Đội quân nữ bí ẩn nào đánh đâu thắng đó?

Thần thoại Hy Lạp từng nhắc tới một đội quân toàn nữ, bí ẩn, đánh đâu thắng đó nhờ những kỹ thuật chiến đấu điêu luyện và cả sự gan dạ, quả cảm.

Họ được gọi là những nữ chiến binh Amazons và sống tại vùng cửa sông cận biển hoặc một nơi xa xôi ngoài Hắc Hải. Những tưởng đó chỉ là chuyện tưởng tượng song ở đời thực, cụ thể là vùng đất Dahomey (ngày nay thuộc Benin - Tây Phi) vào thế kỷ 18 - 19, đã có một đội quân như vậy.

Ngay từ khi 8 tuổi, các bé gái đã được huấn luyện để trở thành các tân binh của hoàng gia. Ai nấy đều quen với vũ khí, đấm đá, lăn lộn, chai sạn, dạn dày sương gió. Được rèn luyện để phục vụ quốc vương nên cả đời họ không lấy “chồng”, ngoại trừ là “người” của đức vua.

Họ cũng bị cũng hạn chế sinh nở để toàn tâm chiến đấu vì hoàng gia. Do vậy, đội quân này sau này được đặt tên là nữ chiến binh Dahomey Amazons dựa theo những phẩm chất phi thường giống với những nữ chiến binh Amazons trong thần thoại xưa.

Nữ chiến binh Dahomey Amazons luôn xông pha trận mạc mà không e ngại hòn tên mũi đạn, sợ hãi trước kẻ địch binh hùng tướng mạnh. Họ cũng không nương tay trước kẻ thù nào khiến cho chúng phải khiếp sợ.

Doi quan nu bi an nao danh dau thang do?

Mới đầu khi đơn vị được thành lập, họ có tên gọi chung là Gbeto (những nữ thợ săn voi, là danh xưng cao quý). Song đến thời vua Ghezo thế kỷ 19 bắt đầu định hình tên Ahosi (vợ vua/ bà lớn) hay Mino (mẹ của chúng ta) và sau nữa là Dahomey Amazons trong sách vở phương Tây.

Cũng vào thời gian này, tại Thái Lan, cũng có một đội quân nữ đông tới 400 người, thường xuyên mang đao kiếm, cung nỏ đi hộ vệ vua và canh giữ cửa cung.

Trong lịch sử quân đội châu Á, đây có lẽ là một lực lượng quân đội nữ tinh nhuệ đông đảo và cũng sắc sảo nhất vì họ không chỉ giỏi chiến lược, can đảm mà còn hết mực trung thành với hoàng gia.

Song nếu so với lực lượng nữ tinh binh của vua Ghezo thì số lượng trên vẫn chưa đáng kể gì, do ở đây có tới 10 nghìn người. Tất cả đều mang giáo mác trong khi ngang lưng dắt dao ngắn, dao nhíp được làm từ cây keo gai.

Mỗi ngày, từng người đều phải trải qua quá trình khổ luyện, rồi những cuộc báo động, đánh úp giả bất ngờ nhằm rèn rũa tinh thần lúc nào cũng sẵn sàng chiến đấu… Bù lại, họ được phần thưởng rất cao, chiếm một phần không nhỏ chiến lợi phẩm trên sa trường, được ở trong cung và có người hầu riêng.

Mỗi khi họ đi đâu, đều có tùy tùng theo sau, trong đó nhiều người hầu là nam giới. Chỉ cần nghe tiếng chuông của thị nữ Dahomey, dân chúng đều phải dạt ra đôi bên, như thể tránh đường cho kiệu vua.

Doi quan nu bi an nao danh dau thang do?-Hinh-2

Đại thể, đội quân nữ Dahomey có ba cánh quân, mỗi bên lại có 5 tiểu đội, gồm: Gbeto (săn voi) cầm theo các loại thương; đội Gulohento cầm kiếm, súng để đánh khoảng cách gần; đội Nyekplohento cầm dao sắc cán dài, có thể tấn công nhanh dồn dập, trực diện; đội Gohento cầm cung nỏ và là các xạ thủ chuyên nghiệp và đội Agbalya là những người giỏi bắn súng, các vũ khí tối tân mới lạ…

Có thể nói ngoài quân đội nam, huy động sức mạnh toàn dân, quân đội nữ Dahomey là một lực lượng vô cùng quan trọng, có ý nghĩa như đặc công tinh nhuệ của nhà vua, giúp đánh bại thù trong giặc ngoài. Trong nhiều thế kỷ kể từ lúc sơ khai, họ đã bảo vệ dân tộc Fon của mình và cả vương quốc Dahomey trước nhiều giặc thù và sau cùng là trước thực dân châu Âu.

