Độc đáo lễ cúng thần lúa - Sayangva của người Chơro

Lễ hội mừng lúa mới là lễ hội lớn nhất trong năm của người Chơro. Tiếng dân tộc Chơro gọi lễ hội này là Sayangva.

Độc đáo lễ cúng thần lúa - Sayangva của người Chơro
Ngày nay, một số nơi, người Chơro vẫn còn tổ chức lễ hội Sayangva nhưng không còn kéo dài, quy mô như xưa do tác động nhiều mặt của xã hội. Có nhiều yếu tố, địa điểm, nghi thức, diễn sự, vật tế… để tạo nên lễ hội Sayangva. Một trong những đặc trưng của lễ hội là việc làm cây nêu.
Thơi gian tổ chức là sau mùa thu hoạch phải cúng bằng chính hạt gạo trên nương rẫy của gia đình mình từ ngày 15 đến 30 tháng 3 âm lịch.
Trong lễ hội Sayangva, cây nêu có nhiều ý nghĩa tượng trưng. Theo cách nghĩ của người Chơro, cây nêu được xem là cây thông thiên. Bởi họ dựng cây nêu là để gửi “tin báo và thư mời” cho thần linh để đến dự lễ hội của cộng đồng Chơro. Đối với con người thì cây nêu là mối giao hòa giữa cộng đồng. Hễ ai thấy cây nêu thì biết rằng làng vào lễ hội.
Doc dao le cung than lua Sayangva cua nguoi Choro
 
Khi tổ chức cúng Sayangva người Chơro thường làm một cây nêu đặt trước sân nhà sàn – nhà có bàn thờ nhang chính, diễn ra lễ cúng đồng thời khoảng sân để tổ chức đốt lửa và sinh hoạt cộng đồng khi đêm xuống.
Có thể xem cây nêu là một trong những biểu trưng tiêu biểu và nhiều ý nghĩa nhất trong lễ hội của người Chơro. Nó thể hiện mối giao hòa giữa con người với thần linh, sự giao cảm giữa con người với con người và những ước vọng chính đáng về sự tồn tại, sự phát triển của con người trong vũ trụ.
Cây nêu được làm từ cây vàng nghệ (Sơr Brơ) – một loại cây trong rừng, có thân suôn, thẳng. Đặc biệt, loại cây này khi bào vỏ thì có màu vàng nghệ rất đẹp, cây niêu được người Chơro trang hoàng khá công phu và tỉ mỉ.
Trước sân nhà người Chơro dựng một cây nêu. Tại chỗ dựng gốc nêu chôn một đoạn gốc có chạng chĩa làm đôi để giữ và buộc dây mây vào khoảng gốc khoảng 5 tấc. Cây nêu có ba tầng nấc chính. Trên cao là chùm lúa nhiều hạt vươn lên với vai trò chủ thể cúng của người Chơro. Hai tầng nấc cây nêu nhỏ trên thân cây nêu chính tượng trưng cho thần linh và tổ tiên. Những gì sử dụng trang trí thể hiện trên cây nêu đều quy chiếu về những con số chẵn với quan niệm hoàn thiện, đầy đủ. Phía dưới gốc nêu buộc các con vật hiến tế như gà, heo cỏ.
Buổi sáng những người phụ nữ Chơro đi rước hồn lúa, vốn là chùm lúa rẫy được bó để giành sau mùa thu hoạch trên nương. Rước về họ chia bông lúa trang trí trên bàn thờ, làm thịt gà, heo bôi huyết trên cây nhang và chuẩn bị rượu cần, các lễ vật để cúng thần. Nghi thức cúng chính là cúng thần nhà trước, sau đến cúng tiên, thần lúa. Già làng hoặc chủ nhà đảm trách việc đọc lời khấn, trình bày tấm lòng thành của gia chủ, cầu mong được thần linh phù hộ độ trì cho sức khỏe, ban cho mùa màng tươi tốt, cây lăm trái, lúa nhiều hạt. Sau khi cúng thần nhà người Chơro đem lễ vật ra kho lúa. Tại đây diễn ra những nghi tế và khấn riêng cho thần lúa.
Ở bàn thờ trước cây nêu người Chơro khấn trình lòng thành của mình và cầu xin thần linh ban cho vụ mùa với những bông lúa nặng trĩu, chắc hạt. Đó cũng chính là ước vọng chung của những cư dân làm nông nghiệp.
Khi mọi nghi thức hiến tế hoàn tất, cộng đồng người Chơro vui mừng tụ tập quanh gốc cây nêu. Nhất là khi đêm xuống, bên đống lửa bập bùng, dưới ánh trăng dìu dặt vùng rừng núi, âm thanh trầm bổng của cồng chiêng, nhịp khoan thả của đàn tre và tha thiết của kèn môi… lại thêm hơi men chếnh choáng của rượu cần, người Chơro cuồng nhiệt thả sức cho các điệu múa theo nhịp cồng chiêng, đi vòng tròn quanh đống lửa hay cậy nêu, thả hồn theo những lời ca của dân tộc mình. Người chơro sử dụng toàn thân cho động tác múa, nhưng những nhịp múa chủ yếu từ đôi tay và chân. Tất cả các động tác lấy thân làm trục chính và thể hiện nét tạo hình qua hai bên và theo hướng lên xuống, trong khoảnh khắc đó, những nỗi lo toan thường nhật tan biến.

