do vậy, đến tận tháng 12/2005, máy bay chiến đấu F-22 mới đi vào hoạt động và là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đầu tiên trên thế giới.
Do giá cả và chi phí sử dụng gấp đôi so với dự kiến ban đầu, nên chiến đấu cơ F-22 phải chấm sản xuất từ rất sớm, đơn đặt hàng cuối cùng vào năm 2009 và dây chuyền đóng cửa năm 2012; nếu so sánh với F-15, dây chuyền vẫn tiếp tục sản xuất liên tục 45 năm sau, khi chiếc F-15A đầu tiên ra đời.
Do giá cả và chi phí sử dụng gấp đôi so với dự kiến ban đầu, nên chiến đấu cơ F-22 phải chấm sản xuất từ rất sớm, đơn đặt hàng cuối cùng vào năm 2009 và dây chuyền đóng cửa năm 2012; nếu so sánh với F-15, dây chuyền vẫn tiếp tục sản xuất liên tục 45 năm sau, khi chiếc F-15A đầu tiên ra đời.
Không quân Mỹ chỉ mua 187, trong kế hoạch sản xuất hơn 700 chiếc F-22; vì vậy không tạo thành lực lượng đáng kể. trong Không quân Mỹ. Tuy nhiên F-22 vẫn là chiến đấu cơ tàng hình hạng nặng duy nhất hơn 10 năm, cho tới khi chiếc J-20 của Trung Quốc và Su-57 của Nga đưa vào sử dụng.
Không quân Mỹ chỉ mua 187, trong kế hoạch sản xuất hơn 700 chiếc F-22; vì vậy không tạo thành lực lượng đáng kể. trong Không quân Mỹ. Tuy nhiên F-22 vẫn là chiến đấu cơ tàng hình hạng nặng duy nhất hơn 10 năm, cho tới khi chiếc J-20 của Trung Quốc và Su-57 của Nga đưa vào sử dụng.
Trong mười lăm năm đầu tiên phục vụ của F-22, loại chiến đấu cơ này thiếu đối thủ ngang hàng, trong thời kỳ hậu chiến tranh Lạnh; F-22 không có cơ hội giao chiến với những chiến đấu cơ hạng nặng như Su-27 của Nga hay J-11B của Trung Quốc để chứng tỏ khả năng của mình.
Trong mười lăm năm đầu tiên phục vụ của F-22, loại chiến đấu cơ này thiếu đối thủ ngang hàng, trong thời kỳ hậu chiến tranh Lạnh; F-22 không có cơ hội giao chiến với những chiến đấu cơ hạng nặng như Su-27 của Nga hay J-11B của Trung Quốc để chứng tỏ khả năng của mình.
Trong khi F-15, tiền thân thế hệ thứ tư của F-22, chứng kiến khả năng không chiến hiệu quả trong tay Israel và sau đó là Mỹ cùng Saudi Arabia, trong Chiến dịch Bão táp sa mạc chống lại Không quân Iraq; nhưng F-22 chưa bao giờ có cơ hội chứng tỏ mình là một khoản đầu tư xứng đáng.
Trong khi F-15, tiền thân thế hệ thứ tư của F-22, chứng kiến khả năng không chiến hiệu quả trong tay Israel và sau đó là Mỹ cùng Saudi Arabia, trong Chiến dịch Bão táp sa mạc chống lại Không quân Iraq; nhưng F-22 chưa bao giờ có cơ hội chứng tỏ mình là một khoản đầu tư xứng đáng.
Với thiết kế là máy bay chiến đấu rất chuyên dụng cho không chiến, nhưng F-22 không có bất kỳ tình huống chiến đấu nào, để thử khả năng chiến đấu; F-22 chỉ như một vũ khí “răn đe”, để duy trì sự cân bằng quyền lực ở châu Âu và Thái Bình Dương, trước các đối thủ tiềm tàng như Nga, Trung Quốc, Iran hay Triều Tiên.
Với thiết kế là máy bay chiến đấu rất chuyên dụng cho không chiến, nhưng F-22 không có bất kỳ tình huống chiến đấu nào, để thử khả năng chiến đấu; F-22 chỉ như một vũ khí “răn đe”, để duy trì sự cân bằng quyền lực ở châu Âu và Thái Bình Dương, trước các đối thủ tiềm tàng như Nga, Trung Quốc, Iran hay Triều Tiên.
