Đoàn người bò như cá sấu để chữa đau lưng ở Trung Quốc

Mô phỏng theo bước di chuyển của cá sấu, nhóm người ở tỉnh Giang Tô thường cùng nhau tập thể dục bằng cách bò trườn cả quãng đường dài để chữa bệnh đau lưng.

Khu du lịch núi Xiangshan ở tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) đang trở thành chủ đề được quan tâm trên truyền thông và mạng xã hội ở nước này, theo SCMP.

Cụ thể, hàng trăm người dân địa phương thường tụ tập ở đây, cùng nhau tập thể dục bằng cách bò trên mặt đất để chữa đau lưng. Cả nhóm mặc đồng phục màu đỏ hoặc xanh, cùng bò theo nhịp điệu và hô vang các khẩu hiệu trong lúc tập.

Quãng đường hàng ngày của nhóm này thường kéo dài từ đoạn đường chạy bộ đến quảng trường trong khu vực.

Doan nguoi bo nhu ca sau de chua dau lung o Trung Quoc

Clip nhóm người "bò" theo đoàn khiến người chứng kiến và những người dùng mạng Trung Quốc tò mò và thích thú. Ảnh: Weibo.

Động tác tập thể dục của cả hội khiến người xem liên tưởng đến sự di chuyển của loài bò sát, do đó, họ thường được gọi là nhóm "người cá sấu".

Theo trưởng nhóm Zhu Jianliang, nhóm hoạt động được một năm. Số lượng thành viên bắt đầu với vài người, giờ đã mở rộng lên gần 1.000 người. Trong đó, thành viên lớn tuổi nhất đang ở tuổi 69.

Zhu nói thêm việc bò trườn trên mặt đất có thể giúp người thực hiện giảm đau ở cột sống.

"Trước đây, tôi từng gặp vấn đề liên quan tới thoát vị đĩa đệm. Sau khi thực hiện động tác này đều đặn trong 8 tháng, cơn đau đã giảm bớt nhiều”, Li Wei, một HLV thể hình tham gia trong nhóm, cho biết.

Ngoài nhóm người ở Giang Tô, một nhóm khác gồm khoảng vài chục người ở tỉnh Hồ Nam cũng tập động tác tương tự, Sanxiang Metropolis News đưa tin.

“Tôi đọc được thông tin trên mạng rằng việc bắt chước hành động leo trèo như cá sấu giúp làm giảm các triệu chứng đau đốt sống thắt lưng mà tôi đã phải chịu đựng trong nhiều năm. Sau đó, tôi đã học cách thực hiện bài tập này. Tôi có thể nói rằng nó có hiệu quả", Zuo Guihui, một thành viên trong nhóm ở Hồ Nam, bày tỏ.

Doan nguoi bo nhu ca sau de chua dau lung o Trung Quoc-Hinh-2

Động tác mô phỏng lại hành động di chuyển của loài cá sấu được đánh giá là giúp những người mắc chứng đau lưng cải thiện vấn đề.

Chen Xin, bác sĩ chỉnh hình từ Bệnh viện 3 thuộc Đại học Bắc Kinh ở Bắc Kinh, cho biết động tác bò trườn giống như cá sấu không nguy hiểm và tương tự như chống đẩy nhưng đồng thời di chuyển về phía trước.

“Cơ thể ở vị trí nằm phẳng ra như lúc bơi, làm giảm áp lực lên các đĩa đệm và giúp cải thiện sức mạnh của các cơ xung quanh”, bác sĩ Chen phân tích.

Nhưng ông cảnh báo rằng những người lớn tuổi và những người có vấn đề về vai hoặc chân nên tránh hình thức tập thể dục này.

Xu Shunlin, bác sĩ tim mạch ở cùng bệnh viện, cho biết bệnh nhân mắc tiểu đường, cao huyết áp và các bệnh về tim cũng không nên tham gia.

“Thực hiện động tác này có thể khiến huyết áp của bạn tăng vọt rất nhanh và nó sẽ gây áp lực lên tim bạn nhiều hơn là đi bộ", bác sĩ Xu cảnh báo.

Nhiều người dùng ở Trung Quốc tỏ ra thích thú với hình thức tập thể dục mới.

“Đối với một khách du lịch lần đầu tiên nhìn thấy nhóm người này bò trên núi Xiangshan, anh ta có thể sẽ nghĩ rằng một 'đội quân cá sấu' đang diễu hành”, một người dùng bình luận.


Sống sót sau khi bị cá sấu cắn và lạc trong rừng 3 ngày

Một người đàn ông Mỹ gần đây đã kể lại câu chuyện sống sót thần kỳ của anh ta sau khi bị cá sấu cắn đứt một bên tay và đi lạc trong rừng 3 ngày.

Hồi tháng 7, Eric Merda tham gia một chuyến thăm quan đến Trại cá Lake Manatee ở thành phố Myakka, Florida (Mỹ). Trong lúc bơi qua một cái hồ, anh ta bị một con cá sấu tấn công và cắt đứt một bên tay.

Anh ấy nói với CBS Miami: “Tôi nhìn thấy một con cá sấu đang bơi ở phía bên tay phải của mình. Lúc đó, tôi cố gắng bơi thật nhanh nhưng nó vẫn lao đến và cắn đứt cẳng tay phải của tôi”.

Nho sữa ở Trung Quốc không còn là loại quả quý tộc

Giờ đây, loại nho này không còn là loại hoa quả được liệt vào hàng “quý tộc” ở Trung Quốc, do được trồng rộng rãi ở nhiều địa phương.

