Doanh nghiệp sở hữu ngân hàng: Kiểm soát thế nào để tránh lặp lại kịch bản SCB?

Để kiểm soát tình trạng tập đoàn sân sau, đặc biệt là tập đoàn BĐS sở hữu ngân hàng, cần phải thanh tra, giám sát thường xuyên và có chế tài kiểm soát chặt chẽ.

Dự thảo Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi) được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV vừa qua. Ngân hàng Nhà nước đưa ra đề xuất theo hướng giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần với cổ đông cá nhân, nhằm ngăn ngừa sở hữu chéo tại các ngân hàng.

Tập đoàn sân sau sở hữu ngân hàng - vấn đề nhức nhối
Tình trạng sở hữu chéo, thao túng lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng là vấn đề nhức nhối trong suốt thời gian qua, đặc biệt việc huy động vốn cho vay đối với doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái của tập đoàn kinh tế tư nhân. Mối quan hệ giữa tập đoàn bất động sản (BĐS) và ngân hàng làm dấy lên lo ngại về tình trạng vốn tín dụng chảy vào sân sau của lãnh đạo nhà băng. Vụ việc ngân hàng SCBVạn Thịnh Phát là điển hình việc nhiều doanh nghiệp là đại gia đứng sau ngân hàng.
Sở hữu chéo như ma trận giữa các ngân hàng thương mại với nhau, giữa ngân hàng thương mại với doanh nghiệp và các tập đoàn kinh tế thành lập ngân hàng để huy động vốn phục vụ chủ yếu cho hoạt động của chính doanh nghiệp giữ cổ phần vốn sở hữu. Dẫn đến làm gia tăng rủi ro cũng như tăng vốn ảo thông qua việc đi vay để đầu tư, góp vốn lẫn nhau trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua công ty con. Ngân hàng mẹ, các công ty con, công ty liên kết cùng đầu tư vào doanh nghiệp, sở hữu cổ phần, chi phối hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại dẫn đến vốn toàn hệ thống tăng ảo. Nhiều ngân hàng có bề ngoài đẹp nhưng đang “ủ bệnh”, không biết bục ra lúc nào. Thực tế vẫn có sự tồn tại của cổ đông lớn đứng danh hoặc không đứng danh trong Hội đồng quản trị, ban điều hành, nắm cổ phần chi phối ngày càng nhiều hoạt động của ngân hàng.
Doanh nghiep so huu ngan hang: Kiem soat the nao de tranh lap lai kich ban SCB?
Trụ sở Vạn Thịnh Phát. 
Chuyên gia Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), cho biết, tình trạng tập đoàn sân sau sở hữu ngân hàng thời gian qua đã bị xử lý, điển hình là vụ việc Ngân hàng SCB.
“Có tình trạng các tập đoàn sở hữu ngân hàng bởi sẽ rẻ hơn đi vay ngân hàng rất nhiều. Vấn đề chính phải xem hoạt động đó hiệu quả hay không. Thực tế trước đây, có hiện tượng tập đoàn sân sau phát hành trái phiếu thông qua ngân hàng, lại chuyển về đó. Tuy nhiên, thời gian qua, Nhà nước đã có rất nhiều biện pháp, thanh, kiểm tra rất cụ thể. Nếu anh làm lãnh đạo ở hai lĩnh vực, giờ chỉ làm một lĩnh vực thôi. Để phát hiện tình trạng này và xử lý cần thanh, kiểm tra”, chuyên gia Ngô Trí Long nêu ý kiến.
Doanh nghiep so huu ngan hang: Kiem soat the nao de tranh lap lai kich ban SCB?-Hinh-2
Chuyên gia Ngô Trí Long 
“Có tình trạng các tập đoàn sở hữu ngân hàng bởi sẽ rẻ hơn đi vay ngân hàng rất nhiều. Vấn đề chính phải xem hoạt động đó hiệu quả hay không. Thực tế trước đây, có hiện tượng tập đoàn sân sau phát hành trái phiếu thông
qua ngân hàng, lại chuyển về đó”, chuyên gia Ngô Trí Long.
Siết tỷ lệ sở hữu khó chống sở hữu chéo?
