Độc chiêu "trốn" giá điện cao: Dùng nhiều không lo hóa đơn đắt đỏ

Gần 4 năm nay, khách hàng dùng điện ở bậc cao nhất phải chịu giá điện đắt hơn tới 1,74 lần so với khách hàng ở bậc thấp nhất. 

Để “né” việc phải trả tiền điện giá cao, nhưng gia đình có nhiều hộ sống chung, đã tách hộ khẩu có thể tách công tơ riêng. Điều này dẫn đến cảnh 1 nhà có tới 2 - 3 công tơ điện.
Né điện giá cao
Chị Phạm Thị Hà nhiều năm nay, nhà chị dùng tới 3 công tơ điện dù nhà ở hiện tại chỉ có 5 người. Lý do là gia đình gồm nhiều thế hệ, như bố mẹ chồng, vợ chồng anh trai và vợ chồng chị. Cho nên, gia đình đã tách ra làm 3 hộ để được lắp 3 đồng hồ điện.
“Cách đây ít lâu, vợ chồng anh trai tôi ra ở riêng. Nhưng nhà tôi vẫn giữ nguyên được 3 đồng hồ điện cho nên tiền điện trả hàng tháng rất rẻ. Mùa đông hết có 600 nghìn, còn mùa hè hết khoảng 900 nghìn/tháng mặc dù nhà dùng rất nhiều thiết bị tiêu thụ điện như bếp điện, điều hòa, ti vi mở 18/24 tiếng,... ”, chị Hà tâm sự với vẻ hứng khởi.
Doc chieu "tron" gia dien cao: Dung nhieu khong lo hoa don dat do
 Biểu giá bán điện bậc thang, càng dùng nhiều giá càng cao.
Tuy nhiên, theo chị Hà đây là việc vận dụng không có gì sai vì theo quy định việc khách hàng có nhiều hộ khẩu đều có thể thực hiện tăng giảm định mức và hoàn toàn đúng quy định của Luật điện lực.
Tương tự, gia đình chị Hoài An cũng dùng 2 công tơ mấy năm nay rồi, từ ngày bắt đầu tính giá điện 6 bậc. Nếu 1 công tơ thì 1 tháng không dưới 2 triệu tiền điện, giờ thì nay mùa hè chỉ còn 1,5 triệu và mùa đông chỉ 900.000-1 triệu tiền điện.
“Nhà chị đông, 8 người cả bác giúp việc, nên bình thường mỗi tháng tiền điện ngốn nhiều lắm. Nhưng giờ thì đỡ rồi. Từ ngày tách khẩu ra làm hai, lắp 2 công tơ điện, hàng tháng bà nội lên chỉnh cầu dao để hai đồng hồ cân bằng nên mới được thế”, chị An nói.
Gửi phản hồi về VietNamNet trước việc “dùng điện càng nhiều, giá điện càng cao”, bạn đọc Bùi Văn Khuyên cũng nói về thực tế đã chứng kiến nhiều trường hợp một gia đình sống chung nhiều thế hệ, đã tách hộ khẩu ra làm nhiều hộ có thể được lắp nhiều đồng hồ để giảm tiền điện. Việc này nếu so sánh với trường hợp gia đình đông người (7-8 người) mà chỉ có 1 hộ khẩu và lắp 1 công tơ điện, dù lượng điện sử dụng không kém gì thì có lợi hơn đáng kể.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng: Giá điện mức 1 thay vì từ 0-50kWh phải được tính từ mốc 0-150kWh mới hợp lý, vì ở mốc đó thường rơi vào các hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình.
Thuê nhà chịu giá điện cắt cổ
Một vấn đề khác liên quan giá điện cũng nhận được nhiều ý kiến là giá điện cho kinh doanh, nhất là với các hộ cho thuê nhà.
Trao đổi với PV.VietNamNet, chuyên gia kinh tế TS Bùi Trinh không khỏi băn khoăn khi lâu nay điện dùng cho kinh doanh lại chịu mức giá cao nhất trong biểu giá điện.
Ông Trinh cho rằng: "Tôi và con trai cũng đi thuê nhà. Tiền điện chúng tôi phải chịu rất cao, mấy nghìn đồng/số điện. Trong khi người nghèo, người thu nhập thấp mới phải đi thuê nhà ở. Vì vậy, việc giá điện kinh doanh cao đã khiến cho người nghèo càng thêm khổ. Đó là điều tôi nghĩ ngành điện phải suy nghĩ đến".