Nho sữa, với tên tiếng Anh Shine Muscat, xuất xứ từ Nhật Bản và được mệnh danh là “Hermes” của làng nho.

Ở Trung Quốc, nho sữa có tên Sunshine Rose (tạm dịch Ánh nắng hoa hồng) với các vùng trồng chính ở Thiểm Tây, Tân Cương, Vân Nam, Cam Túc, Ninh Hạ...

Mặc dù không được coi là vùng trồng chính, nhưng tỉnh Giang Tô, miền Đông nước này, có một ngôi làng giàu lên nhờ trồng nho. Ngôi làng mang tên Đinh Trang này hiện có hơn 20.000 mẫu (13,334 km2) trồng các loại nho, trong đó chủ yếu là nho Cự phong. Nho sữa là loại được trồng nhiều thứ hai với hơn 3.000 mẫu (2km2).

Nho sua o Trung Quoc khong con la loai qua quy toc

Nho sữa ở thôn Đinh Trang.

Theo ông Phương Ưng Minh, Giám đốc Cơ sở Thí điểm tổng hợp khoa học công nghệ trồng nho TP. Cú Dung thuộc Chương trình nông nghiệp hiện đại của tỉnh Giang Tô, thôn Đinh Trang là một trong những nơi đầu tiên ở Trung Quốc du nhập giống nho sữa.

Trả lời PV. VOV, ông Phương Ưng Minh cho biết: “Giống nho sữa được du nhập vào Trung Quốc khoảng năm 2009, trồng ở thôn Đinh Trang từ năm 2011 và do chuyên gia người Nhật chuyển giao công nghệ. Giá bán lẻ năm 2022 của nho sữa đạt tiêu chuẩn tại đây là từ 30-40 nhân dân tệ (100.000-135.000 đồng/500g). Hai năm trước, với những chùm nho đạt tiêu chuẩn cao có thể bán tới 498 tệ tương đương gần 1,7 triệu đồng/chùm”.

Khi được hỏi thế nào là nho sữa đạt tiêu chuẩn, bởi trên thực tế, người tiêu dùng vẫn có thể mua các loại nho sữa với giá chỉ bằng một nửa, tức 15 nhân dân tệ (50.000 đồng/500g) ở nhiều địa phương của Trung Quốc, như Bắc Kinh, ông chia sẻ: “Ban đầu chúng tôi hạn định mỗi chùm chỉ từ 6-6,5 lạng, nhưng sau này chúng tôi thấy rằng mỗi chùm từ 8 lạng đến 9 lạng là đạt yêu cầu. To hơn nữa sẽ không đảm bảo được độ thơm ngon của nho”.

Nho sua o Trung Quoc khong con la loai qua quy toc-Hinh-2

Ông Phương Ưng Minh, Giám đốc Cơ sở Thí điểm tổng tợp khoa học công nghệ trồng nho TP. Cú Dung

Ông Minh cũng cho biết, một chùm nho sữa đạt yêu cầu không chỉ có độ ngọt, còn phải có mùi hương thoang thoảng của hoa hồng, do vậy giống nho này ở Trung Quốc có tên Ánh nắng hoa hồng.

Ông Minh giải thích, người Trung Quốc thường quan niệm nho càng to, chùm càng lớn thì càng ngon. Những năm trước, có thời điểm nho sữa chỉ bán với giá 8 nhân dân tệ (hơn 27.000 đồng/500g) bởi một số vùng trồng chạy theo sản lượng.

Tuy nhiên, theo công nghệ Nhật Bản, sau khi cắt tỉa, mặc dù số quả ít hơn, kích thước nhỏ hơn, nhưng đảm bảo được tiêu chuẩn kỹ thuật, cũng như độ ngọt và hương vị của nho. Làng Đinh Trang trồng nho có thương hiệu và phục vụ một số đối tượng khách hàng nhất định, do vậy vẫn có thể bán với giá tốt.

Nho sua o Trung Quoc khong con la loai qua quy toc-Hinh-3

Một chùm nho sữa được đánh giá là đạt tiêu chuẩn ở thôn Đinh Trang. Phía trên là những mắt bị cắt đi từ khi chưa thành quả.

Dù có giá tương đương 200.000-270.000 đồng/kg, nho sữa ở Đinh Trang vẫn rẻ hơn rất nhiều so với Nhật Bản. Theo các đồng nghiệp người Nhật trong đoàn công tác đến Giang Tô, nho sữa thường được bán với giá tương đương 300-500 nhân dân tệ/500g ở thị trường Nhật Bản, đắt ít nhất gấp 10 lần ở thôn Đinh Trang, với những yêu cầu rất khắt khe về công nghệ.

Hiện tại thôn này, ngoài nho Cự phong và nho sữa, một loại nho cao cấp khác có nguồn gốc từ Nhật Bản mang tên Nina queen, có hương vị của rượu vang, cũng đang được trồng thử nghiệm. Loại nho này hiện được bán với giá trung bình khoảng 100 nhân dân tệ (340.000 đồng/500g) trên các nền tảng thương mại điện tử ở Trung Quốc. Theo như lời ông Phương Ưng Minh, những chùm đạt tiêu chuẩn cao thậm chí có thể bán tới 998 nhân dân tệ (gần 3,4 triệu đồng/chùm) chỉ khoảng 6 lạng.

Sau hơn 10 năm du nhập vào Trung Quốc, nho sữa từ một loại quả “quý tộc” giờ đây đã trở thành thứ quả “bình dân” được trồng và tiêu thụ rộng rãi ở nước này.

 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.