Điều tối kỵ trong quy tắc ăn uống lạ lùng trên thế giới

Điều tối kỵ trong quy tắc ăn uống lạ lùng trên thế giới

Không uống nước khi ăn súp, không bỏ thừa bánh mì, tránh ăn miếng cuối, không thêm thức ăn bằng đũa... là những quy tắc ăn uống đặc trưng của một số quốc gia.

Tây Ban Nha: Theo  quy tắc ăn uống truyền thống, bạn không nên uống nước khi ăn bạch tuộc hay súp để tránh đau bụng. Nếu khát, bạn có thể uống rượu hoặc các loại nước ngọt. Ảnh: Shutterstock.
Tây Ban Nha: Theo quy tắc ăn uống truyền thống, bạn không nên uống nước khi ăn bạch tuộc hay súp để tránh đau bụng. Nếu khát, bạn có thể uống rượu hoặc các loại nước ngọt. Ảnh: Shutterstock.
Pháp: Ở đây, bánh mì được đặt trực tiếp xuống bàn và phải để đúng mặt trên lên. Bánh mì úp mặt xuống thường bị coi là đen đủi, do đây là cách thợ làm bánh đánh dấu những chiếc dành riêng cho đao phủ. Đồng thời, bánh mì không được dùng như món khai vị, mà thường ăn kèm với các món khác. Bạn nên dùng tay bẻ bánh thành nhiều miếng nhỏ, hơn là cầm ăn cả chiếc. Ảnh: Wild Yeast Blog.
Pháp: Ở đây, bánh mì được đặt trực tiếp xuống bàn và phải để đúng mặt trên lên. Bánh mì úp mặt xuống thường bị coi là đen đủi, do đây là cách thợ làm bánh đánh dấu những chiếc dành riêng cho đao phủ. Đồng thời, bánh mì không được dùng như món khai vị, mà thường ăn kèm với các món khác. Bạn nên dùng tay bẻ bánh thành nhiều miếng nhỏ, hơn là cầm ăn cả chiếc. Ảnh: Wild Yeast Blog.
Đừng xin thêm phô mai ở Italy: Nhiều người có thói quen gọi thêm phô mai khi ăn pizza hoặc mì Ý. Tuy nhiên, các món được làm với phô mai Parmesan ở nước khác lại sử dụng phô mai Pecorino ở Italy. Bên cạnh đó, việc gọi thêm phô mai khiến bạn như đang cố tìm cách che lấp hương vị của món ăn. Ảnh: Tinystep.
Đừng xin thêm phô mai ở Italy: Nhiều người có thói quen gọi thêm phô mai khi ăn pizza hoặc mì Ý. Tuy nhiên, các món được làm với phô mai Parmesan ở nước khác lại sử dụng phô mai Pecorino ở Italy. Bên cạnh đó, việc gọi thêm phô mai khiến bạn như đang cố tìm cách che lấp hương vị của món ăn. Ảnh: Tinystep.
Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha: Đến hai quốc gia này, việc hỏi xin thêm muối và hạt tiêu là lời chê bai với đầu bếp. Ở các nhà hàng, bạn sẽ không thấy các lọ đựng gia vị trên bàn. Ảnh: Media Sehatku.
Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha: Đến hai quốc gia này, việc hỏi xin thêm muối và hạt tiêu là lời chê bai với đầu bếp. Ở các nhà hàng, bạn sẽ không thấy các lọ đựng gia vị trên bàn. Ảnh: Media Sehatku.
Đức và Pháp: Dù miếng rau diếp trong salad của bạn có dài đến mức nào thì cũng đừng cắt nhỏ ra mà hãy cuộn lại. Việc cắt nhỏ rau trong salad bị coi là bình luận tiêu cực cho người chuẩn bị món này. Ảnh: Buzzfeed.
