Donbass có thể làm thay đổi cán cân quyền lực ở Ukraine

(Kiến Thức) - Chính phủ ở Kiev hiện đang lâm vào thế “tiến thoái lưỡng nan” vì tái hội nhập khu vực Donbass có thể làm thay đổi cán cân quyền lực ở Ukraine.

Donbass có thể làm thay đổi cán cân quyền lực ở Ukraine
Đó là nhận định của nhà sử học Mỹ Eric Zuesse khi phân tích tình hình Ukraine.
Donbass co the lam thay doi can can quyen luc o Ukraine
Nhà sử học Mỹ Eric Zuesse: Chính phủ Ukraine đang lâm vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” với việc tái hội nhập khu vực Donbass.
Học giả Eric Zuesse dẫn lời ông Anton Gerashenko - cố vấn của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine Arsen Avakov – nói rằng tái hội nhập khu vực Donbass ly khai có thể mang lại hậu quả chính trị tai hại cho chính phủ Ukraine.
Trả lời phỏng vấn của kênh truyền thông Apostrophe (Ukraine), cố vấn Gerashenko nói:  "(Tổng thống Nga) Putin sẽ làm tất cả Donbass trở về với Ukraine ... nhằm cho phép người dân ủng hộ Nga trong khu vực Donetsk và Luhansk bỏ phiếu và thay đổi cán cân lực lượng  ở nước ta (Ukraine)".
Theo nhà sử học  Zuesse, chính phủ Ukraine đang đối mặt với một tình thế khó xử: trong khi thừa nhận sự cần thiết của việc tái hội nhập khu vực Donbass, chính phủ ở Kiev nhận ra rằng các cử tri của các nước cộng hòa ly khai có thể thay đổi đáng kể cán cân quyền lực trên chính trường Ukraine, khi dồn phiếu cho các chính trị gia thân Nga.
Trên thực tế, theo học giả Zuesse, các cử tri ở Donbass  đã ngăn chặn "các lực lượng cực hữu, các lực lượng thân phương Tây và chống Nga cũng như bà  Tymoshenko trong cuộc bầu cử Tổng thống Ukraine trong năm 2010”. Ông Zuesse nói tiếp: "Cư dân Donbass đa phần là những người bỏ phiếu bầu ông Yanukovych vào chức tổng thống. Đó cũng là lý do giải thích vì sao bà Yulia Tymoshenko...không đắc cử tổng thống trong năm 2010".
Donbass co the lam thay doi can can quyen luc o Ukraine-Hinh-2
Với những gì đã nếm trải trong cuộc nội chiến, cử tri miền đông Ukraine chắc chắn sẽ không bỏ phiếu cho các chính khách từng mang lại tai họa. 
Cuộc trả lời phỏng vấn của cố vấn Bộ Nội vụ Anton Gerashenko đã bộc lộ nghịch lý là ban lãnh đạo ở Kiev vừa muốn giành lại khu vực Donbass ly khai, vừa không muốn cư dân ở đây có quyền bầu cử.
Trong khi đó, Điện Kremlin cùng với Thủ tướng Đức Merkel và Tổng thống Pháp Hollande đang thúc giục Kiev để thực hiện đầy đủ các điều khoản  của Thỏa thuận Minsk II nhằm vãn hồi hòa bình ở miền đông Ukraine và tái thống nhất đất nước, trong khi cấp cho Donetsk và Luhansk quyền tự chủ của địa phương.
Nhà sử học Eric Zuesse nhấn mạnh rằng trái ngược với các chiến dịch tuyên truyền chống Nga, Moscow muốn người dân Donbass ở lại với Ukraine và để có thể thực hiện quyền dân chủ của mình bằng cách bỏ phiếu trong cuộc bầu cử  tổng thống và quốc hội nước này.
Tuy nhiên, chính phủ Ukraine “không sẵn sàng thực hiện các điều khoản của Thỏa thuận Minsk II”.  Nhà sử học Zuesse khẳng định: "Ý kiến gần đây của cố vấn Gerashchenko...phản ánh của thái độ khước từ của chính phủ Ukraine trong việc tuân thủ Thỏa thuận Minsk II, mặc dù chính quyền Kiev đã ký kết thỏa thuận này”.
Theo nhà sử học Eric Zuesse, không có gì đáng ngạc nhiên, khi phe “diều hâu” ở  Mỹ  nỗ lực tái phát động cuộc chiến tranh ở miền đông Ukraine, vì cả những nhân vật tân bảo thủ Mỹ lẫn chính phủ Ukraine đều không muốn cư dân Donbass trở thành "một phần đầy đủ của Ukraine" một lần nữa.

