Độc đáo ngôi chùa 600 năm tuổi với kiến trúc Tây Tạng tại Hà Nội

Độc đáo ngôi chùa 600 năm tuổi với kiến trúc Tây Tạng tại Hà Nội

Chùa Long Quang có tuổi đời hơn 600 năm, diện tích lên tới 7.000m2, với nét kiến trúc độc đáo giống các ngôi chùa truyền thống ở Bhutan, Nepal hay Tây Tạng.

 Chùa Long Quang hay còn gọi là chùa Vực, tọa lạc tại thôn Vực, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì (Hà Nội). Thời Pháp thuộc, ngôi chùa cổ kính hơn 600 năm tuổi đã bị phá hủy để xây đồn, dựng bốt... Đến năm 2000, chùa được xây dựng lại Tam quan theo nền móng cũ. Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau, ngôi tam bảo xuống cấp, không còn đủ an toàn nên chùa được trùng tu lại.
Chùa Long Quang hay còn gọi là chùa Vực, tọa lạc tại thôn Vực, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì (Hà Nội). Thời Pháp thuộc, ngôi chùa cổ kính hơn 600 năm tuổi đã bị phá hủy để xây đồn, dựng bốt... Đến năm 2000, chùa được xây dựng lại Tam quan theo nền móng cũ. Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau, ngôi tam bảo xuống cấp, không còn đủ an toàn nên chùa được trùng tu lại.
Chùa Long Quang hiện có diện tích lên tới 7.000m2. Chùa là địa điểm quen thuộc của nhiều phật tử theo phái Mật Tông.
Chùa Long Quang hiện có diện tích lên tới 7.000m2. Chùa là địa điểm quen thuộc của nhiều phật tử theo phái Mật Tông.
Chùa có khuôn viên rộng rãi với các họa tiết được thiết kế tỉ mỉ, tinh xảo, được xây dựng theo kiến trúc mandala (vòng tròn đồng tâm) với hy vọng nguyện cầu cho quốc thái dân an, thế giới được hòa bình, nhân dân được an lạc.
Chùa có khuôn viên rộng rãi với các họa tiết được thiết kế tỉ mỉ, tinh xảo, được xây dựng theo kiến trúc mandala (vòng tròn đồng tâm) với hy vọng nguyện cầu cho quốc thái dân an, thế giới được hòa bình, nhân dân được an lạc.
Trong chùa có 2 gian, bên ngoài là ngôi tam bảo, bên trong là nhà tổ.
Trong chùa có 2 gian, bên ngoài là ngôi tam bảo, bên trong là nhà tổ.
Chùa Long Quang theo pháp môn Mật tông Kim cương thừa nên có những đặc trưng thường thấy ở các ngôi chùa tại Nepal, Bhutan và Tây Tạng.
Chùa Long Quang theo pháp môn Mật tông Kim cương thừa nên có những đặc trưng thường thấy ở các ngôi chùa tại Nepal, Bhutan và Tây Tạng.
Phái Mật tông theo tiếng Phạn là "Mantra", nghĩa là những lời nói chân thật. Đây là pháp môn kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa.
Phái Mật tông theo tiếng Phạn là "Mantra", nghĩa là những lời nói chân thật. Đây là pháp môn kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa.
Trần nhà được trang trí điển hình theo kiểu Kim cương thừa với nhiều tông màu rực rỡ.
Trần nhà được trang trí điển hình theo kiểu Kim cương thừa với nhiều tông màu rực rỡ.
Các họa tiết được làm tỉ mỉ, tinh xảo với các vòng tròn mandala, biểu tượng quan trọng trong Phật giáo Mật tông Kim cương thừa.
Các họa tiết được làm tỉ mỉ, tinh xảo với các vòng tròn mandala, biểu tượng quan trọng trong Phật giáo Mật tông Kim cương thừa.
Chùa cũng được trang trí ấn tượng bằng nhiều tranh, tượng các vị Bồ Tát cũng như thần linh.
Chùa cũng được trang trí ấn tượng bằng nhiều tranh, tượng các vị Bồ Tát cũng như thần linh.
Trên nóc chùa là nơi đặt bảo tháp Kim cương thừa với những lá cờ nhiều màu sắc. Những lá cờ này trong tiếng Tây Tạng nghĩa là "ngựa gió". Đây là biểu tượng cho sự chuyển hóa của cái ác thành thiện, những điều không may thành cát tường. Ngoài ra, có thể hiểu 5 màu sắc tượng trưng cho 5 trí tuệ của Phật.
Trên nóc chùa là nơi đặt bảo tháp Kim cương thừa với những lá cờ nhiều màu sắc. Những lá cờ này trong tiếng Tây Tạng nghĩa là "ngựa gió". Đây là biểu tượng cho sự chuyển hóa của cái ác thành thiện, những điều không may thành cát tường. Ngoài ra, có thể hiểu 5 màu sắc tượng trưng cho 5 trí tuệ của Phật.
Ngày thường, buổi sáng, chùa Long Quang mở cửa từ 6h30 đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h30. Riêng tuần rằm, mùng một, chùa mở cửa từ 5h sáng đến 9h tối.
Ngày thường, buổi sáng, chùa Long Quang mở cửa từ 6h30 đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h30. Riêng tuần rằm, mùng một, chùa mở cửa từ 5h sáng đến 9h tối.
>>> Mời độc giả xem thêm video Hàng ngàn người tham dự Lễ hội tại chùa Tam Chúc (Nguồn: THĐT)

GALLERY MỚI NHẤT