Đôi dòng suy nghĩ về trào lưu “Độ ta không độ nàng“

Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện bộ phim "Độ ta không độ nàng" với sức mạnh của thời đại 4.0 bộ phim này nhanh chóng lan tỏa với tốc độ chóng mặt. Tôi cũng bon chen vào xem nó là phim gì mà lại có sức cuốn hút vậy. Xong có đôi dòng tâm sự.

Cảm nhận ban đầu thì nhạc cũng khá là hay, nhưng xem xong thì thấy hụt hẩng vô cùng. Ca từ nếu nghe kỹ, ngẫm ra thì nó đang chế diễu người tu mình, vậy mà...ta cứ share, cover, làm các clip, video về nó, hay cứ thấy là thả cho vài quả tim thiệt là bự. Chẳng phải như vậy là ta đang đồng tình, cổ xúy cho nó sao?
Ôi thôi! tiếng mõ vang lên phũ phàng, mắt còn vương màu máu...tại sao ta phải nhốt mình vào địa ngục của lòng căm hờn, oán giận? Rồi lại ai oán thốt lên rằng bồ đề chẳng thể nở hoa, xót xa mà hỏi Phật vì sao độ ta không độ nàng? Phật ở đâu xa, Phật và ma chỉ cách nhau một niệm! Ta còn không tự độ cho ta, hà huống độ cho người?
Người Tu mình ơi! Mái tóc xanh ta trả lại cho đời rồi, ta cũng khoác áo nâu hiền sống cuộc đời bình dị đơn sơ rồi, thì nên cố gắng giữ cho nó trọn vẹn, đừng chấp vào cái vị kỷ của riêng ai.
Doi dong suy nghi ve trao luu
Một trong những hình ảnh cover về bài hát "Độ ta không độ nàng" đang thu hút nhiều người. 
Ừ! Thì người ta thường hay nói đó. Tuổi trẻ như những cơn mưa rào, nhưng ta hãy biết cầm ô che chắn cuộc đời mình.
Thay vì giành thời gian để share, để cover thì hãy gọi điện về nhà, vì cha mẹ già rồi.
Thay vì giành thời gian để hòa vào trào lưu đó hãy gọi điện về Sư phụ, trán Sư phụ thêm vài nếp nhăn rồi.
Thay vì lang thang trên các trang mạng hãy giành thời gian đọc thêm vài trang sách để đó có khi dùng tới.
Người tu mình à! Bạn có đang cảm thấy hào quang của chư Phật đang phủ đầy trên vai mình không? Bạn chưa bao giờ phải ra chợ bán một cọng rau, chưa bao giờ phải hối hả cho buổi cơm chiều. Người Phật tử họ cung kính ta là vì cái đầu trọc, là vì chiếc áo nâu, là vì Đạo giải thoát. Nên hàng ngày cũng ráng mà xoa xoa cái đầu vài cái để nhắc bản thân, mình là người tu. 
Người tu mình ơi! Mình không được sinh ra vào thời Phật tại thế, ta chỉ thấy Phật qua Tôn tượng của Người. Nhưng người tu mình à, bạn có thấy quý Bậc Trưởng Lão, Tôn Túc không? Quý Ngài vẫn đang từng ngày từng ngày dõi theo chúng ta đấy. Nếu nhìn thấy chúng ta đang bị cuốn theo dòng xoáy trào lưu này, thì đến cả Phật cũng lắc đầu với mấy đứa con của Người.
Người tu mình ơi! Bát cơm tín thí nặng lắm, nên mình hãy xét nguồn do vì sao mình được nhận sự cúng dàng này. Đừng để làm mất niềm tin chính kiến của người Phật tử đối với chiếc áo mình nhé. Phá kiến là phá cả cái nhìn đối với cả thế hệ người tu.
Người tu mình ơi! Dù ở đâu, làm gì cũng nhớ mình là người con Phật, bạn nhé!

Những phép lạ và thần thông của Đức Phật trong kinh điển Phật giáo

Phép lạ và thần thông của Đức Phật là một trong những đề tài lôi cuốn người đọc, đặc biệt là các Phật tử. Điểm chung khi đề cập đến thần thông của Đức Phật là chú trọng đến giáo hóa thần thông. Điều này được hiểu như thế nào?

Qua những gì được ghi lại trong kinh điển, hậu thế đều hiểu rằng Đức Phật cũng như các đệ tử của Ngài có khả năng thành tựu các loại thần thông. Ba loại thần thông được Đức Phật nhắc đến nhiều trong các bài giảng pháp của Ngài là thần thông biến hóa, thần thông tha tâm (còn gọi là Thần thông ký thuyết trong một số bài kinh như kinh số 140: kinh Moranivapā, Tăng chi bộ kinh, chương III, phẩm XIV) và thần thông giáo hóa (Trường bộ kinh, kinh số 3: Ambattha, kinh số 11: Kevaddha; Trung bộ kinh số 12: Đại kinh sư tử hống; Tăng chi bộ kinh, chương Ba pháp, phẩm VI, kinh 60; Tăng chi bộ kinh, chương Mười một pháp, phẩm I, kinh số 11).

Bật mí ý nghĩa linh thiêng của Đại lễ Phật đản

(Kiến Thức) - Đại lễ Phật Đản hay Lễ Phật đản sinh là từ tôn kính nói về lễ kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật, Giáo chủ của đạo Phật. Hàng năm, các nước có theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền kỷ niệm ngày Phật đản vào ngày 15/4 âm lịch.

Bat mi y nghia linh thieng cua Dai le Phat dan
 Đại lễ Phật Đản (Vesak 2019) khai mạc vào sáng 12/5 và kéo dài đến 14/5 tại chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam. Đây là lần thứ ba Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Phật Đản.

Tin mới