Thiệt đủ đường, liệu EU sẽ bỏ rơi Ukraine?

Là bên hậu thuẫn và châm ngòi cuộc đối đầu Nga-Mỹ nhưng không nhận được lợi ích nào, EU liệu rằng có bỏ rơi Ukraine?

Thiệt đủ đường, liệu EU sẽ bỏ rơi Ukraine?
Trong hoàn cảnh hiện nay, Liên minh châu Âu (EU) nhận ra họ đang bị "thiệt đơn thiệt kép" sau khi đổ một khoản tiền lớn vào Ukraine mà không mong ngày nhận lại, trong khi mối quan hệ với Nga thì ngày càng căng thẳng, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích kinh tế của cả Moscow và châu Âu.

Ai được lợi khi châm ngòi chiến tranh ở Ukraine?

(Kiến Thức) - Tổng thống Poroshenko tuyên bố rằng Nga sắp xâm lược Ukraine, nhưng “tia lửa đốt cháy cánh đồng” lại được tìm thấy ở vấn đề trong nước.

Ai được lợi khi châm ngòi chiến tranh ở Ukraine?
Tổng thống Petro Poroshenko nói trước quốc hội rằng Ukraine đang phải đối mặt với "mối đe dọa to lớn" sắp xảy ra và đó là cuộc xâm lược tổng lực của Nga.
Ai duoc loi khi cham ngoi chien tranh o Ukraine?
Tổng thống Petro Poroshenko: Ukraine đang phải đối mặt với "mối đe dọa to lớn" sắp xảy ra. 
Trên thực tế, không hẳn là như vậy. Trong khi nguy cơ chiến tranh tái bùng phát là rất thực tế do bạo lực leo thang ở miền đông Ukraine, nhưng kẻ chủ mưu châm ngòi chiến tranh ở Ukraine nhiều khả năng ngồi ở Kiev hoặc ở miền đông Ukraine, chứ không phải ở Moscow hay ở các thủ đô phương Tây.

Cựu Tổng thống Gruzia bán cảng Ukraine

(Kiến Thức) - Vừa được Kiev bổ nhiệm làm Thống đốc Odessa, cựu Tổng thống Gruzia Mikhail Saakashvili  đã đẩy mạnh việc bán cảng Ukraine cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Cựu Tổng thống Gruzia bán cảng Ukraine
Nói đúng ra, ông Saakashvili không phải là tác giả ý tưởng bán cảng Ukraine chiến lược vốn xa lạ với ông ta. Bởi ngay từ  đầu năm nay, đồng chủ sở hữu 50% cổ phần của cảng Ilichevsk  - một trong các cảng ở khu vực Odessa - đã là công ty đầu tư Mỹ Siguler Guff & Company.
Cuu Tong thong Gruzia ban cang Ukraine
Cảng Odessa có ý nghĩa chiến lược về kinh tế-quân sự. 
Ở  Ukraine hiện có 13 cảng biển đang hoạt động. Tất cả đều có tầm quan trọng chiến lược vì hải cảng chính là cánh cửa mở ra thế giới bên ngoài, là điểm xúc tiến vận tải và xuất khẩu hàng hóa. Ngoài ra, nhiều cảng lớn là những chủ thể quân sự chiến lược, nơi bố trí lực lượng hải quân quốc gia.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.