ĐN chốt vụ Sơn Trà: Chỉ cho phép xây dựng ở bình độ dưới 100 m

Ngày 28/8, UBND TP. Đà Nẵng tiến hành họp với Hiệp hội Du lịch và các sở ngành trước hạn chót báo cáo Thủ tướng về các dự án trên bán đảo Sơn Trà.

Theo UBND TP.Đà Nẵng, trước khi có bản quy hoạch khu du lịch quốc gia Sơn Trà (công bố tháng 2.2017), Đà Nẵng đã cấp phép cho 18 dự án trên bán đảo Sơn Trà thuộc về 10 chủ đầu tư.

DN chot vu Son Tra: Chi cho phep xay dung o binh do duoi 100 m
Bán đảo Sơn Trà và chùa Linh Ứng. 

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, UBND TP.Đà Nẵng giao các sở, ngành liên quan tiến hành rà soát để báo cáo Thủ tướng trước 30.8.

Hiện 18 dự án đã được rà soát xong, Đà Nẵng nói đã mời đại diện 10 chủ đầu tư lên làm việc, trong đó đã có 4/10 chủ đầu tư gửi kiến nghị Đà Nẵng xem xét các dự án của họ.

DN chot vu Son Tra: Chi cho phep xay dung o binh do duoi 100 m-Hinh-2
Phó chủ tịch Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn chủ trì cuộc họp với Hiệp hội Du lịch và các sở ngành. 

Tại buổi làm việc, ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng nhắc lại những hành động đơn vị đã làm nhiều tháng qua nhằm kêu cứu cho Sơn Trà. Hiệp hội Du lịch tiếp tục giữ quan điểm đề ra ban đầu, kiến nghị UBND TP.Đà Nẵng giữ nguyên trạng Sơn Trà và không xây mới các dự án nghỉ dưỡng tại đây.

Theo ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó chủ tịch UBDN TP cho hay Đà Nẵng đã cân nhắc, rà soát kỹ việc cấp phép và sẽ thể hiện rõ trong báo cáo gửi Thủ tướng sau đây 2 ngày.

DN chot vu Son Tra: Chi cho phep xay dung o binh do duoi 100 m-Hinh-3
 

Ông Tuấn cho rằng, quan điểm của Đà Nẵng không thay đổi, theo hướng phát triển bền vững Sơn Trà và xem xét cẩn trọng các yếu tố an ninh-quốc phòng, đa dạng sinh học.

“Số lượng buồng phòng sẽ phải cắt giảm đáng kể, tuy nhiên con số chính xác phải chờ thêm kiến nghị từ các nhà đầu tư”, ông Tuấn kết luận.

Cận cảnh khu biệt thự bỏ hoang trên bán đảo Sơn Trà

Nằm sát bãi biển, dưới chân tượng Phật bà chùa Linh Ứng thuộc bán đảo Sơn Trà, TP Đà Nẵng là những căn biệt thự bỏ hoang gần chục năm nay.


Người dân và khách du lịch đi ngang qua con đường lên bán đảo Sơn Trà, đoạn tiếp nối đường Hoàng Sa dẫn lên bán đảo, sẽ thấy sau bờ tường xây kiên cố bao bọc phía bên bờ biển là những biệt thự bỏ hoang một màu xám xịt. Chị chủ quán tên L. cạnh khu resort kể: “Gần 8 năm nay, chẳng thấy ai lui đến khu dự án này, cũng không biết nó của đại gia. Tôi chỉ thấy họ xây biệt thự bê tông cốt thép rồi bỏ hoang từ đó đến nay, cả khối tài sản lớn như vậy thật tiếc”.
Người dân và khách du lịch đi ngang qua con đường lên bán đảo Sơn Trà, đoạn tiếp nối đường Hoàng Sa dẫn lên bán đảo, sẽ thấy sau bờ tường xây kiên cố bao bọc phía bên bờ biển là những biệt thự bỏ hoang một màu xám xịt. Chị chủ quán tên L. cạnh khu resort kể: “Gần 8 năm nay, chẳng thấy ai lui đến khu dự án này, cũng không biết nó của đại gia. Tôi chỉ thấy họ xây biệt thự bê tông cốt thép rồi bỏ hoang từ đó đến nay, cả khối tài sản lớn như vậy thật tiếc”.

Tranh cãi việc khai thác hay giữ nguyên Sơn Trà?

(Kiến Thức) -  Sáng 30/5, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND Đà Nẵng tổ chức tọa đàm phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch quốc gia Sơn Trà.

Tới dự có ông Huỳnh Vĩnh Ái, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục Trưởng tổng cục Du lịch, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó chủ tịch UBND Đà Nẵng cùng Hiệp hội du lịch TP Đà Nẵng cùng đại diện của Văn phòng Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch đầu tư và nhiều nhà khoa học.

Quy hoạch Sơn Trà đúng thẩm quyền, đúng quy định pháp luật

Tại buổi tọa đàm, chia sẻ thông tin về sự phù hợp của quy hoạch với Luật Đầu tư, đại diện Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho rằng điều 30 Luật Đầu tư quy định thẩm quyền của Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư. Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà không phải là dự án đầu tư, do đó không thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 30 Luật Đầu tư và không trái với Luật Đầu tư.
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thông tin quy hoạch Sơn Trà được Thủ tướng phê duyệt 9/11/2016 và được công bố vào 15/2/2017 và chưa hề được triển khai trên thực tế. Sau khi công bố, đã có ý kiến đề nghị điều chỉnh của Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng.
Bộ khẳng định Quy hoạch phát triển tổng thể khu du lịch quốc gia Sơn Trà đã được lập, trình và phê duyệt theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật. Quy hoạch được thực hiện một cách khoa học, khách quan, phối hợp chặt chẽ với TP Đà Nẵng... Việc ban hành quy hoạch này nhằm quản lý và kiểm soát tốt hơn hoạt động đầu tư phát triển du lịch tại bán đảo Sơn Trà.
Tranh cai viec khai thac hay giu nguyen Son Tra?
 Ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng phát biểu trong cuộc họp.

"Quyết tâm bảo vệ Sơn Trà đến cùng"

Cũng tại buổi tọa đàm, ông Huỳnh Tấn Vinh - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cho biết Hiệp hội cùng với ông sẽ bảo vệ đến cùng bán đảo Sơn Trà trước nguy cơ bị phá hủy.

Theo ông Vinh, Sơn Trà có ba điểm rất quan trọng gồm: Thứ nhất Sơn Trà là báu vật của Đà Nẵng, Sơn Trà như lá phổi của chúng ta, nếu như lá phổi bị ung thư thì chúng ta thở bằng gì? Thứ hai, Sơn Trà là nơi đa dạng của thành phố Đà Nẵng và thứ 3, Sơn Trà là "mắt thần" an ninh của cả thành phố. Sơn Trà là rừng nguyên sinh duy nhất còn lại tại Việt Nam, nó tạo nên một thiên đường mà không nơi nào trên thế giới có được.

Vì vậy, theo quan điểm của Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, bản quy hoạch Sơn Trà của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa ra chưa giải quyết được vấn đề đa dạng sinh học, nó chưa đề ra các giải pháp bảo tồn đang dạng sinh học trên một khu rừng nguyên sinh duy nhất của nước ta hiện nay.

Do đó, ông hy vọng Chính phủ sẽ lắng nghe ý kiến của ông và hơn một vạn người dân Đà Nẵng bởi việc phá hủy thì rất là nhanh còn phục hồi, bảo vệ Sơn Trà mới là chuyện khó.

Ông Vinh nhấn mạnh: "Phải nhấn mạnh rằng, chúng tôi phản đối bản quy hoạch Sơn Trà của Bộ không phải để đóng cửa Sơn Trà, không khai thác du lịch mà là để gìn giữ và bảo tồn đa dạng sinh học…".

Đề nghị xem xét lại toàn bộ tài nguyên thiên nhiên bán đảo Sơn Trà

Ngoài ra, đặt vấn đề chọn xây dựng trên Sơn Trà hay bảo tồn, biến nơi đây thành điểm đến độc nhất vô nhị, ông Vinh trả lời: "Nếu được chọn, tôi sẽ chọn Sơn Trà không phòng nghỉ chứ không phải là 300, 600 hay 1.200 phòng", ông Vinh khẳng định.

Bên cạnh đó ông Vinh đề nghị các cơ quan chức năng cần phải rà soát lại toàn bộ tài nguyên môi trường tại bán đảo xem chúng ta có gì trên Sơn Trà; đồng thời xây dựng quy chế nghiêm ngặt để bảo vệ Sơn Trà, đưa voọc chà vá thành linh vật của Đà Nẵng.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái cho rằng, ý kiến giữ nguyên hiện trạng, không xây mới cơ sở lưu trú không phải vấn đề mới mà đã được đặt ra ngay từ khi bắt đầu lập Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà.

Theo ông, kiến nghị này có thể dẫn đến một số hệ quả như đối với các dự án đang xây dựng dở dang thì phải tháo dỡ toàn bộ; dự án đã được phê duyệt nhưng chưa triển khai thì phải hủy bỏ. Đây là vấn đề phức tạp cần được xem xét một cách toàn diện, thấu đáo, nhất là khi các dự án này được chấp thuận trước thời điểm lập quy hoạch. UBND Đà Nẵng sẽ rà soát và giải quyết theo quy định.

Đọc nhiều nhất

Tin mới