Nói về động thái của Ngân hàng Nhà nước đề xuất theo hướng giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần với cổ đông cá nhân để chống sở hữu chéo ngân hàng, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, cho rằng, các quy định về ngăn sở hữu chéo và tăng tính đại chúng của một ngân hàng chưa đủ để ngăn tình trạng này. Nguyên nhân, theo ông Nghĩa, khâu thanh tra giám sát ở Việt Nam còn quá yếu.
Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa cho hay, ở các nước, tình trạng sở hữu chéo ngân hàng được kiểm soát khá tốt vì cấu trúc sở hữu minh bạch. Cụ thể, các tập đoàn nước ngoài doanh thu hàng trăm tỷ USD, song cũng chỉ sở hữu vài ba công ty con. Trong khi đó, các tập đoàn của Việt Nam có tới hàng trăm công ty con, như Vạn Thịnh Phát có 762 công ty liên quan. Đồng thời, ở nhiều nước, không có chuyện liên kết sở hữu để thành nhóm sở hữu như nước ta. Trong khi đó, tình trạng này ở Việt Nam khá phổ biến: Bố nắm 5% vốn, mẹ 5% vốn, rồi con cháu, họ hàng…, tổng cộng lại chiếm 50-60% vốn ngân hàng. Thậm chí, có những cá nhân không nắm giữ cổ phần ngân hàng, song vẫn chi phối.
Doanh nghiep so huu ngan hang: Kiem soat the nao de tranh lap lai kich ban SCB?-Hinh-3
Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa 
Luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch TAT Law Firm, cho rằng, kinh doanh thuộc quyền của doanh nghiệp nhưng đối với ngân hàng - tổ chức tín dụng đặc thù - uy tín là hết sức quan trọng. Trường hợp ngân hàng có nhiều vướng mắc về pháp lý, rõ ràng cảnh báo về sức hút bị giảm sút, sẽ gây ra hậu quả pháp lý đối với việc không mặn mà tham gia giao dịch từ khách hàng là tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu tín dụng.
Theo quy định hiện hành của Luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng, cổ đông lớn của tổ chức tín dụng và người liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần từ 5% trở lên vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng khác.
Điều này cho thấy kiểm soát về tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cá nhân, tổ chức trong tổ chức tín dụng, về cơ bản, chỉ kiểm soát được phần nào bề nổi của “tảng băng chìm”.
Theo ông Tú, việc siết chặt có thể làm doanh nghiệp khó phát triển, ảnh hưởng nền kinh tế nên theo chỉ đạo của Chính phủ, trong đó có hoạt động tín dụng: “Kiên trì, kiên định, kiên quyết phát triển hệ sinh thái BĐS an toàn, lành mạnh, bền vững; không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý, nhưng tăng cường kiểm tra, giám sát, không buông lỏng quản lý nhà nước”.
Trên tinh thần đó, cần chủ động phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm những hành vi sai phạm theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
Cần tăng cường giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với hệ thống tín dụng ngân hàng thương mại hoạt động theo đúng khuôn khổ của pháp luật. Trong trường hợp phát hiện dấu hiệu bất thường trong tổ chức hoạt động tín dụng của ngân hàng theo quy định của Luật tín dụng và các quy định có liên quan, Ngân hàng Nhà nước sẽ vào cuộc để xác minh, thanh tra, kiểm tra và xử lý sai phạm (nếu có).
Doanh nghiep so huu ngan hang: Kiem soat the nao de tranh lap lai kich ban SCB?-Hinh-4
Luật sư Trương Anh Tú 

