Độc đáo hồ nước tàng hình khiến du khách ngỡ "bơi trong không khí"

Theo các nhà khoa học, hồ nước "tàng hình" có độ trong suốt lên tới 100% khiến cho nhiều người lầm tưởng rằng nơi đây chỉ là một hang động không đáy.

Vào năm 1920, khi một người đang tìm kiếm kim cương ở hang Poco Azul thuộc công viên quốc gia Chapada Diamantina, Brazil thì tình cờ phát hiện ra một hồ nước vô hình. Hầu hết mọi người đều tưởng rằng Poco Azul chỉ là một hang động không đáy nên các nhà khoa học đã rất ngạc nhiên khi tìm thấy hồ nước đặc biệt.

Doc dao ho nuoc tang hinh khien du khach ngo

Một người tìm kiếm kim cương tình cờ tìm thấy hồ nước tàng hình trong hang động Poco Azul. (Ảnh: CNN)

Theo các chuyên gia, hang động Poco Azul hình thành từ sự sụt lún của sông Paraguaçu ở Nova Redenção, phía đông Chapada Diamantina. Đây là hang động sâu tới 16m dưới lòng đất, rộng 20 m và dài 40 m.

Điểm đặc biệt của hồ nước trong hang động Poco Azul là nước của nó trong veo nhìn thấy rõ tận đáy khiến người ta không thể phân biệt được đâu là nước đâu là nơi các phiến đá bắt đầu. Khi nhìn những bức ảnh dưới đây, nếu không biết trước rằng họ đang bơi giữa hồ thì ai cũng nghĩ những người du khách đang lơ lửng giữa không khí một cách kỳ bí.

Ngoài làn nước trong suốt, nước ở hồ luôn giữ ở 24 độ C, nhiệt độ rất phù hợp để du khách thoả thích bơi lội ở đây. Nhiếp ảnh gia Marcio Duranc đã phải thốt lên khi tới đây ghi lại những hình ảnh trong hang động: "Thật khó để tìm được một nơi nào khác như thế này. Poco Azul quả là độc nhất vô nhị với màu nước xanh thẫm và độ trong suốt tới 100%. Nó rất đáng để tới tận nơi chiêm ngưỡng một lần."

Các nhà khoa học đã tiến hành lấy nước hồ để xác định lý do vì sao nước lại trong và xanh như vậy. Sau đó, họ đã phát hiện ra rằng nước hồ có khả năng tàng hình là do ánh nắng lọt qua những lỗ hổng trong hang động làm tán xạ nước thành màu xanh đẹp mắt như vậy.

Doc dao ho nuoc tang hinh khien du khach ngo

Dưới ánh nắng qua những lỗ hổng trong hang động nước hồ ánh lên một màu xanh vô cùng đẹp mắt. (Ảnh: CNN)

Tuy nhiên họ cũng khuyến cáo rằng, du khách nên lưu ý tới thời điểm ghé thăm hồ nước và hang động Poco Azul. Thời điểm tốt nhất là từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, không nên đến vào mùa mưa là tháng 2. Để tận hưởng cảm giác như đang lơ lửng bay trong không trung, du khách nên đến vào ban ngày.

Thế nhưng, vì cần được bảo tồn nên chính quyền địa phương đã đưa ra quy định khá khắt khe với khu hồ nước này. Đó là du khách chỉ được vào theo từng nhóm nhỏ, không được đi quá đông người vào cùng lúc để cảnh quan của hang động không bị phá hỏng.

Doc dao ho nuoc tang hinh khien du khach ngo

Bên dưới lòng hồ nước là rất nhiều hóa thạch của các loài thú thời tiền sử đã tuyệt chủng. (Ảnh: CNN)

Không chỉ là điểm du lịch thu hút hàng trăm nghìn lượt thăm quan mỗi năm, hồ nước trong hang động Poco Azul còn là nơi để các nhà khảo cổ nghiên cứu về các hoá thạch của các loài vật thời tiền sử. Cụ thể, vào năm 1990, nhà làm phim kiêm thợ lặn hang động Tulio Sharfel đã tìm thấy một khúc xương khổng lồ ở bên dưới lớp trầm tích dưới đáy hồ trong hang động Poco Azul. Sau khi phân tích, các nhà khảo cổ đã xác định được đây là xương của loài lười khổng lồ đã tuyệt chủng trong kỷ Pleistocen cách đây 11.000 năm. Loài lười này có kích thước rất "khủng", chúng nặng tới 5 tấn.

Nhiều năm sau đó, nhiều nhóm khảo cổ đã khai quật được thêm hoá thạch của hơn 40 loài động vật đã tuyệt chủng khác trong hang động này. 

TS. Đào Ngọc Nghiêm: Không thể lấy cánh đồng, sân vận động làm bể chứa chống ngập cho Hà Nội

TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, mỗi nước có điều kiện địa chất khác nhau, không thể bê nguyên xi cách chống ngập của nước ngoài vào cho Hà Nội.

Những ngày vừa qua, Hà Nội đã có những trận mưa rất to gây ngập úng. Nhiều người cho rằng, nguyên nhân của việc Hà Nội ngập nặng là do quy hoạch, trong đó có việc “bê tông hóa”, nhiều nhà cao tầng, thiếu hồ nước…

TS. Dao Ngoc Nghiem: Khong the lay canh dong, san van dong lam be chua chong ngap cho Ha Noi
TS.KTS. Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội. 

Sự thật bất ngờ về hồ nước có màu lạ giống vết máu loang

Hồ Retba ở Senegal gây ấn tượng với màu nước giống vết máu loang. Sự việc này khiến công chúng tò mò vì sao hồ có màu nước kỳ lạ như vậy.

Su that bat ngo ve ho nuoc co mau la giong vet mau loang
 Với diện tích rộng 3 km2, hồ Retba ở Senegal nổi bật với màu nước giống vết máu loang. Vào năm 2005, hồ nước này được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản thế giới.

Bí ẩn hồ nước thiêng có hàng ngàn tấn cá, đố ai dám mạo phạm

Yamdrok là hồ nước thiêng ở Tây Tạng. Bên trong hồ có khoảng hàng ngàn tấn cá chép, cá trạch... Thế nhưng, không có người dân nào đánh bắt. Vì sao lại vậy?

Bi an ho nuoc thieng co hang ngan tan ca, do ai dam mao pham
 Hồ Yamdrok (hay còn gọi Yamdrok Yumtso, Yamzho Yumco) là một trong 3 hồ nước thiêng (2 hồ còn lại là Namtso và Manasarovar) ở Tây Tạng. 

Đọc nhiều nhất