Doanh thu PV Trans tăng mạnh nhờ cước thuê tàu và giá thuê neo cao

Tăng trưởng của PV Trans được thúc đẩy bởi việc đội tàu tiếp tục được mở rộng trong khi giá cước thuê tàu vẫn sẽ ổn định ở mức cao.

Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (PV Trans – HoSE: PVT) đã ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng trong 11 tháng đầu năm 2024. Doanh thu hợp nhất của PVTrans đạt 10.900 tỷ đồng, tăng trưởng 23% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp đạt 1.700 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.
Tính riêng quý 3/2024, PV Trans đạt 2.934 tỷ đồng doanh thu, tăng 15% so với cùng kỳ, chủ yếu được thúc đẩy bởi hoạt động kinh doanh vận tải tiếp tục tăng trưởng.
Doanh thu vận tải quý 3/2024 tăng 18,3% so cùng kỳ năm ngoái lên 2.320 tỷ đồng, đây là mức cao nhất lịch sử nhờ đội tàu chở dầu mở rộng thêm 7 tàu kể từ đầu quý cùng với môi trường giá thuê tàu neo cao. Mảng vận tải chiếm 79% tổng doanh thu của PVT trong quý 3/2024.
Trong báo cáo vừa công bố cho PVT, VNDirect Research cho biết thị trường tàu chở dầu được dự báo sẽ tiếp tục khả quan trong năm 2025. Trong 9 tháng năm 2024, giá cước tàu chở dầu Aframax (mức chuẩn cho giá cước tàu chở dầu thô) và tàu tầm trung (mức chuẩn cho tàu chở dầu sản phẩm/hóa chất) tăng 8% và 9% so với cùng kỳ.
BIMCO/Clarksons dự báo nhu cầu tấn - dặm tăng trưởng 3% so với cùng kỳ đối với dầu thô và 2% đối với sản phẩm dầu vào năm 2025, với giả định căng thẳng ở Biển Đỏ sẽ tiếp tục kéo dài trong suốt năm 2025. Clarksons cũng dự báo giá cước tàu chở hóa chất sẽ tăng lần lượt 7%, 2%, 2% trong năm 2024, 2025, 2026.
Bên cạnh đó, cước vận tải dầu thô và nhiên liệu đã giảm trong khi cước tàu hóa chất vẫn neo cao, điều này đảm bảo cho đội tàu hóa chất – đội tàu chủ lực của PVT – được hưởng mức giá cao. Biến động giá cước vận chuyển gần đây cũng phần nào phản ánh triển vọng của từng phân khúc.
Đối với thị trường vận tải dầu thô và nhiên liệu, BIMCO dự báo tình hình thị trường tàu chở dầu thô sẽ vẫn tương đối tích cực trong khi tàu chở dầu sản phẩm sẽ giảm nhẹ trong năm 2025, nhưng cả hai thị trường đều sẽ yếu hơn vào năm 2026 do các tàu sẽ dần quay trở lại các tuyến bình thường thay vì phải tránh tuyến Biển Đỏ và Kênh đào Suez như hiện nay, khiến quãng đường di chuyển bị rút ngắn.
Đối với thị trường vận tải hóa chất, là một phân khúc ngách của thị trường vận tải hàng lỏng, triển vọng phân khúc này vẫn được hỗ trợ bởi nhu cầu ổn định từ Châu Á cùng với triển vọng nguồn cung tàu tương đối hạn chế.
Doanh thu PV Trans tang manh nho cuoc thue tau va gia thue neo cao
Ảnh minh họa 
Đối với thị trường vận tải hàng rời, theo BIMCO, cán cân cung/cầu đã được cải thiện trong năm 2024 và cả năm dự kiến sẽ tích cực hơn so với năm 2023. Triển vọng cung/cầu dự kiến sẽ yếu hơn một chút vào năm 2025-26, vẫn dựa trên giả định rằng các tàu sẽ quay trở lại tuyến đường Biển Đỏ và Kênh đào Suez kể từ năm 2025.
