Điều này giải thích vì sao Không quân Mỹ "ngán" phòng không Iran

Điều này giải thích vì sao Không quân Mỹ "ngán" phòng không Iran

(Kiến Thức) - Xung đột giữa Azerbaijan và Armenia đã làm gia tăng căng thẳng ở các nước láng giềng. Trước tình hình này, Iran quyết định tiến hành diễn tập quy mô lớn, nhằm kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội nước này, chống lại mọi âm mưu gây bất ổn trong nước.

Trong cuộc diễn tập phòng không, Iran đã sử dụng vũ khí mới trong cuộc tập trận và thử nghiệm hệ thống tên lửa phòng không Bavar-373. Loại tên lửa phòng không mới này đã được đưa vào trong biên chế quân đội Iran hơn một năm. Ảnh: Hệ thống phòng không Bavar-373. Nguồn: Sina
Trong cuộc diễn tập phòng không, Iran đã sử dụng vũ khí mới trong cuộc tập trận và thử nghiệm hệ thống tên lửa phòng không Bavar-373. Loại tên lửa phòng không mới này đã được đưa vào trong biên chế quân đội Iran hơn một năm. Ảnh: Hệ thống phòng không Bavar-373. Nguồn: Sina
Kể từ khi Saudi Arabia và Mỹ cáo buộc Tehran tiến hành các cuộc không kích vào nhà máy lọc dầu của Saudi Arabia vào năm ngoái, hệ thống Bavar-373 đã được gấp rút đưa vào sử dụng. Các kỹ sư quân sự Iran tin rằng, các tính năng và chức năng của Bavar-373 sẽ tương thích với hệ thống phòng không Nga bao gồm cả S-400. Ảnh: Hệ thống phòng không Bavar-373. Nguồn: Sina
Kể từ khi Saudi Arabia và Mỹ cáo buộc Tehran tiến hành các cuộc không kích vào nhà máy lọc dầu của Saudi Arabia vào năm ngoái, hệ thống Bavar-373 đã được gấp rút đưa vào sử dụng. Các kỹ sư quân sự Iran tin rằng, các tính năng và chức năng của Bavar-373 sẽ tương thích với hệ thống phòng không Nga bao gồm cả S-400. Ảnh: Hệ thống phòng không Bavar-373. Nguồn: Sina
Iran tuyên bố, radar của hệ thống tên lửa phòng không mới có thể phát hiện tới 300 mục tiêu, đồng thời khóa 60 mục tiêu cùng lúc và thực hiện các cuộc tấn công vào 6 mục tiêu cùng lúc. Ảnh: Hệ thống tên lửa  phòng không Iran Bavar-373. Nguồn: Sina
Iran tuyên bố, radar của hệ thống tên lửa phòng không mới có thể phát hiện tới 300 mục tiêu, đồng thời khóa 60 mục tiêu cùng lúc và thực hiện các cuộc tấn công vào 6 mục tiêu cùng lúc. Ảnh: Hệ thống tên lửa phòng không Iran Bavar-373. Nguồn: Sina
Bệ phóng dạng container, được lắp trên khung gầm xe tải việt dã 8 bánh; tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, trần tiêu diệt mục tiêu là 27 km, tầm bắn tối đa 200 km và radar có tầm phát hiện mục tiêu hơn 300 km. Ảnh: Hệ thống tên lửa phòng không Bavar-373. Nguồn: Sina
Bệ phóng dạng container, được lắp trên khung gầm xe tải việt dã 8 bánh; tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, trần tiêu diệt mục tiêu là 27 km, tầm bắn tối đa 200 km và radar có tầm phát hiện mục tiêu hơn 300 km. Ảnh: Hệ thống tên lửa phòng không Bavar-373. Nguồn: Sina
Hệ thống phòng không S-400 của Nga thực sự khác với Bavar-373. Người Nga đã thiết kế tên lửa khác nhau để tương ứng với tính chất mục tiêu khác nhau, do vậy hiện S-400 sử dụng 8 loại tên lửa khác nhau, mỗi loại tên lửa để đánh chặn với mục tiêu ở cấp độ tương ứng. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 của Nga - Nguồn: Topwar
Hệ thống phòng không S-400 của Nga thực sự khác với Bavar-373. Người Nga đã thiết kế tên lửa khác nhau để tương ứng với tính chất mục tiêu khác nhau, do vậy hiện S-400 sử dụng 8 loại tên lửa khác nhau, mỗi loại tên lửa để đánh chặn với mục tiêu ở cấp độ tương ứng. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 của Nga - Nguồn: Topwar
Nếu một hệ thống phòng không chỉ thiết kế một loại đạn duy nhất, điều này chắc chắn sẽ làm giảm khả năng đánh chặn các mục tiêu phức tạp như mục tiêu bay thấp và mục tiêu có tốc độ siêu thanh. Theo kinh nghiệm của Mỹ, tên lửa Patriot cũng sử dụng nhiều loại tên lửa khác nhau. Nếu so sánh tên lửa của hệ thống Bavar-373 với S-300 của Nga sẽ phù hợp hơn.
