Doanh nghiệp Việt chi 1,22 tỷ USD mua 3 loại hạt bình dân

Trong vòng 75 ngày, các doanh nghiệp của Việt Nam đã chi hơn 1,22 tỷ USD để gom mua ba loại hạt bình dân.

Ngô, đậu tương và lúa mì đều là những loại hạt bình dân và quen thuộc. Hàng năm, nước ta phải chi khoản tiền khủng lên tới vài triệu USD để nhập khẩu các loại hạt này.
Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, chỉ trong 75 ngày đầu năm 2024, các doanh nghiệp Việt đã chi hơn 1,22 tỷ USD để nhập khẩu 4,14 triệu tấn ngô, đậu tương và lúa mì từ các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Cụ thể, tính đến ngày 15/2, nước ta chi ra 602 triệu USD để nhập khẩu gần 2,38 triệu tấn ngô. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng ngô nhập về tăng 23,7% nhưng giá trị lại giảm 6,5% do giá thành mặt hàng này hạ nhiệt.
Doanh nghiep Viet chi 1,22 ty USD mua 3 loai hat binh dan
 
Tương tự, nhập khẩu đậu tương lên tới trên 440 nghìn tấn, giá trị đạt 247 triệu USD, tăng 11% về lượng nhưng giá trị lại giảm 10,8%.
Nhập khẩu lúa mì lên tới hơn 1,32 triệu tấn, giá trị đạt 370 triệu USD, tăng mạnh 42% về lượng và tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các mặt hàng này được nhập về chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Bởi, năng lực sản xuất nguyên liệu nội địa phục vụ cho ngành thức ăn chăn nuôi còn hạn chế nên Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguồn hàng nhập khẩu.
Ước tính nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu chiếm khoảng 65% tổng nhu cầu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước.
Theo chuyên gia và các doanh nghiệp, thời điểm đầu năm nay, giá các loại hạt như ngô, đậu tương và lúa mì tương đối rẻ so với cùng kỳ năm trước nên các doanh nghiệp sản xuất mạnh tay gom mua.
Năm ngoái, Việt Nam nhập khẩu 9,7 triệu tấn ngô, giá trị lên tới 2,87 tỷ USD, tăng 1,6% về khối lượng nhưng giảm 13,7% về giá trị so với năm 2022. Ngoài ra, nước ta còn nhập 1,86 triệu tấn đậu tương, giá trị 1,17 tỷ USD; lúa mì là 4,68 triệu tấn và giá trị 1,56 tỷ USD.

Phó thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay biện pháp bình ổn giá thịt lợn

Trước diễn biến giá thịt lợn và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao, Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu bảo đảm cân đối cung cầu, nguồn cung, giá cả.

Cụ thể, Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành khẩn trương theo dõi sát diễn biến, tình hình giá cả, cung cầu thịt lợn trên thị trường.

Đặc biệt, Phó thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ tình hình xuất khẩu mặt hàng này qua biên giới; quyết liệt thực hiện các giải pháp chống đầu cơ, trục lợi, thao túng và nâng giá bất hợp lý, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Giá lợn hơi tiếp tục lao dốc, giải pháp gỡ khó

Thời gian qua, giá lợn hơi ở nhiều địa phương đã xuống khoảng 50.000 đồng, thậm chí có những ngày giảm xuống còn 48.000 đồng/kg, khiến người chăn nuôi phải chịu lỗ.

Xu hướng giá thịt lợn hơi giảm kéo dài từ trước Tết Nguyên đán tới nay chưa có dấu hiệu phục hồi

Trong tuần qua giá thịt lợn hơi tuần qua vẫn chỉ dao động quanh mức 50.000 đồng/kg. Cụ thể, tại khu vực miền Bắc, giá thịt lợn hơi chỉ dao động trong khoảng 48.000 - 50.000 đồng/kg. Trong đó, mức giá thấp nhất khu vực 48.000 đồng/kg tiếp tục được ghi nhận tại các tỉnh: Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình. Cao hơn một giá ở mức 49.000 đồng/kg gồm các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Thương lái tại các tỉnh thành còn lại gồm: Hưng Yên, Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Nội, Tuyên Quang trong tuần qua vẫn thu mua thịt lợn hơi với giá 50.000 đồng/kg, mức cao nhất khu vực.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.