Dọn bãi đất hoang trong khu đền cổ, vô tình đụng trúng “kho báu” khủng

Dọn bãi đất hoang trong khu đền cổ, vô tình đụng trúng “kho báu” khủng

Trong quá trình dọn dẹp một bãi đất hoang tại khu vực đền Jambukeswarar ở bang Tamil Nadu, Ấn Độ, một nhóm công nhân đã phát hiện "kho báu" khủng bị chôn sâu khoảng 2,4m dưới mặt đất.

" Kho báu" khủng này là một chiếc hũ kim loại, các công nhân sau đó đã báo cáo lại cho những người quản lý đền thờ, cảnh sát và chính quyền địa phương. Khi mở hộp, họ đã tìm thấy tổng cộng 504 đồng tiền vàng nặng 1.716 gram, bao gồm đồng xu nhỏ và một đồng xu lớn, được khắc chữ Arab.
" Kho báu" khủng này là một chiếc hũ kim loại, các công nhân sau đó đã báo cáo lại cho những người quản lý đền thờ, cảnh sát và chính quyền địa phương. Khi mở hộp, họ đã tìm thấy tổng cộng 504 đồng tiền vàng nặng 1.716 gram, bao gồm đồng xu nhỏ và một đồng xu lớn, được khắc chữ Arab.
Những cuộc nghiên cứu ban đầu cho thấy, các đồng tiền này có nguồn gốc từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13 (từ năm 1000-1200). Các nhà khoa học tin rằng đền Jambukeswarar, được xây dựng cách đây khoảng 1800 năm thuộc vương triều Chola, có mối quan hệ giao thương mở rộng với các thương gia đến từ Đông Nam Á và khu vực Ấn Độ Dương.
Những cuộc nghiên cứu ban đầu cho thấy, các đồng tiền này có nguồn gốc từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13 (từ năm 1000-1200). Các nhà khoa học tin rằng đền Jambukeswarar, được xây dựng cách đây khoảng 1800 năm thuộc vương triều Chola, có mối quan hệ giao thương mở rộng với các thương gia đến từ Đông Nam Á và khu vực Ấn Độ Dương.
Theo các chuyên gia, có khả năng những đồng tiền vàng này đã được thương gia Arab mang theo khi họ đến thăm đền. Sau đó, những người hoàng tộc hoặc thương gia giàu có đã tặng lại hũ vàng này cho đền Jambukeswarar như một hình thức ủng hộ và bảo vệ đền khỏi những kẻ cướp phá.
Theo các chuyên gia, có khả năng những đồng tiền vàng này đã được thương gia Arab mang theo khi họ đến thăm đền. Sau đó, những người hoàng tộc hoặc thương gia giàu có đã tặng lại hũ vàng này cho đền Jambukeswarar như một hình thức ủng hộ và bảo vệ đền khỏi những kẻ cướp phá.
Từ lịch sử của đền, cũng có dấu vết về những cuộc xâm nhập và tấn công. Vào thế kỷ 14, tướng Ulugh Khan đã tấn công ngôi đền này. Do đó, có thể người xưa đã chôn hũ tiền vàng để bảo vệ nó khỏi những kẻ xâm phạm, và sau đó đã quên nơi chôn hoặc đã thiệt mạng trong quá trình đó.
Từ lịch sử của đền, cũng có dấu vết về những cuộc xâm nhập và tấn công. Vào thế kỷ 14, tướng Ulugh Khan đã tấn công ngôi đền này. Do đó, có thể người xưa đã chôn hũ tiền vàng để bảo vệ nó khỏi những kẻ xâm phạm, và sau đó đã quên nơi chôn hoặc đã thiệt mạng trong quá trình đó.
Cách đó không lâu, một "kho báu" chứa đầy đồ tạo tác được làm từ vàng, bạc, đá quý cũng được phát hiện tại làng Pembarthi, Ấn Độ. "Kho báu" này bất ngờ được phát hiện ở độ sâu 0,6m trong lúc các công nhân đang đào móng xây nhà.
Cách đó không lâu, một "kho báu" chứa đầy đồ tạo tác được làm từ vàng, bạc, đá quý cũng được phát hiện tại làng Pembarthi, Ấn Độ. "Kho báu" này bất ngờ được phát hiện ở độ sâu 0,6m trong lúc các công nhân đang đào móng xây nhà.
Hũ "kho báu" chứa nhiều món đồ bằng vàng, bạc và ruby, bao gồm 22 hoa tai và các đồ vật bằng vàng khác, 26 thỏi bạc, 5 dây chuyền và các đồ dùng bằng bạc khác. Tổng trọng lượng vàng của kho báu khủng này là 189.820g và bạc là 1.727g.
Hũ "kho báu" chứa nhiều món đồ bằng vàng, bạc và ruby, bao gồm 22 hoa tai và các đồ vật bằng vàng khác, 26 thỏi bạc, 5 dây chuyền và các đồ dùng bằng bạc khác. Tổng trọng lượng vàng của kho báu khủng này là 189.820g và bạc là 1.727g.
Sau khi ông Narasimha, doanh nhân bất động sản thông báo vụ việc, cơ quan chức năng địa phương đã thu hồi các đồ vật có giá trị trong hũ và yêu cầu ông Narasimha ngừng đào bới hay xây dựng công trình cho đến khi có chỉ thị tiếp theo.
Sau khi ông Narasimha, doanh nhân bất động sản thông báo vụ việc, cơ quan chức năng địa phương đã thu hồi các đồ vật có giá trị trong hũ và yêu cầu ông Narasimha ngừng đào bới hay xây dựng công trình cho đến khi có chỉ thị tiếp theo.
Những món đồ này được cho là có từ thời vương triều Kakatiya, tức thế kỷ 12-14. Điều này cho thấy việc phát hiện trang sức và tiền vàng ở Ấn Độ không phải là hiếm.
Những món đồ này được cho là có từ thời vương triều Kakatiya, tức thế kỷ 12-14. Điều này cho thấy việc phát hiện trang sức và tiền vàng ở Ấn Độ không phải là hiếm.
Mời quý độc giả xem thêm video: Tái mặt bỏ của chạy lấy người khi mở nắp “kho báu” trong vườn.

GALLERY MỚI NHẤT