Đức và Pháp: Dù miếng rau diếp trong salad của bạn có dài đến mức nào thì cũng đừng cắt nhỏ ra mà hãy cuộn lại. Việc cắt nhỏ rau trong salad bị coi là bình luận tiêu cực cho người chuẩn bị món này. Ảnh: Buzzfeed.
Nga: Việc bỏ thừa bánh mì bị coi là cấm kị ở Nga. Bạn cần ước chừng và lấy vừa đủ ăn. Theo truyền thống, khi chết, số bánh mì bạn bỏ thừa trong đời sẽ được đem cân và thêm vào cán cân quyết định bạn có được lên thiên đường hay không. Ảnh: 10thkitchen.
Nga: Việc bỏ thừa bánh mì bị coi là cấm kị ở Nga. Bạn cần ước chừng và lấy vừa đủ ăn. Theo truyền thống, khi chết, số bánh mì bạn bỏ thừa trong đời sẽ được đem cân và thêm vào cán cân quyết định bạn có được lên thiên đường hay không. Ảnh: 10thkitchen.
Đan Mạch: Hãy nhớ, đừng bao giờ ăn miếng cuối cùng của món ăn chung ở Đan Mạch. Theo thói quen, những người cùng ăn sẽ chia nhỏ món đó cho mỗi người trong bàn. Ảnh: Food52.
Đan Mạch: Hãy nhớ, đừng bao giờ ăn miếng cuối cùng của món ăn chung ở Đan Mạch. Theo thói quen, những người cùng ăn sẽ chia nhỏ món đó cho mỗi người trong bàn. Ảnh: Food52.
Liên hiệp Anh: Ở Anh và Scotland, khi ăn súp, bạn cần nghiêng bát và đưa thìa ra ngoài, sau đó húp từ một bên thìa. Ảnh: The English Manner.
Liên hiệp Anh: Ở Anh và Scotland, khi ăn súp, bạn cần nghiêng bát và đưa thìa ra ngoài, sau đó húp từ một bên thìa. Ảnh: The English Manner.
Thổ Nhĩ Kỳ: Ở Thổ Nhĩ Kỳ, việc nhai kẹo cao su sau khi trời tối bị coi là cấm kị. Theo truyền thuyết, sau khi mặt trời lặn, kẹo cao su sẽ biến thành thịt người chết trong miệng. Ảnh: Daily Express.
Thổ Nhĩ Kỳ: Ở Thổ Nhĩ Kỳ, việc nhai kẹo cao su sau khi trời tối bị coi là cấm kị. Theo truyền thuyết, sau khi mặt trời lặn, kẹo cao su sẽ biến thành thịt người chết trong miệng. Ảnh: Daily Express.
Nhật Bản: Ở Nhật, đũa được dùng để chuyền xương trong tang lễ, do đó bạn không được khép gắp thức ăn trực tiếp từ đũa của người khác. Đồng thời, du khách cũng không được cắm đũa thẳng vào bát vì đó cũng là một phong tục trong đám tang. Ảnh: 9am.
Nhật Bản: Ở Nhật, đũa được dùng để chuyền xương trong tang lễ, do đó bạn không được khép gắp thức ăn trực tiếp từ đũa của người khác. Đồng thời, du khách cũng không được cắm đũa thẳng vào bát vì đó cũng là một phong tục trong đám tang. Ảnh: 9am.
Trung Quốc: Theo người Trung Quốc, việc lật cá khi nấu hay ăn sẽ đem lại điềm xui, như thuyền của ngư dân lật úp. Ảnh: Keyword-suggestions.
Trung Quốc: Theo người Trung Quốc, việc lật cá khi nấu hay ăn sẽ đem lại điềm xui, như thuyền của ngư dân lật úp. Ảnh: Keyword-suggestions.
Hàn Quốc: Ở Hàn Quốc, bạn phải nhận đồ uống từ người lớn tuổi hơn bằng cả hai tay. Đồng thời, bạn cũng chỉ nên ăn sau khi người đàn ông lớn tuổi nhất bàn đã bắt đầu. Ảnh: We Are Sweet.
Hàn Quốc: Ở Hàn Quốc, bạn phải nhận đồ uống từ người lớn tuổi hơn bằng cả hai tay. Đồng thời, bạn cũng chỉ nên ăn sau khi người đàn ông lớn tuổi nhất bàn đã bắt đầu. Ảnh: We Are Sweet.

GALLERY MỚI NHẤT