Nếu một hệ thống phòng không chỉ thiết kế một loại đạn duy nhất, điều này chắc chắn sẽ làm giảm khả năng đánh chặn các mục tiêu phức tạp như mục tiêu bay thấp và mục tiêu có tốc độ siêu thanh. Theo kinh nghiệm của Mỹ, tên lửa Patriot cũng sử dụng nhiều loại tên lửa khác nhau. Nếu so sánh tên lửa của hệ thống Bavar-373 với S-300 của Nga sẽ phù hợp hơn.
Vào giữa năm 2000, giữa Nga và Iran đã ký hợp đồng mua 5 trung đoàn tên lửa phòng không S-300. Tuy nhiên, do lệnh trừng phạt vũ khí đối với Iran, Nga đã đình chỉ hợp đồng vô thời hạn. Khi đó, Tehran quyết định phát triển tên lửa phòng không của riêng mình. Kết quả là tên lửa phòng không Sayyad-4 đã xuất hiện trong cuộc duyệt binh của quân đội Iran năm 2012. Ảnh: Hệ thống phòng không Sayyad-4. Nguồn: IRNA
Vào giữa năm 2000, giữa Nga và Iran đã ký hợp đồng mua 5 trung đoàn tên lửa phòng không S-300. Tuy nhiên, do lệnh trừng phạt vũ khí đối với Iran, Nga đã đình chỉ hợp đồng vô thời hạn. Khi đó, Tehran quyết định phát triển tên lửa phòng không của riêng mình. Kết quả là tên lửa phòng không Sayyad-4 đã xuất hiện trong cuộc duyệt binh của quân đội Iran năm 2012. Ảnh: Hệ thống phòng không Sayyad-4. Nguồn: IRNA
Hệ thống Bavar-373 được Iran gấp rút đưa vào sử dụng năm 2019, để phòng thủ trước các cuộc tấn công của không quân Israel và Mỹ vào các mục tiêu quan trọng của Iran; nó cùng với hệ thống phòng không S-300 mà Iran mua của Nga trước đó, tạo thành chiếc ô bảo vệ tầm xa của Iran. Ảnh: Hệ thống phòng không Bavar-373. Nguồn: IRNA
Hệ thống Bavar-373 được Iran gấp rút đưa vào sử dụng năm 2019, để phòng thủ trước các cuộc tấn công của không quân Israel và Mỹ vào các mục tiêu quan trọng của Iran; nó cùng với hệ thống phòng không S-300 mà Iran mua của Nga trước đó, tạo thành chiếc ô bảo vệ tầm xa của Iran. Ảnh: Hệ thống phòng không Bavar-373. Nguồn: IRNA
Theo những thông tin được công khai trên trang web chính thức của Iran, tính năng kỹ chiến thuật của hệ thống Bavar-373 được mô tả có tầm bắn tối đa 200 km; độ cao tiêu diệt mục tiêu tối đa 27 km; phạm vi phát hiện tối đa của mục tiêu 320 km; cự ly theo dõi mục tiêu tối đa là 260 km. Hệ thống có thể đồng thời theo dõi và khóa 60 mục tiêu, điều khiển cùng lúc 6 tên lửa. Ảnh: Hệ thống phòng không Bavar-373. Nguồn: Fars
Theo những thông tin được công khai trên trang web chính thức của Iran, tính năng kỹ chiến thuật của hệ thống Bavar-373 được mô tả có tầm bắn tối đa 200 km; độ cao tiêu diệt mục tiêu tối đa 27 km; phạm vi phát hiện tối đa của mục tiêu 320 km; cự ly theo dõi mục tiêu tối đa là 260 km. Hệ thống có thể đồng thời theo dõi và khóa 60 mục tiêu, điều khiển cùng lúc 6 tên lửa. Ảnh: Hệ thống phòng không Bavar-373. Nguồn: Fars
Một hệ thống phòng không Bavar-373 hoàn chỉnh bao gồm: Xe điều khiển, radar trinh sát phát hiện mục tiêu và dẫn bắn cho tên lửa; 6 bệ phóng, mỗi bệ có 4 ống phóng tên lửa.
Một hệ thống phòng không Bavar-373 hoàn chỉnh bao gồm: Xe điều khiển, radar trinh sát phát hiện mục tiêu và dẫn bắn cho tên lửa; 6 bệ phóng, mỗi bệ có 4 ống phóng tên lửa.
Công bằng đánh giá, các kỹ sư Iran không sao chép S-300 của Nga, nên có thể khẳng định đây là một sản phẩm của người Iran. Thậm chí radar của Bavar-373 nhìn từ mặt cắt ngang là hình chữ nhật; toàn bộ bệ phóng trông rất giống hệ thống phòng không Patriot của Mỹ.
