Đóng góp vào mức tăng trưởng đến từ sản phẩm cá tra tăng 33% đạt 343 tỷ đồng và sản phẩm chăm sóc sức khỏe tăng 29% đạt 63 tỷ đồng. Ngược lại, doanh thu từ phụ phẩm giảm 14% về còn 88 tỷ đồng, dòng sản phẩm giá trị gia tăng giảm 3% về còn 9 tỷ và sản phẩm khác giảm đến 70% về còn 21 tỷ đồng.
Xét về thị trường tiêu thụ, Mỹ và châu Âu đều ghi nhận mức tăng đáng kể 35% và 68%, trong khi Trung Quốc giảm 48%. Đặc biệt, thị trường châu Âu tăng mạnh và vượt Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Vĩnh Hoàn.
So với tháng 3, doanh thu Vĩnh Hoàn giảm 21% do sự sụt giảm ở hầu hết các nhóm sản phẩm dưới tác động của dịch COVID-19.
Còn về thị trường tiêu thụ, thị trường Mỹ ghi nhận giảm mạnh 48% do dịch vụ ăn uống đóng cửa trên toàn quốc. Thị trường châu Âu tăng 14% nhờ hoạt động bán lẻ và thị trường Trung Quốc tăng 8% khi mở cửa trở lại.
Doanh thu tháng 4 so với tháng 3 của VHC. |
Trong quý 1 vừa rồi, Vĩnh Hoàn báo lãi ròng giảm hơn một nửa so với cùng kỳ. Cụ thể, VHC ghi nhận doanh thu thuần quý 1 giảm 9% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 1.636 tỷ đồng.
Ngược lại, giá vốn hàng bán lại tăng 4%, lên hơn 1.421 tỷ đồng. Từ đó dẫn đến lãi gộp của VHC giảm mạnh 49%, xuống mức gần 215 tỷ đồng.
Các khoản chi phí của VHC trong quý 1 đồng loạt giảm. Trong đó, chi phí tài chính và chi phí bán hàng lần lượt giảm 27% và 20%, ghi nhận gần 18 tỷ đồng và hơn 40 tỷ đồng.
Trong kỳ, VHC không ghi nhận lãi từ công ty liên doanh liên kết trong khi cùng kỳ đạt hơn 13 tỷ đồng.
Kết thúc quý, lãi ròng của VHC giảm 51%, xuống chỉ còn 152 tỷ đồng. Theo VHC, lợi nhuận trong quý 1 sụt giảm là do giá bán giảm và ảnh hưởng tình hình dịch bệnh COVID-19.
Đại hội đồng cổ đông thương niên 2020 của Công ty đã thông qua kế hoạch kinh doanh ở 2 kịch bản. Trong trường hợp khả quan, doanh thu tăng 9% lên 8.600 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế giảm 10% còn 1.063 tỷ đồng. Trong kịch bản còn lại, chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận sẽ giảm lần lượt 18% và 32%.