Bên cạnh đó, PVT đã chuyển dịch hoạt động cốt lõi từ vận tải dầu thô sang dầu/hóa chất và hàng rời với các khoản đầu tư lớn thời gian qua. Đội tàu dầu/hóa chất và hàng rời đã tăng vọt lên 24-12 tàu từ 11-2 tàu vào 2020.
Về phát triển đội tàu, tính tới cuối tháng 11/2024, PVTrans hiện sở hữu đội tàu hiện đại với 58 chiếc, tổng trọng tải hơn 1,6 triệu DWT, được xem là công ty vận tải hàng lỏng lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Không chỉ về số lượng, đội tàu của PVTrans không ngừng được trẻ hóa để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về ứng dụng công nghệ tiên tiến giúp tối ưu hóa nhiên liệu, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả vận hành.
Trong đó, riêng trong tháng 10/2024, PVTrans tiếp tục nhận thêm tàu chở dầu sản phẩm MR – PVT Valencia với trọng tải lên tới 47.399 DWT (đón năm 2008 tại Nhật Bản), nâng đội tàu lên 58 chiếc và giữ vững danh hiệu đơn vị vận tải hàng lỏng số 1 tại Việt Nam (PVTrans đã đầu tư 6 tàu mới đa dạng về chủng loại và trọng tải, đáp ứng linh hoạt các yêu cầu vận tải khác nhau từ dầu sản phẩm, tàu hóa chất, tàu chở khí hóa lỏng (LPG) đến tàu hàng rời trong hơn 10 tháng đầu năm 2024).
Từ những diến biến trên, VNDirect Research dự phóng doanh thu của PVT tăng 16% svck trong năm 2024, chủ yếu nhờ mức tăng trưởng doanh thu 17,3% svck của mảng vận tải, đến từ đóng góp của các tàu mới đầu tư trong năm 2023-24. Về lợi nhuận, VNDirect ước tính lợi nhuận ròng của PVT sẽ tăng 21,4%/17,0% svck trong năm 2024-25, nhờ đội tàu tiếp tục được mở rộng trong khi giá cước thuê tàu vẫn sẽ ổn định ở mức cao.
Bên cạnh đó, VNDirect nâng giá mục tiêu cho PVT thêm 3,6% lên 34.900 đồng/cổ phiếu và duy trì khuyến nghị khả quan với tiềm năng tăng giá 29,5% và tỷ suất cổ tức 1,1%.
Như vậy, triển vọng năm 2024-2025 của PV Trans có thể nhìn thấy từ việc mở rộng đội tàu từ năm 2023, cùng với đó, giá cước thuê tàu chở dầu cao hơn so với cùng kỳ dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp này.

Vụ 3,5 tỷ đồng bỏ quên trong két sắt công ty PVTrans: Bộ Công an vào cuộc

(Kiến Thức) -  Liên quan đến vụ việc 3,5 tỷ đồng bị “bỏ quên” tại PVTrans, Bộ Công an và PVN đang vào cuộc làm rõ. 

Ai bỏ quên 3,5 tỷ trong két sắt?

Nhiều doanh nghiệp lãi trăm tỷ, riêng Vietnam Airlines lại ước lỗ 10.000 tỷ 6 tháng

(Kiến Thức) -Chưa kết thúc tháng 6 nhưng một số doanh nghiệp đã bắt đầu hé lộ những kết quả kinh doanh sơ bộ cho quý kinh doanh vừa qua. 

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên, lãnh đạo Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) chia sẻ lãi trước thuế 6 tháng có thể đạt 600 tỷ đồng, tức khoảng 80% kế hoạch cả năm. Như vậy, riêng quý 2 SHS báo lãi hơn 260 tỷ đồng.
Năm 2021, SHS đặt kế hoạch doanh thu 1.887 tỷ đồng và lãi trước thuế 751 tỷ đồng, lần lượt tăng 5% và xấp xỉ kết quả năm 2020.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.