Đô đốc Mỹ: TQ đang tạo ra “Vạn Lý Trường Thành bằng cát” trên biển

Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ Harry Harris cáo buộc Trung Quốc lợi dụng việc cải tạo đất đai để tạo ra “Vạn lý Trường Thành bằng cát” trên biển.

Đô đốc Mỹ: TQ đang tạo ra “Vạn Lý Trường Thành bằng cát” trên biển
Phát biểu tại một hội nghị Hải quân ở Australia hôm 31/3, Đô đốc Harry Harris nói rằng, Mỹ đặc biệt lo ngại về cái ông gọi là “việc cải tạo đất đai chưa từng thấy do Trung Quốc tiến hành” để thúc đẩy đòi hỏi chủ quyền phi lý của họ.
Đô đốc Harris cho biết, Trung Quốc đang dùng máy ủi và máy xúc để “tạo ra Vạn Lý Trường Thành bằng cát” trong nhiều tháng qua. Ông nói, tốc độ và quy mô xây dựng nhanh chóng của Trung Quốc với các hòn đảo nhân tạo “làm nảy sinh nhiều câu hỏi nghiêm trọng về ý định của Trung Quốc”.
 "Trung Quốc đang xây đất nhân tạo bằng cách bơm cát vào các rạn san hô sống - một số trong đó chìm dưới nước - và đổ bê tông vào chúng".
Do doc My: TQ dang tao ra “Van Ly Truong Thanh bang cat” tren bien
Đô đốc Harry Harris (trái). 
Trung Quốc đã đưa ra đòi hỏi chủ quyền vô lý trên Biển Đông, thể hiện mưu đồ chiếm trọn vùng biển nơi thương mại thế giới cực kỳ tấp nập. Philippines đã đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc tiến hành cải tạo quy mô lớn trên các rạn san hô tranh chấp, kể cả việc xây dựng đường băng. Trung Quốc cũng đã mở rộng tầm với của quân đội để hậu thuẫn cho những lợi ích lãnh thổ của họ, thách thức sự thống trị về hải quân của Mỹ ở Thái Bình Dương. Nguy cơ căng thẳng đã làm lu mờ các mối quan hệ thương mại và đầu tư của nước này với Đông Nam Á.
Đô đốc Harris nhấn mạnh, Mỹ đã thúc giục tất cả các bên tuyên bố chủ quyền tuân thủ Bộ quy tắc ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông (DOC) năm 2002, trong đó các bên cam kết "thực hiện kiềm chế trong việc tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp hoặc leo thang các tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định".
"Việc Trung Quốc tiến triển thế nào sẽ là một chỉ báo quan trọng cho thấy khu vực sẽ hướng tới đối đầu hay hợp tác" - ông Harris nói.

Singapore muốn “níu chân” Ấn Độ ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Singapore bày tỏ mong muốn Ấn Độ đóng vai trò lớn hơn nữa ở Biển Đông khi Trung Quốc ngang nhiên tiến hành các hoạt động cải tạo đất nơi đây.

Singapore muốn “níu chân” Ấn Độ ở Biển Đông
Singapore ủng hộ mạnh mẽ việc Ấn Độ đóng một vai trò lớn hơn ở Biển Đông thông qua các diễn đàn an ninh, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore, ông Ng Eng Hen cho biết trong cuộc phỏng vấn bên lề cuộc họp với các đối tác Đông Nam Á ở đảo Langkawi của Malaysia ngày 16/3.
Singapore muon “niu chan” An Do o Bien Dong
 Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen.
Trong cuộc phỏng vấn trên, Bộ trưởng Ng Eng Hen cho biết, ông cùng các đối tác tham gia sự kiện này đều thống nhất nguyên tắc không sử dụng vũ lực để giải quyết những mâu thuẫn quanh cuộc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

TT Indonesia bác yêu sách ngang ngược của TQ trên Biển Đông

(Kiến Thức) - Tổng thống Indonesia Joko Widoko cho biết, yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên Biển Đông “không có cơ sở pháp lý theo luật pháp quốc tế”.

TT Indonesia bác yêu sách ngang ngược của TQ trên Biển Đông
Đây là lần đầu tiên Tổng thống Widodo bày tỏ quan điểm của mình xoay quanh tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông trong một cuộc phỏng vấn được đăng tải trên tờ báo Nhật Bản Yomiuri vào ngày 22/3.
TT Indonesia bac yeu sach ngang nguoc cua TQ tren Bien Dong
Đương kim Tổng thống Indonesia Joko Widoko.
Ở một diễn biến khác, ngày 17/3, Tư lệnh Hạm đội 7 Mỹ, Phó Đô đốc Robert Thomas đề xuất sẵn sàng hỗ trợ ASEAN tuần tra chung trên Biển Đông. Đáp lại lời kêu gọi trên, Phó Đô đốc Hải quân Philippines, ông Jessuc C.Millan cho hay, Manila hết sức ủng hộ ý kiến đó.

Ngăn Trung Quốc, Nhật Bản sẽ hỗ trợ Mỹ ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Với những sửa đổi trong Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật Bản, Tokyo sẽ mở rộng vai trò của họ trong việc hỗ trợ Washington ở Biển Đông, đối phó Trung Quốc.

Ngăn Trung Quốc, Nhật Bản sẽ hỗ trợ Mỹ ở Biển Đông
Tờ Duowei News cho hay, Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền (LDP) và Đảng Tân Công minh (NKP) ngày 20/3 đã tổ chức cuộc thảo luận về một điều khoản sửa đổi trong Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ.
Theo đó, sửa đổi trong văn kiện trên sẽ cho phép Nhật Bản có quyền tự vệ tập thể cũng như khung pháp lý để Lực lượng Tự vệ (JSDF) của nước này hỗ trợ cho Quân đội Mỹ hay quân đội các nước đồng minh khác.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.