11 lễ hội lớn đầu xuân khắp 3 miền

Từ mùng 3 Tết, các lễ hội đầu xuân bắt đầu diễn ra, dự kiến thu hút nhiều lượt người tham gia. Sau đây là 11 lễ hội lớn khắp 3 miền.

11 lễ hội lớn đầu xuân khắp 3 miền
1. Chùa Hương (Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội)

Cận cảnh lễ hội hoa xuân lớn nhất Tết 2017 ở Hà Nội

Ngày 30/1, lễ hội hoa Xuân lớn nhất miền Bắc trong dịp Tết 2017 đã chính thức khai mạc tại khu đô thị Ecopark và kéo dài đến hết rằm tháng Giêng.

Cận cảnh lễ hội hoa xuân lớn nhất Tết 2017 ở Hà Nội
Can canh le hoi hoa xuan lon nhat Tet 2017 o Ha Noi
 Ngày 30/1, lễ hội hoa Xuân lớn nhất miền Bắc trong dịp Tết 2017 đã chính thức khai mạc tại khu đô thị Ecopark và kéo dài đến hết rằm tháng Giêng (tức 11/2 dương lịch). 

Những hình ảnh chướng tai gai mắt nhất mùa lễ hội 2017

Cướp giò hoa tre, màn phát lộc của sư thầy tại chùa Hương; giẫm đạp, nhảy lên đầu nhau để giành quả Phết…đã tạo nên bức tranh xấu xí về mùa lễ hội.

Những hình ảnh chướng tai gai mắt nhất mùa lễ hội 2017
Nhung hinh anh chuong tai gai mat nhat mua le hoi 2017
Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa lễ hội là người dân lại được chứng kiến những hình ảnh phản cảm, bạo lực, thiếu văn hóa từ những người đi lễ. Đặc biệt năm nay, những hành vi tranh cướp lộc xảy ra nhiều hơn và mạnh mẽ hơn. Tại lễ hội đền Gióng tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) nổi bật là màn rước hoa tre (làm bằng những thanh tre dài khoảng 50 cm, đường kính khoảng 1 cm, đầu tre tuốt bông và nhuộm màu) tượng trưng cho roi ngựa của Thánh Gióng. Hoa tre sau khi dâng lên đền Thượng sẽ được rước xuống đền Hạ rồi phát cho người dự hội để cầu may. Tuy nhiên, khi chưa kịp phát, rất nhiều thanh niên đã lao vào bất chấp sự ngăn cản của lực lượng công an và những thanh niên đang rước và bảo vệ Giò tre. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới