Bác sĩ Joel Fuhrman, người đã khám, điều trị và tư vấn cho hàng chục nghìn bệnh nhân bệnh tim tại Mỹ cho biết, bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho cả nam giới và nữ giới tại nước Mỹ. Trên thực tế, bệnh lý tim mạch lấy đi nhiều mạng sống hơn tất cả các dạng ung thư cộng lại.
Hơn một nửa những cái chết oan uổng này là đột tử tim mạch, tức là bệnh nhân tử vong ngay khi các triệu chứng vừa khởi phát, hoặc chỉ trong một thời gian ngắn sau đó.
Có nhiều nguyên nhân gây đột tử tim mạch, từ cục máu đông làm nghẽn mạch cho đến một cơn loạn nhịp tim chết người. Một lý do phổ biến nữa là tim bị phình to, đặc biệt là chứng phì đại tâm thất trái do tình trạng huyết áp cao kéo dài.
“Dinh dưỡng lành mạnh ngại gì bệnh tim” giúp độc giả biết cách đẩy lùi nguy cơ tử vong do bệnh tim. |
Tỉ lệ đột tử tim mạch trong khi không hề có dấu hiệu cảnh báo là 55% đối với nam giới và 68% đối với phụ nữ. Bệnh tim là thủ phạm dẫn đến nhiều ca tử vong trước tuổi thọ trung bình, trong đó hầu hết nạn nhân thậm chí không trụ nổi trên đường đến bệnh viện.
Ở Việt Nam, thông tin được Phó giáo sư Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, đưa ra tại Họp báo Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 17, ngày 14/10/2020 cũng cho biết, 25% người Việt mắc bệnh tim mạch. Và mỗi năm Việt Nam có hơn 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, gấp đôi số chết do ung thư, chiếm 30% số ca tử vong.
Trên cơ sở 25 năm kinh nghiệm lâm sàng về đẩy lùi bệnh tim bằng dinh dưỡng vượt trội ở hàng nghìn bệnh nhân, bác sĩ Joel Fuhrman đã viết ra cuốn sách “Dinh dưỡng lành mạnh ngại gì bệnh tim”.
Trong cuốn sách này ông chỉ ra những quy trình lâm sàng, cách kiểm soát bệnh tim bằng chế độ dinh dưỡng lành mạnh “giàu thực vật, đậm dinh dưỡng" cùng cách ứng dụng chi tiết nhằm giúp độc giả không chỉ phòng ngừa và đẩy lùi bệnh tim mà còn ngăn ngừa đột tử tim mạch, đột quỵ, và sa sút trí tuệ.
“Dinh dưỡng lành mạnh, ngại gì bệnh tim”cung cấp phương pháp giảm cân, hạcholesterol, hạ huyết áp và đẩy lùi bệnh tim hiệu quả nhất, đồng thời đưa hầu như mọi biện pháp can thiệp y tế về tim mạch vào dĩ vãng trong một thời gian ngắn.
Mọi rủi ro về tim mạch gần như lập tức được giảm nhẹ, và chỉ sau vài tháng, nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ do bệnh lý tim mạch sẽ được loại bỏ hoàn toàn.
Hướng dẫn trong cuốn sách cũng giúp độc giả biết cách vượt qua những chướng ngại trên con đường thay đổi chế độ dinh dưỡng, nhất là khi con đường ấy ẩn chứa nhiều chông gai, mà thực phẩm thiếu lành mạnh lại vô cùng cám dỗ.
Bác sĩ Fuhman cho biết, cứ mỗi giờ, ở trên khắp nước Mỹ lại có bệnh nhân tìm đến bác sĩ riêng vì các vấn đề cao huyết áp, cholesterol trong máu cao,và bất dung nạp glucose, hoặc tiểu đường. Nhiều bác sĩ kê thuốc cho họ, nhưng (thường) không bao giờ cho biết rằng việc thay đổi chế độ ăn có thể giúp họ đẩy lùi các vấn đề hiện tại, thậm chí bảo toàn mạng sống.
Rất nhiều bác sĩ suy nghĩ rằng việc điều chỉnh dinh dưỡngvới hiệu quả nhường ấy sẽ phức tạp đến độ phần lớn mọi người khó tuân thủ và duy trì nổi. Họ tự biện bạch rằng nếu đằng nào bệnh nhân cũng không thực hiện, việc gì phải mất thời gian giải thích này nọ?
“Dinh dưỡng lành mạnh ngại gì bệnh tim” sẽ giúp bệnh nhân hiểu ra rằng họ sẽ phải chịu khổ sở một cách không cần thiết và chết oan uổng nếu không được cung cấp thông tin thích hợp để bảo vệ mạng sống.
Thực tế, hàng nghìn bệnh nhân đã có được những chuyển tốt đẹp tương tự nhờ tuân thủ chỉ dẫn về dinh dưỡng của BS Fuhman. Đặc biệt kết quả được công bố gần đây từ một nghiên cứu khảo sát trên hơn 1.000 cá nhân thực hiện các khuyến cáo dinh dưỡng của ông ở nhiều mức độ khác nhau là minh chứng cho hiệu quả của phươngpháp này trong cộng đồng.
Trong số 443 người bị cao huyết áp, mức giảm huyết áp tâm thu trung bình sau ít nhất một năm thực hiện chế độ "giàu thực vật, đậm dinh dưỡng" là 26 mmHg, trong khi thuốc hạ huyết áp tiêu chuẩn trung bình chỉ giảm được 10 mmHg. Mức giảm huyết áp tâm trương ở các bệnh nhân là khoảng 15 mmHg.
Những thành tựu ấy khiến cho kết quả của thuốc hạ huyết áp bỗng trở nên thật khiêm tốn,hơn nữa chúng xuất hiện mà không hề đi kèm nguy cơ tác dụng phụ.
Ngoài ra, các kết quả về mức giảm cholesterol và cân nặng cũng ngoạn mục không kém, rất nhiều cá nhân đẩy lùi được cả bệnh tim giai đoạn cuối.
“Dinh dưỡng lành mạnh, ngại gì bệnh tim” phù hợp với mọi độc giả đang phải vật lộn với căn bệnh này, cũng như những bác sĩ đang triệt để ứng dụng Y học Lối sống vào trong điều trị. Đây thực sự là cuốn sách quý, ngay cả với những người chưa bị bệnh tim, nó sẽ có ý nghĩa giúp phòng ngừa để tránh được căn bệnh nguy hiểm này.