Đó cũng là lo lắng chung của nhiều bạn đọc khi phản hồi về VietNamNet bởi dù đi thuê nhà cũng phải chịu giá điện kinh doanh ở mức rất cao.
Thực tế, giá điện cho kinh doanh vẫn chịu mức giá cao nhất, cao hơn rất nhiều giá bán lẻ điện bình quân (1.622,01 đồng/số điện).
Ví dụ ở giờ bình thường, giá điện cho kinh doanh vẫn được tính từ 2.100-2.300 đồng 1 “số điện”, trong khi điện cho sản xuất là 1.300-1.500 đồng, còn điện cho khối hành chính sự nghiệp là khá thấp, ở khoảng 1.600 đồng, chênh lệch không đáng kể so với mức giá bán lẻ điện bình quân.
Thực tế, tại dự thảo biểu giá bán lẻ điện đang lấy ý kiến của Bộ Công Thương, giá điện cho kinh doanh vẫn chịu mức giá cao nhất, thậm chí còn tăng lên chút ít so với trước.
Song, theo tìm hiểu của PV, nhiều người thuê nhà đã có sự hiểu lầm về giá điện tính cho người thuê nhà. Giá điện tính cho các chủ nhà trọ thuê nhà vẫn được tính theo giá điện sinh hoạt.
Trường hợp sinh viên và người lao động thuê nhà trọ, cứ 4 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt. Như vậy, cứ 4 người thuê trọ lại được áp dụng cách tính giá điện đối với một hộ gia đình như trên. Bên bán điện có trách nhiệm thông báo công khai và cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào sổ đăng ký tạm trú.
Tuy nhiên, nhiều chủ nhà trọ thường lờ đi quy định này và vẫn tự ý thu tiền điện ở mức giá rất cao với người thuê nhà, có khi lên đến 5.000 đồng/kWh.
Điều này là vi phạm quy định và Nghị định 134/2013/NĐ-CP về "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực..." có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2013 đã nêu rõ: Người cho thuê nhà sẽ bị phạt 7 triệu đến 10 triệu đồng nếu thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ sinh hoạt.
Tại dự thảo Biểu giá bán lẻ điện, Bộ Công Thương vẫn quy định biểu giá bán lẻ điện cho nhóm khách hàng sử dụng điện sinh hoạt chia thành 6 bậc, có mức giá tăng dần, càng dùng nhiều giá càng cao. Biểu giá này áp dụng từ đầu năm 2014 đến nay, với mức giá bán lẻ điện bình quân là 1.622,01đồng/kWh.
Trong đó, khách hàng dùng từ 0-50 “số điện” được hưởng mức giá rẻ nhất là 1.484 đồng/số điện. Trong khi đó, khách hàng dùng từ 401 “số điện” trở lên phải chịu mức giá cao gấp gần 2 lần so với giá bán lẻ điện bình quân, lên tới 2.587 đồng/số điện.
Điều này có nghĩa, khách hàng dùng điện ở bậc cao nhất phải chịu giá cao hơn tới 1,74 lần so với khách hàng ở bậc thấp nhất.
Bộ Công Thương giải thích biểu giá này “nhằm khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả”. Ngoài ra, việc này còn dựa trên kinh nghiệm các nước trên thế giới cũng như trong khu vực ASEAN như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Nam Phi, Indonesia, Thái lan, Malaysia đều áp dụng giá điện sinh hoạt bậc thang.
Đánh giá thực tế áp dụng hơn 3 năm qua, Bộ Công Thương cho rằng việc áp dụng giá bán điện sinh hoạt theo các bậc là “đơn giản trong áp dụng” nhưng vẫn đạt được mục tiêu khuyến khích “sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả”.