Công bằng đánh giá, các kỹ sư Iran không sao chép S-300 của Nga, nên có thể khẳng định đây là một sản phẩm của người Iran. Thậm chí radar của Bavar-373 nhìn từ mặt cắt ngang là hình chữ nhật; toàn bộ bệ phóng trông rất giống hệ thống phòng không Patriot của Mỹ.
Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, bởi vì trước cuộc Cách mạng Hồi giáo ở Iran nổ ra (năm 1979), Iran đã mua của Mỹ một loạt tên lửa SM-1MR để nâng cấp cho hai tàu khu trục cũ của Hải quân Iran. Sau đó, người Iran đã biến SM-1MR thành tên lửa cho các tàu khu trục nhỏ có vũ trang. Ảnh: Hệ thống SM-1MR trên tàu hải quân của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.
Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, bởi vì trước cuộc Cách mạng Hồi giáo ở Iran nổ ra (năm 1979), Iran đã mua của Mỹ một loạt tên lửa SM-1MR để nâng cấp cho hai tàu khu trục cũ của Hải quân Iran. Sau đó, người Iran đã biến SM-1MR thành tên lửa cho các tàu khu trục nhỏ có vũ trang. Ảnh: Hệ thống SM-1MR trên tàu hải quân của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.
Chưa dừng lại ở đó, một phiên bản phòng không mặt đất của SM-1MR được đặt tên theo tiếng Iran là Sayyad-2 đã xuất hiện. Việc sản xuất hệ thống Sayad-3 bắt đầu vào năm 2017 và đây chính là anh em họ xa của tên lửa phòng không SM-1MR do General Dynamics sản xuất. Ảnh: Hệ thống phòng không Sayad-3. Nguồn: IRNA
Chưa dừng lại ở đó, một phiên bản phòng không mặt đất của SM-1MR được đặt tên theo tiếng Iran là Sayyad-2 đã xuất hiện. Việc sản xuất hệ thống Sayad-3 bắt đầu vào năm 2017 và đây chính là anh em họ xa của tên lửa phòng không SM-1MR do General Dynamics sản xuất. Ảnh: Hệ thống phòng không Sayad-3. Nguồn: IRNA
Hệ thống phòng không Khordad-15 được chế tạo dựa trên tên lửa Sayyad-3; các kỹ sư quân sự Iran cũng đã thử so sánh nó với S-400 trong các cuộc tập trận trước đó. Khordad-15 đã phát hiện thấy mục tiêu trên không cách 150 km và đánh chặn thành công mục tiêu cách đó 120 km; do vậy đây được coi là tên lửa phòng không tầm xa. Ảnh: Hệ thống phòng không Khordad-15. Nguồn IRNA
Hệ thống phòng không Khordad-15 được chế tạo dựa trên tên lửa Sayyad-3; các kỹ sư quân sự Iran cũng đã thử so sánh nó với S-400 trong các cuộc tập trận trước đó. Khordad-15 đã phát hiện thấy mục tiêu trên không cách 150 km và đánh chặn thành công mục tiêu cách đó 120 km; do vậy đây được coi là tên lửa phòng không tầm xa. Ảnh: Hệ thống phòng không Khordad-15. Nguồn IRNA
Vào mùa hè năm ngoái, người Mỹ đã phát hiện ra rằng, hệ thống phòng không Khordad-15 có thể bắn hạ những máy bay tiên tiến nhất; sự kiện máy bay trinh sát tầm cao MQ-4C Triton của Mỹ trị giá 200 triệu USD, đã áp sát không phân Iran và bị phòng không nước này bắn hạ. Kể từ đó, Không quân Mỹ không còn dám tiếp cận Iran để do thám. Ảnh: Các mảnh vỡ mà Iran giới thiệu là của chiếc máy bay không người lái MQ-4C Triton của Mỹ được trưng bày tại Tehran (Iran) ngày 21/9 - Nguồn: AP
Vào mùa hè năm ngoái, người Mỹ đã phát hiện ra rằng, hệ thống phòng không Khordad-15 có thể bắn hạ những máy bay tiên tiến nhất; sự kiện máy bay trinh sát tầm cao MQ-4C Triton của Mỹ trị giá 200 triệu USD, đã áp sát không phân Iran và bị phòng không nước này bắn hạ. Kể từ đó, Không quân Mỹ không còn dám tiếp cận Iran để do thám. Ảnh: Các mảnh vỡ mà Iran giới thiệu là của chiếc máy bay không người lái MQ-4C Triton của Mỹ được trưng bày tại Tehran (Iran) ngày 21/9 - Nguồn: AP
Video Iran phô diễn sức mạnh quân sự tại lễ duyệt binh hàng năm - Nguồn: Vietnam+