F-22 bước vào vết xe đổ giống như F-14 Tomcat trước đó, sự thay đổi bản chất chiến tranh mà Mỹ phải đối mặt; buộc Mỹ phải sửa đổi F-22, để có thể hoạt động trong vai trò tiến công mặt đất, đi ngược lại thiết kế ban đầu của loại chiến đấu cơ đắt đỏ này.
F-22 bước vào vết xe đổ giống như F-14 Tomcat trước đó, sự thay đổi bản chất chiến tranh mà Mỹ phải đối mặt; buộc Mỹ phải sửa đổi F-22, để có thể hoạt động trong vai trò tiến công mặt đất, đi ngược lại thiết kế ban đầu của loại chiến đấu cơ đắt đỏ này.
Mặc dù tốn kém hơn trong hoạt động, phức tạp trong bảo dưỡng và không được thiết kế chuyên dụng, để tấn công các mục tiêu mặt đất, so với tất cả các loại máy bay chiến đấu khác của Mỹ, nhưng F-22 vẫn phải “đảm nhiệm” một số nhiệm vụ chiến đấu; nếu không, sẽ phải đối mặt với sự chỉ trích là loại máy bay “vô dụng”.
Mặc dù tốn kém hơn trong hoạt động, phức tạp trong bảo dưỡng và không được thiết kế chuyên dụng, để tấn công các mục tiêu mặt đất, so với tất cả các loại máy bay chiến đấu khác của Mỹ, nhưng F-22 vẫn phải “đảm nhiệm” một số nhiệm vụ chiến đấu; nếu không, sẽ phải đối mặt với sự chỉ trích là loại máy bay “vô dụng”.
Nhưng do thiết kế tàng hình, khiến F-22 không thể trở thành một máy bay chiến đấu tấn công hiệu quả, phần lớn là do các khoang chứa vũ khí bên trong của nó quá nông, để có thể triển khai tên lửa hành trình hoặc bom đường kính lớn; những thứ vũ khí cần cho tiến công mặt đất.
Nhưng do thiết kế tàng hình, khiến F-22 không thể trở thành một máy bay chiến đấu tấn công hiệu quả, phần lớn là do các khoang chứa vũ khí bên trong của nó quá nông, để có thể triển khai tên lửa hành trình hoặc bom đường kính lớn; những thứ vũ khí cần cho tiến công mặt đất.
Do là thiết kế thiên về chiếm ưu thế trên không, khả năng sử dụng của F-22 chuyên về các loại tên lửa không đối không tầm xa và tầm gần như AIM-120C hay AIM-9X. Điều này trái ngược với F-35 và Su-57, với thiết kế các khoang chứa vũ khí sâu hơn, cho phép chứa vũ khí tiến công mặt đất, với kích thước lớn hơn.
Do là thiết kế thiên về chiếm ưu thế trên không, khả năng sử dụng của F-22 chuyên về các loại tên lửa không đối không tầm xa và tầm gần như AIM-120C hay AIM-9X. Điều này trái ngược với F-35 và Su-57, với thiết kế các khoang chứa vũ khí sâu hơn, cho phép chứa vũ khí tiến công mặt đất, với kích thước lớn hơn.
Để đỡ mang tiếng là “vô hại”, F-22 đã được điều chỉnh để mang bom dẫn đường có đường kính nhỏ, có thể chứa được trong khoang vũ khí; mặc dù chỉ có thể mang với số lượng ít và do bom đường kính nhỏ, nên bom không thể xuyên thủng được các mục tiêu kiên cố.
Để đỡ mang tiếng là “vô hại”, F-22 đã được điều chỉnh để mang bom dẫn đường có đường kính nhỏ, có thể chứa được trong khoang vũ khí; mặc dù chỉ có thể mang với số lượng ít và do bom đường kính nhỏ, nên bom không thể xuyên thủng được các mục tiêu kiên cố.
Với những bom liệng đường kính nhỏ, đây là vũ khí không có động cơ, do vậy F-22 phải bay qua mục tiêu (hoặc sát gần khu vực mục tiêu) để thả bom, do vậy F-22 sẽ chỉ có thể sử dụng tiến công mặt đất, trong cuộc chiến tranh cục bộ, khi phòng không của đối phương không có, hoặc quá yếu.