Những lần điều chỉnh giá điện nóng dư luận của EVN

(Kiến Thức) - Không ít lần EVN có đề xuất tăng giá điện, thay đổi cách tính giá điện khiến dân tình "nhấp nhổm" không yên.

Giá điện và cách tính giá điện vẫn luôn là vấn đề “nóng” trong dư luận. Gần đây, tập đoàn điện lực Việt Nam EVN đã khiến dư luận chú ý khi đề xuất 3 phương tính giá điện mới, dự kiến sẽ lấy ý kiến của người dân và các chuyên gia về vấn đề này vào tháng 9 hoặc tháng 10 tới. Đây không phải là lần đầu, những thay đổi trong giá điện và cách tính giá điện của EVN gây xôn xao.
Nhung lan dieu chinh gia dien nong du luan cua EVN
Ảnh minh họa. 

Thêm một phương án tính giá điện mới

Hiệp hội Năng lượng Việt Nam vừa có văn bản đề nghị xây dựng thêm một phương án biểu giá điện 2 bậc mới, trong đó từ 100 kWh trở lên mới tính giá lũy tiến.

Một bậc dành riêng cho người nghèo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam vừa đề xuất Bộ Công Thương, EVN xem xét nghiên cứu thêm một phương án giá điện 2 bậc. Trong đó, bậc 1 dành cho đối tượng hộ nghèo, khó khăn với mức giá giữ trong khoảng từ  1.484 đồng/kWh đến 1.533 đồng/kWh. Lượng điện người tiêu dùng sử dụng trong bậc này (thông qua cân đối tính toán cụ thể) tối đa là 100kWh. Bậc 2 dành cho tất cả các đối tượng sử dụng điện còn lại với mức giá lũy tiến trên cơ sở tính toán khoa học và số liệu thống kê tin cậy.
Them mot phuong an tinh gia dien moi
Công nhân điện lực kiểm tra chỉ số điện tại phường Hàng Gai (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Ảnh: L.H.T 
Đại diện Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng, đây là phương án đơn giản, rõ ràng, thuận lợi hơn so với cả 3 phương án mà EVN đã đề xuất trước đó. Đặc biệt, phương án mới này vẫn đáp ứng được yêu cầu về chính sách giá điện ưu việt của Đảng và Nhà nước là hỗ trợ đối tượng hộ nghèo, khó khăn, không khuyến khích dùng quá nhiều điện (thậm chí lãng phí) trong khi nguồn và khả năng cung ứng còn khó khăn. Phương án giá điện hai bậc này cũng thể hiện nguyên tắc bình đẳng về giá mua bán điện đối với các hộ có điều kiện, thu nhập trung bình trở lên, khuyến khích quan tâm tiết kiệm điện ở mọi đối tượng sử dụng điện. Đồng thời đảm bảo nguyên tắc đơn vị sản xuất kinh doanh điện bù đắp được chi phí sản xuất, có lợi nhuận hợp lý (theo quy định của Cơ quan quản lý Nhà nước). Bình luận về phương án này của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, ông Nguyễn Mạnh  Hùng - Phó chủ tịch Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam nói: Vấn đề là ở chỗ áp dụng cách tính giá điện như thế nào ở các bậc để đáp ứng các chính sách của nhà nước, trong đó có chính sách an sinh xã hội, chính sách tiết kiệm. Nếu giá điện dành cho hộ nghèo mà đã ở mức 1.533 đồng/kWh thì giá điện ở bậc tính lũy tiến cho các đối tượng sử dụng điện còn lại sẽ được tính ra sao để đảm bảo EVN có lợi nhuận hợp lý? “Đừng nói bậc mà hãy tính lại giá!” Quan điểm của ông Hùng là chỉ nên áp dụng một chính sách giá bán lẻ điện sinh hoạt theo bậc thang và Chính phủ vẫn có chính sách hỗ trợ với hộ nghèo, thu nhập thấp. Còn số bậc thang là bao nhiêu phải trên cơ sở các dữ liệu có liên quan để tính toán cụ thể, bảo đảm giá điện được điều chỉnh theo cơ chế thị trường, phản ảnh các yếu tố đầu vào của sản xuất điện (như giá nhiên liệu, tỷ giá, cơ cấu huy động các nguồn điện và giá điện trên thị trường…), đồng thời cũng phải tính tới tác động của giá điện đối với số đông người tiêu dùng có thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Cùng với đó cũng phải tính tới tác động của việc điều chỉnh giá điện tới nền kinh tế trong vai trò điện là chi phí đầu vào của nhiều ngành sản xuất. PGS.TS Nguyễn Minh Duệ - Hội Khoa học kinh tế Việt Nam cũng cho rằng, biểu giá điện sinh hoạt được đưa ra lấy ý kiến chỉ phục vụ cho lợi ích phía người sản xuất, chưa thể hiện đầy đủ các khía cạnh đảm bảo tính minh bạch, công bằng giữa sản xuất và tiêu dùng. Theo vị chuyên gia này, các phương án biểu giá điện đưa ra hiện nay còn phiến diện, chưa đủ căn cứ khoa học đối với người làm chính sách. "Sự thiếu công bằng lớn nhất là ở chỗ biểu giá đưa ra bảo vệ tính nguyên vẹn lợi ích của EVN, trong mọi tình huống đều đẩy mọi trách nhiệm về phía người tiêu dùng. Do đó, khó có sự thỏa mãn đầy đủ của các hộ tiêu dùng. Vì sao phải bảo vệ nguyên vẹn doanh thu của ngành điện và có lãi, đảm bảo giá bán lẻ bình quân 1.747 đồng/kWh trong khi tính minh bạch chưa được làm rõ?". “Đừng nói bậc mà hãy tính lại giá. Tôi đề nghị không rút gọn xuống 3 hoặc 4 bậc hay 2 bậc như các đề xuất mà để nguyên 6 bậc như hiện nay, với các giải pháp thực hiện như sau: Tính toán kỹ lưỡng mỗi bậc thang từ bao nhiêu kWh đến bao nhiêu kWh tương ứng với giá là bao nhiêu. Để áp giá các bậc một cách chính xác, đề nghị xác định giá bình quân điện sinh hoạt hợp lý, trong đề án EVN lấy giá bình quân điện sinh hoạt là 1.747 đồng/kWh là chưa có cơ sở, cao hơn nhiều giá điện bình quân cho mọi đối tượng 1.662 đồng/kWh” - ông Duệ nói. Còn GS.Nguyễn Quang Thái  - Viện Kinh tế Việt Nam thì cho rằng, có thể tách ra đồng hạng giá điện cho người sử dụng dưới 100 kWh, người nghèo được hỗ trợ trực tiếp không qua EVN. Tuy nhiên, các đơn giá tiếp theo phải là con số không có số lẻ, người dân tự kiểm chứng được. Theo ông Thái, có thể đưa phương án giá bán lẻ điện 4 bậc thang như dưới 100 KWh; 100-200 KWh; 201-400 KWh và trên 401 KWh và các nấc thang cũng nên “mượt mà” hơn. Ví dụ: bậc 1 (1.500 đồng/kWh); bậc 2 (tăng 20% là 1.800 đồng/kWh); bậc 3 (tăng thêm 20% là 2.100 đồng/kWh) và bậc 4 là (tăng thêm 20% nữa là 2.400 đồng/kWh).

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.