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, trên thực tế, dù luật không cho phép sở hữu chéo nhưng thực tiễn có thể các cổ đông nhờ những người có liên quan đứng tên mà đối với ngân hàng cũng không thể nắm được, như một số vụ án mới đây cho thấy có những trường hợp đứng tên sở hữu. Do vậy, quy định trong dự thảo Luật chỉ là một trong những cách để hạn chế. Muốn giải quyết căn cơ được việc này Thống đốc cho rằng, đòi hỏi rất nhiều các công cụ và giải pháp và từ nhiều cơ quan khác nhau, như minh bạch hóa cơ sở dữ liệu, các giao dịch, lập cơ sở dữ liệu các giao dịch về vốn cổ phần hay là các giao dịch của các doanh nghiệp...

Chặn tình trạng vốn tín dụng chảy vào sân sau của lãnh đạo ngân hàng
Theo Luật sư Trương Anh Tú, kinh doanh BĐS là hoạt động mang tính đặc thù, cần nhiều vốn. Các doanh nghiệp BĐS có xu hướng sử dụng vốn vay từ tổ chức tín dụng là bình thường, trong khuôn khổ pháp luật quy định. Những trường hợp sử dụng không đúng vốn vay và không đảm bảo điều kiện huy động vốn sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Về phía ngân hàng, theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng không được kinh doanh BĐS, trừ trường hợp “nắm giữ BĐS do việc xử lý nợ vay”. Trong 3 năm kể từ ngày tổ chức tín dụng thông báo cho bên liên quan về việc quyết định xử lý tài sản đảm bảo do không trả được nợ, phải xử lý tài sản đảm bảo. Nếu quá thời gian này, tổ chức tín dụng vẫn chưa xử lý tài sản, hành vi nắm giữ BĐS là vi phạm luật.
Việc mua lại tài sản phải tuân thủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm (sau khi phát mãi và đưa ra đấu giá công khai thông qua hội đồng đấu giá nhưng vẫn không có người mua). Trường hợp tổ chức tín dụng mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động, chi phí không quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
Do đó, việc chặn tình trạng vốn tín dụng chạy vào sân sau của các lãnh đạo ngân hàng (chủ yếu là doanh nghiệp BĐS) thể hiện sự thận trọng với tín dụng BĐS của ngân hàng là cần thiết. Tuy nhiên, nên thận trọng chứ không phải “chặn” hay “siết”, bởi nếu thị trường BĐS biến động đều gây ảnh hưởng ngân hàng. Hơn hết cần xác định vai trò của thị trường tiền tệ bằng việc quản lý cổ phiếu và trái phiếu và các giải pháp để bảo vệ quyền huy động vốn của doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo ngân hàng thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.
Thời gian qua, quan hệ khăng khít giữa ngân hàng và các doanh nghiệp liên quan với người nội bộ gây ra nhiều lo ngại. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, bản chất mối quan hệ này không hẳn xấu, mà đôi khi còn giúp dòng vốn ngân hàng luân chuyển và sử dụng hiệu quả hơn. Điều quan trọng là việc cấp tín dụng ngân hàng cho công ty sân sau phải tuân thủ đúng quy định pháp luật.
Doanh nghiep so huu ngan hang: Kiem soat the nao de tranh lap lai kich ban SCB?-Hinh-5
 
Nhận định về ý kiến trên, luật sư Trương Anh Tú cho rằng, trong hoạt động kinh doanh, quan điểm của Nhà nước vẫn tôn trọng “Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật”. Quan trọng hơn cả là việc thực thi pháp luật và hoạt động giám sát của cơ quan quản lý như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan khác có liên quan hoạt động tín dụng.
Tăng cường và mở rộng phạm vi giám sát, kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước liên quan hoạt động chào bán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Kiểm soát hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp kinh doanh BĐS trên thị trường chứng khoán, tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá.
Theo đó, Bộ Tài chính phối hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về phát hành, đầu tư và cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp, nhất là phát hành trái phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp BĐS, tổ chức tín dụng có liên quan doanh nghiệp BĐS; doanh nghiệp có khối lượng phát hành lớn, lãi suất cao; doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ; doanh nghiệp phát hành không có tài sản bảo đảm.
Doanh nghiep so huu ngan hang: Kiem soat the nao de tranh lap lai kich ban SCB?-Hinh-6
 