Với những bom liệng đường kính nhỏ, đây là vũ khí không có động cơ, do vậy F-22 phải bay qua mục tiêu (hoặc sát gần khu vực mục tiêu) để thả bom, do vậy F-22 sẽ chỉ có thể sử dụng tiến công mặt đất, trong cuộc chiến tranh cục bộ, khi phòng không của đối phương không có, hoặc quá yếu.
F-22 tham gia chiến đấu lần đầu, là trong cuộc không kích chống lại nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng ở Iraq, vào năm 2015. Không quân Mỹ bắt buộc xuất kích F-22, là nhằm giảm áp lực về loại chiến đấu cơ hiện đại, nhưng cả thập kỷ không có bất kỳ hoạt động chiến đấu nào.
F-22 tham gia chiến đấu lần đầu, là trong cuộc không kích chống lại nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng ở Iraq, vào năm 2015. Không quân Mỹ bắt buộc xuất kích F-22, là nhằm giảm áp lực về loại chiến đấu cơ hiện đại, nhưng cả thập kỷ không có bất kỳ hoạt động chiến đấu nào.
F-22 sau đó đã được triển khai tới Afghanistan để chống lại quân nổi dậy Taliban, F-22 xuất phát từ căn cứ không quân Al Dhafra ở UAE, tiến công chính xác vào các kho chứa ma túy của Taliban, bằng bom đường kính nhỏ, dẫn đường bằng laser, có trọng lượng 115 kg.
F-22 sau đó đã được triển khai tới Afghanistan để chống lại quân nổi dậy Taliban, F-22 xuất phát từ căn cứ không quân Al Dhafra ở UAE, tiến công chính xác vào các kho chứa ma túy của Taliban, bằng bom đường kính nhỏ, dẫn đường bằng laser, có trọng lượng 115 kg.
F-22 thực sự không phải là loại máy bay lý tưởng cho vai trò tấn công mặt đất, nhất là khi so sánh với F-35, Su-57 hoặc với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư cũ hơn của Mỹ như F-15E.
F-22 thực sự không phải là loại máy bay lý tưởng cho vai trò tấn công mặt đất, nhất là khi so sánh với F-35, Su-57 hoặc với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư cũ hơn của Mỹ như F-15E.
Câu hỏi đặt ra là, vậy Không quân Mỹ có quá lãng phí, khi dùng một loại máy bay chiến đấu đắt tiền, chỉ để tiến công những lực lượng mặt đất; hoàn toàn không có khả năng phòng không? Mà nhiệm vụ này, chỉ cần những chiến đấu cơ như F-16 hoặc thậm chí là A-10 có thể hoàn thành tốt hơn?
Câu hỏi đặt ra là, vậy Không quân Mỹ có quá lãng phí, khi dùng một loại máy bay chiến đấu đắt tiền, chỉ để tiến công những lực lượng mặt đất; hoàn toàn không có khả năng phòng không? Mà nhiệm vụ này, chỉ cần những chiến đấu cơ như F-16 hoặc thậm chí là A-10 có thể hoàn thành tốt hơn?
Việc cố gắng biến một loại máy bay, được chế tạo chuyên nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, trở thành máy bay tiến công mặt đất, là việc làm thực sự “bất đắc dĩ” của Không quân Mỹ, trước sức ép của dư luận; để khỏi mang tiếng F-22 là loại chiến đấu cơ “vô dụng” mà thôi. Nguồn ảnh: Pinterest.
Việc cố gắng biến một loại máy bay, được chế tạo chuyên nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, trở thành máy bay tiến công mặt đất, là việc làm thực sự “bất đắc dĩ” của Không quân Mỹ, trước sức ép của dư luận; để khỏi mang tiếng F-22 là loại chiến đấu cơ “vô dụng” mà thôi. Nguồn ảnh: Pinterest.
Màn trình diễn Voi Đi Bộ của những tiêm kích F-22 Raptor - loại tiêm kích thế hệ 5 lâu đời nhất và mạnh bậc nhất thế giới. Nguồn: USAF.

GALLERY MỚI NHẤT