Điều nhức nhối khiến quân đội Mỹ chưa rời bỏ chiến trường Afghanistan

Điều nhức nhối khiến quân đội Mỹ chưa rời bỏ chiến trường Afghanistan

(Kiến Thức) - Mặc dù đã rất muốn dừng can dự vào Afghanistan nhưng người Mỹ cũng đủ thông minh để đoán trước được số phận của Afghanistan khi không còn quân đội Mỹ "chống lưng".

Cuộc  Chiến tranh Afghanistan đã kéo dài từ năm 2001 tới nay và trở thành cuộc chiến lâu nhất mà Mỹ từng can thiệp, lâu hơn cả thời gian quân đội Mỹ xuất hiện và can thiệp trực tiếp vào Việt Nam trong quá khứ. Nguồn ảnh: BI.
Cuộc Chiến tranh Afghanistan đã kéo dài từ năm 2001 tới nay và trở thành cuộc chiến lâu nhất mà Mỹ từng can thiệp, lâu hơn cả thời gian quân đội Mỹ xuất hiện và can thiệp trực tiếp vào Việt Nam trong quá khứ. Nguồn ảnh: BI.
Sau gần 20 năm mệt mỏi và căng thẳng, quân đội Mỹ đã rút quân dần khỏi quốc gia Trung Đông "khó nhằn" này, để lại một mớ hỗn độn cho chính quyền Afghanistan non trẻ phải đối phó. Nguồn ảnh: BI.
Sau gần 20 năm mệt mỏi và căng thẳng, quân đội Mỹ đã rút quân dần khỏi quốc gia Trung Đông "khó nhằn" này, để lại một mớ hỗn độn cho chính quyền Afghanistan non trẻ phải đối phó. Nguồn ảnh: BI.
Gọi Afghanistan là quốc gia "khó nhằn" quả không ngoa, trước Mỹ, Liên Xô đã từng đưa quân tới đây tham chiến và cuộc chiến tranh Liên Xô - Afghanistan được coi là một trong những nhân tố khiến Liên bang Xô viết tan rã vào những năm đầu thập niên 90. Nguồn ảnh: BI.
Gọi Afghanistan là quốc gia "khó nhằn" quả không ngoa, trước Mỹ, Liên Xô đã từng đưa quân tới đây tham chiến và cuộc chiến tranh Liên Xô - Afghanistan được coi là một trong những nhân tố khiến Liên bang Xô viết tan rã vào những năm đầu thập niên 90. Nguồn ảnh: BI.
Mặc dù vậy, quốc gia độc nhất vô nhị trong lịch sử từng so găng và khiến cả Liên Xô lần Mỹ nản lòng này thực tế lại chưa hề đủ "lớn" để có thể tồn tại độc lập mà không cần tới sự hiện diện quân sự của cường quốc tại đây. Nguồn ảnh: BI.
Mặc dù vậy, quốc gia độc nhất vô nhị trong lịch sử từng so găng và khiến cả Liên Xô lần Mỹ nản lòng này thực tế lại chưa hề đủ "lớn" để có thể tồn tại độc lập mà không cần tới sự hiện diện quân sự của cường quốc tại đây. Nguồn ảnh: BI.
Mặc dù trước khi nhận chức, Tổng thống Donald Trump đã nhắc tới việc rút quân ra khỏi Afghanistan như một trong những hành động mà ông sẽ thực hiện trong nhiệm kỳ của mình nhưng tới nay, dù quân số Mỹ tại Afghanistan đã giảm nhưng không biết bao giờ người Mỹ mới chính thúc "dứt tình" với quốc gia này. Nguồn ảnh: BI.
Mặc dù trước khi nhận chức, Tổng thống Donald Trump đã nhắc tới việc rút quân ra khỏi Afghanistan như một trong những hành động mà ông sẽ thực hiện trong nhiệm kỳ của mình nhưng tới nay, dù quân số Mỹ tại Afghanistan đã giảm nhưng không biết bao giờ người Mỹ mới chính thúc "dứt tình" với quốc gia này. Nguồn ảnh: BI.