Cùng đó, có sự chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, hoạt động huy động vốn (bao gồm phát hành trái phiếu) của doanh nghiệp kinh doanh BĐS trên thị trường chứng khoán đúng quy định pháp luật; tạo điều kiện, không làm cản trở doanh nghiệp (đủ năng lực, kết quả hoạt động kinh doanh tốt, lành mạnh...) có thể huy động vốn để hỗ trợ phục hồi, phát triển.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, trên thực tế, dù luật không cho phép sở hữu chéo nhưng thực tiễn có thể các cổ đông nhờ những người có liên quan đứng tên mà đối với ngân hàng cũng không thể nắm được, như một số vụ án mới đây cho thấy có những trường hợp đứng tên sở hữu. Do vậy, quy định trong dự thảo Luật chỉ là một trong những cách để hạn chế. Muốn giải quyết căn cơ được việc này Thống đốc cho rằng, đòi hỏi rất nhiều các công cụ và giải pháp và từ nhiều cơ quan khác nhau, như minh bạch hóa cơ sở dữ liệu, các giao dịch, lập cơ sở dữ liệu các giao dịch về vốn cổ phần hay là các giao dịch của các doanh nghiệp...
Quy định hiện hành của Luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng, tại điểm a, khoản 2 và khoản 3 Điều 55 như sau:
“a) Sở hữu cổ phần tại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo phương án cơ cấu lại được cấp có thẩm quyền phê duyệt; sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng tại công ty con, công ty liên kết quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 103, khoản 3 Điều 110 của Luật này” và:
“3. Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này. Cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần từ 5% trở lên vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng khác”.

Thực hiện: Hải Ninh 

Cty con ủng hộ 1.450 tỷ đồng mua vacxin, Vạn Thịnh Phát “khủng” cỡ nào?

(Kiến Thức) -  Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được sáng lập bởi bà Trương Mỹ Lan năm 1991.  Doanh nghiệp hiện gồm rất nhiều đơn vị thành viên/công ty liên quan có quy mô vốn tới hàng nghìn tỷ đồng.

Mới đây, CTCP Bảo trợ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (thành viên của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) đã ủng hộ 1.450 tỷ đồng kinh phí mua vacxin chống dịch COVID-19 của TP HCM.

Hành trình phá án: Bí ẩn thi thể có 4 'lỗ thủng' bị vứt ven đường

Lợi dụng đêm tối và khu vực vắng người, hung thủ đã dùng dao để sát hại nạn nhân rồi cướp xe đi. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.

Hanh trinh pha an: Bi an thi the co 4 'lo thung' bi vut ven duong

Theo hồ sơ vụ án, khoảng 5h30 sáng 11/6/2018, một người dân dậy sớm đi men theo con đường thuộc xóm Mới (thôn Đoài, xã Hồng Lạc, huyện Thanh Hà, Hải Dương). Khi đến khu vực bãi xe container, họ sững người khi phát hiện 1 thi thể nằm sát mép đường, xung quanh máu còn vương vãi.

Hanh trinh pha an: Bi an thi the co 4 'lo thung' bi vut ven duong-Hinh-2
Tiếp nhận thông tin, Công an huyện Thanh Hà đã lập tức xuống hiện trường đồng thời báo lên Công an tỉnh Hải Dương. Các cán bộ kỹ thuật hình sự là người đầu tiên tiếp cận với thi thể trên. Đây là thi thể nam giới, đã tử vong trước đó nhiều giờ. Trên người nạn nhân có tổng cộng 4 vết thương, trong đó có một vết cắt sâu ở cổ, 2 vết đâm tại cổ, ngực và một vết đâm sau lưng. Nạn nhân được xác định tử vong do mất máu cấp.