Theo những ghi chép của nhiều lính Pháp vào cuối thế kỷ 19 thì quân Pháp đã phải đối mặt với một đội quân “tóc ngắn” (cứ tưởng là nam) vô cùng ghê gớm và kiên cường, bất phục. Do đó quân Pháp nhiều lần đã bị đẩy lùi, hao tốn sinh lực. Tuy nhiên, trước súng ống tiên tiến và sức mạnh ồ ạt của quân Pháp, cuối cùng họ cũng thua.

Người ta cho rằng, những nữ chiến binh sau cùng đã ra đi từ những năm 1940. Song đến năm 1978, một nhà sử học của Benin vẫn tìm thấy một phụ nữ tại làng Kinta tự nhận mình là người đã tham chiến trong trận nảy lửa đánh Pháp vào năm 1892 và khi mất đã sống qua 100 tuổi. Và có lẽ, bà mới là nữ chiến binh cuối cùng.

Doi quan nu bi an nao danh dau thang do?-Hinh-3

Thế nhưng, hậu duệ của họ hẳn vẫn còn sống và giờ đang tham gia nhiều hoạt động xã hội. Đặc biệt có cụ bà Nanlehounde Houedanou 86 tuổi và Ayebeleyi Dahoui 73 tuổi ở Abormey. Ngoài những giờ phút lao động nông nghiệp, họ còn hay kể chuyện xưa về chính những người bà nữ chiến binh của mình cho con cháu và du khách.

Truyền thuyết hãi hùng về quái thú Minotaur trong thần thoại Hy Lạp

(Kiến Thức) - Theo thần thoại Hy Lạp, quái thú Minotaur mang hình dáng nửa người nửa bò và được vua Minos nuôi bằng thịt người. Quái thú Minotaur là hình phạt mà thần biển Poseidon giáng xuống vua Minos vì quên hiến tế.

Ngựa chiến Alexander vang danh nhất hành tinh

Ngựa chiến của Alexander Đại đế, chiến mã của Hoàng đế Napoleon hay ngựa gỗ thành Troy nổi tiếng khắp thế giới bởi sự góp mặt của chúng trong những sự kiện lịch sử lẫy lừng.

Ngựa gỗ thành Troy

Theo thần thoại Hy Lạp, con ngựa gỗ góp phần quan trọng vào chiến thắng của quân Hy Lạp ở thành Troy sau 10 năm vây hãm không hiệu quả. Khi sức mạnh quân sự không thể khuất phục, quân Hy Lạp tháo dỡ tàu chiến, dựng thành một con ngựa khổng lồ bằng gỗ rỗng ruột. Trước khi rút lui, quân Hy Lạp để lại con ngựa gỗ cùng một người có nhiệm vụ đánh lừa binh sĩ thành Troy rằng nó là sự đền bù cho bức tượng bị phá hủy của họ.

Những sự thật đen tối và bí ẩn nhất trong thần thoại Hy Lạp

Trong thần thoại Hy Lạp có những sự thật đen tối và phũ phàng đến fan chân chính cũng không hề hay biết.

- Video: Top 10 sự thật đen tối và bí ẩn nhất trong thần thoại Hy Lạp. Nguồn: TOP 1 Khám Phá.

Thần thoại Hy Lạp là tập hợp những huyền thoại và truyền thuyết của người Hy Lạp cổ đại liên quan đến các vị thần, các anh hùng, bản chất của thế giới và nguồn gốc cũng như ý nghĩa của các tín ngưỡng, nghi lễ tôn giáo của họ. Nó được thể hiện rõ ràng trong tập hợp đồ sộ những truyện kể và trong các tác phẩm nghệ thuật tượng trưng Hy Lạp, chẳng hạn các tranh vẽ trên bình gốm, các đồ tế lễ…

Đọc nhiều nhất

Tin mới