Ở Afghanistan hiện tại, dường như mọi thời cơ đã đến với các phe cánh đối lập hoặc thậm chí là cả lực lượng Taliban khi mà chính quyền Afghanistan do Mỹ dựng lên tỏ ra quá yếu kém trong mọi việc. Nguồn ảnh: BI.
Ở Afghanistan hiện tại, dường như mọi thời cơ đã đến với các phe cánh đối lập hoặc thậm chí là cả lực lượng Taliban khi mà chính quyền Afghanistan do Mỹ dựng lên tỏ ra quá yếu kém trong mọi việc. Nguồn ảnh: BI.
Với người Mỹ, việc rút toàn bộ hiện diện quân sự ra khỏi Afghanistan bao gồm cả việc rút hết các chuyên gia quân sự cùng các nhà thầu quân sự tư nhân ra khỏi đây không khác gì "lời cáo chung" cho chính quyền Afghanistan non trẻ mà Mỹ mới chỉ dựng lên được ít năm. Nguồn ảnh: BI.
Với người Mỹ, việc rút toàn bộ hiện diện quân sự ra khỏi Afghanistan bao gồm cả việc rút hết các chuyên gia quân sự cùng các nhà thầu quân sự tư nhân ra khỏi đây không khác gì "lời cáo chung" cho chính quyền Afghanistan non trẻ mà Mỹ mới chỉ dựng lên được ít năm. Nguồn ảnh: BI.
Ước tính trong những năm gần đây, quân số Mỹ ở Afghanistan đã giảm xuống chỉ còn khoảng 4000 quân trong đó phần lớn là các chuyên gia quân sự được cử tới quốc gia này để "cố" nâng cao trình độ chống khủng bố của lực lượng quân đội địa phương. Nguồn ảnh: BI.
Ước tính trong những năm gần đây, quân số Mỹ ở Afghanistan đã giảm xuống chỉ còn khoảng 4000 quân trong đó phần lớn là các chuyên gia quân sự được cử tới quốc gia này để "cố" nâng cao trình độ chống khủng bố của lực lượng quân đội địa phương. Nguồn ảnh: BI.
Về cơ bản, kết cục của cuộc chiến tranh Afghanistan là một cái kết đã được báo trước, đã được trông thấy từ thời Tổng thống Obama nhưng chính vì cái kết cục được báo trước quá rõ ràng, chưa một đời tổng thống nào của Mỹ dám "rời bỏ Afghanistan" hoàn toàn vì sợ rằng việc quốc gia này bị khủng bố đè bẹp sau đó sẽ ảnh hưởng tới nhiệm kỳ thứ hai của các tổng thống Mỹ. Nguồn ảnh: BI.
Về cơ bản, kết cục của cuộc chiến tranh Afghanistan là một cái kết đã được báo trước, đã được trông thấy từ thời Tổng thống Obama nhưng chính vì cái kết cục được báo trước quá rõ ràng, chưa một đời tổng thống nào của Mỹ dám "rời bỏ Afghanistan" hoàn toàn vì sợ rằng việc quốc gia này bị khủng bố đè bẹp sau đó sẽ ảnh hưởng tới nhiệm kỳ thứ hai của các tổng thống Mỹ. Nguồn ảnh: BI.
Giới chuyên gia nhận định, tới nhiệm kỳ hai của Tổng thống Donald Trump (nếu ông tái đăc cử) thì rất có thể, quân đội Mỹ sẽ rút hết khỏi Afghanistan và khi đó, số phận của quốc gia này coi như đã "an bài". Nguồn ảnh: BI.
Giới chuyên gia nhận định, tới nhiệm kỳ hai của Tổng thống Donald Trump (nếu ông tái đăc cử) thì rất có thể, quân đội Mỹ sẽ rút hết khỏi Afghanistan và khi đó, số phận của quốc gia này coi như đã "an bài". Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Quân đội Mông Cổ làm nhiệm vụ gìn giữ hoà bình ở Afghanistan.

GALLERY MỚI NHẤT