Hành trình phá án: Xác người phụ nữ bị hiếp dâm, giấu xuống giếng

Giang nhặt 1 khúc gỗ trong vườn, đánh nhiều nhát vào đầu nạn nhân, sau đó bóp cổ, hiếp dâm, rồi kéo thi thể ném xuống giếng. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án,

Hanh trinh pha an: Xac nguoi phu nu bi hiep dam, giau xuong gieng
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 20h ngày 14/3/2022, chị chị Trịnh Thị Hồng (SN 1976, trú thôn Ia Sâm, xã Ia Rong, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) điều khiển xe máy rời khỏi nhà đi đến rẫy của gia đình tại thôn Ia Sâm để tưới cà phê. Đến sáng 15/3, người thân không thấy chị Hồng trở về nên vào rẫy tìm kiếm. Tới nơi, mọi người thấy máy bơm nước vẫn hoạt động mà không có chị H., gọi điện thì không liên lạc được.
Hanh trinh pha an: Xac nguoi phu nu bi hiep dam, giau xuong gieng-Hinh-2
Nghi ngờ xảy ra điều xấu, gia đình tích cực tìm kiếm và đến 16h cùng ngày, anh Trịnh Văn Hùng (1988, em trai chị Hồng) phát hiện ở gốc cà phê gần vòi nước đang tưới có hai chiếc quần phụ nữ.

Hành trình phá án: “Phi công trẻ” sát hại người tình vì đòi chia tay

Thấy Hà đòi chia tay, xin gặp cũng không được nên Tú đã ra tay sát hại nạn nhân dã man. Vụ án này được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.

Hanh trinh pha an: “Phi cong tre” sat hai nguoi tinh vi doi chia tay

Theo hồ sơ vụ án, khoảng 22h30 ngày 11/10/2016, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Ninh Bình nhận được thông tin về việc chị Vũ Thị Ngọc Hà (SN 1985) đã li hôn chồng, hiện đang sinh sống cùng 2 cậu con trai (SN 2007 và 2013) ở phố Phúc Khánh, phường Ninh Sơn (TP Ninh Bình) chết tại phòng ngủ với nhiều vết thương chết người.

Hanh trinh pha an: “Phi cong tre” sat hai nguoi tinh vi doi chia tay-Hinh-2

Trước tính chất nghiêm trọng của vụ án, Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình trực tiếp chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP Ninh Bình và Phòng kỹ thuật hình sự khẩn trương đến nhà nạn nhân.

Hành trình phá án: Biến bé gái thành “búp bê tình dục” rồi sát hại

Do bị ám ảnh về những thước phim “đen” trên mạng, đối tượng đã giở trò thú tính và sát hại bé gái 5 tuổi bịt đầu mối. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.

Hanh trinh pha an: Bien be gai thanh “bup be tinh duc” roi sat hai

Theo hồ sơ vụ án, chiều 15/12/2012, vợ chồng anh Y Siêng Niê (27 tuổi) và chị HMoch Byă (26 tuổi) ở buôn Đắc Tuôr, xã Cư Pui, huyện Krông Bông, Đắk Lắk) đi làm rẫy về nhưng không thấy con gái là cháu HQuyên Byă (5 tuổi). (Ảnh minh họa)

Hanh trinh pha an: Bien be gai thanh “bup be tinh duc” roi sat hai-Hinh-2

Nghĩ là HQuyên đi chơi loanh quanh trong xóm nên mọi người không quan tâm, mãi đến 18h vẫn không thấy con về ăn tối như mọi ngày, vợ chồng anh Y Siêng sốt ruột cùng hàng xóm đi tìm nhưng suốt đêm vẫn không thấy cháu bé.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.