“Sự khiêu khích này để tăng thái độ thù địch của phương Tây với Nga và thậm chí để khuyến khích các lệnh trừng phạt nặng nề hơn. Tôi chắc chắn rằng suy nghĩ của kẻ ám sát ông Nemtsov là hệ quả trực tiếp của thỏa thuận ngừng bắn Minsk và thành công của nó”, nhà phân tích chính trị Jon Hellevig cho biết.
Chân dung ông Boris Nemtsov, chính trị gia đảng đối lập Nga bị ám sát đêm thứ 6 (27/2). |
Ông Hellevig bổ sung rằng sự kiện này là cần thiết để “thổi bùng ngọn lửa” và đây có thể là một bước đi nhầm lẫn của một vài lực lượng đặc biệt của phương Tây. “Tất nhiên tôi không thể biết chắc được điều gì nhưng kẻ thực hiện vụ ám sát rõ ràng mang đầy đủ các phẩm chất của một kẻ giết người có tổ chức khi thực hiện vị trí ám sát trên cây cầu với phông nền là điện Kremlin, Quảng trường Đỏ và Nhà thờ St. Basil – các biểu tượng của nước Nga”.
Chuyên gia cũng chia sẻ ông hy vọng rằng những phản ứng của quốc tế với sự kiện này sẽ vượt xa "2 chiến dịch tuyên truyền tương tự của phương Tây trước đó", mà theo đó ông ám chỉ vụ ám sát nhà báo Nga Anna Politkovskaya và cái chết của cựu sĩ quan An ninh Liên bang Nga (FBS) Alexander Litvinenko.
"Người ta không thể không nghĩ rằng Nemtsov đã bị loại ra bởi những kẻ muốn gây bất ổn ở Nga và lật đổ tổng thống Putin. Ông Nemtsov thuộc đảng đối lập không được công chúng Nga biết đến rộng rãi, cũng không phải là một mối đe dọa cho ông Putin", nhà phân tích kết luận .
Ông Mitch Feierstein, quản lý quỹ đầu cơ và giám đốc điều hành của Quỹ Môi trường Glacier (Glacier Environmental Fund Limited), đồng ý rằng vụ ám sát chính khách Nemtsov của có thể là cái cớ để buộc tội Tổng thống Nga có liên quan đến sự kiện này. "Vụ giết người máu lạnh này mở cửa cho những nhà lý luận và phương tiện truyền thông có mưu đồ xấu cái cớ để kết tội ông Putin mà không có bất kỳ sự thật, bằng chứng hay đánh giá gì cả", ông Feierstein phát biểu.
Ông Feierstein nói thêm rằng không chắc là thế giới sẽ chờ đợi kết quả của một cuộc điều tra độc lập và kỹ lưỡng trước khi đưa ra kết luận mà thay vào đó, các chuyên gia cho rằng căng thẳng trong nước và quốc tế có khả năng sẽ gia tăng.
Boris Nemtsov, một chính trị gia đảng đối lập, người từng là Phó thủ tướng Nga và Bộ trưởng Năng lượng trong thời kỳ tại vị của cựu Tổng thống Boris Yeltsin những năm 1990 đã bị ám sát vào đêm thứ 6 (27/2).
Sau khi sự kiện diễn ra, một số lãnh đạo phương Tây, trong đó có Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã gửi lời chia buồn tới nước Nga và kêu gọi điều tra vụ án nhanh chóng và khách quan.
Vào thứ 7 (28/2), các nhà điều tra Nga cho biết vụ ám sát có thể có liên quan tới các sự kiện hiện nay ở Ukraine, công tác và lập trường của ông Nemtsov về cuộc tấn công tòa soạn báo Charlie Hebdo ở Paris.