Điều ít biết về tỷ phú giàu nhất Hong Kong Li Ka-Shing

Điều ít biết về tỷ phú giàu nhất Hong Kong Li Ka-Shing

(Kiến Thức) - Từ cuộc sống nghèo khổ, Li Ka-Shing đã vươn lên thành tỷ phú giàu nhất Hong Kong với tài sản ước tính 20,1 tỷ USD.

 Tỷ phú giàu nhất Hong Kong phải lo toan tài chính của gia đình từ khi còn trẻ. Sau khi gia đình ông chuyển sang Hong Kong từ miền nam Trung Quốc trong Thế chiến II, cha ông qua đời vì bệnh lao. Ông trở thành trụ cột gia đình và phải bỏ học khi chưa đầy 16 tuổi để làm việc trong một nhà máy.
Tỷ phú giàu nhất Hong Kong phải lo toan tài chính của gia đình từ khi còn trẻ. Sau khi gia đình ông chuyển sang Hong Kong từ miền nam Trung Quốc trong Thế chiến II, cha ông qua đời vì bệnh lao. Ông trở thành trụ cột gia đình và phải bỏ học khi chưa đầy 16 tuổi để làm việc trong một nhà máy.
Trong gần bốn năm trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Hong Kong, ông đã gửi 90% số tiền lương của mình về cho mẹ mình chi tiêu cuộc sống.
Trong gần bốn năm trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Hong Kong, ông đã gửi 90% số tiền lương của mình về cho mẹ mình chi tiêu cuộc sống.
Do phải lao động cực nhọc từ nhỏ, tỷ phú Li rất giàu lòng nhân ái và ông thường xuyên làm từ thiện. Quỹ Li Ka-Shing được thành lập năm 1980 với mục đích từ thiện như cấp học bổng giáo dục, tài trợ cho y tế, các chương trình chăm sóc sức khỏe. Ông tuyên bố sau khi qua đời sẽ dành một phần ba tài sản cho quỹ này. Năm 2002, ông quyên góp hơn 19 triệu đôla Singapore cho Đại học Singapore Management University.
Do phải lao động cực nhọc từ nhỏ, tỷ phú Li rất giàu lòng nhân ái và ông thường xuyên làm từ thiện. Quỹ Li Ka-Shing được thành lập năm 1980 với mục đích từ thiện như cấp học bổng giáo dục, tài trợ cho y tế, các chương trình chăm sóc sức khỏe. Ông tuyên bố sau khi qua đời sẽ dành một phần ba tài sản cho quỹ này. Năm 2002, ông quyên góp hơn 19 triệu đôla Singapore cho Đại học Singapore Management University.
Sau 8 năm làm việc cho công ty nhựa, năm 1950, Li (ở tuổi 22) đã khởi nghiệp kinh doanh riêng với việc thành lập công ty Cheung Kong Industries chuyên sản xuất đồ chơi và đồ gia dụng bằng nhựa.
Sau 8 năm làm việc cho công ty nhựa, năm 1950, Li (ở tuổi 22) đã khởi nghiệp kinh doanh riêng với việc thành lập công ty Cheung Kong Industries chuyên sản xuất đồ chơi và đồ gia dụng bằng nhựa.
Lợi nhuận từ ngành nhựa giúp Li bắt đầu có tiền mua nhà xưởng ở Hong Kong trong những năm 1960, giai đoạn xã hội đầy bất ổn vì những biến động chính trị và đối đầu tư tưởng. Sau đó, hệ thống nhà xưởng này đã giúp Li phất lên nhờ giá đất tăng khi tình hình ổn định trở lại.
Lợi nhuận từ ngành nhựa giúp Li bắt đầu có tiền mua nhà xưởng ở Hong Kong trong những năm 1960, giai đoạn xã hội đầy bất ổn vì những biến động chính trị và đối đầu tư tưởng. Sau đó, hệ thống nhà xưởng này đã giúp Li phất lên nhờ giá đất tăng khi tình hình ổn định trở lại.
Mặc dù Li bỏ học từ lúc còn trẻ và chưa từng vào đại học, ông luôn là người ham học và dành nhiều thời gia đọc tài liệu. Chẳng hạn như ông đã hoàn thành sổ sách kế toán của công ty Cheung Kong trong năm đầu tiên thành lập công ty dù không có kinh nghiệm kế toán mà chỉ đơn giản là tự học từ sách giáo khoa.
Mặc dù Li bỏ học từ lúc còn trẻ và chưa từng vào đại học, ông luôn là người ham học và dành nhiều thời gia đọc tài liệu. Chẳng hạn như ông đã hoàn thành sổ sách kế toán của công ty Cheung Kong trong năm đầu tiên thành lập công ty dù không có kinh nghiệm kế toán mà chỉ đơn giản là tự học từ sách giáo khoa.
Tỷ phú Li đã ngừng sản xuất nhựa trước sự bùng nổ toàn cầu của Hong Kong và chuyển sang kinh doanh bất động sản khi ông mua lại Hutchison Whampoa vào năm 1979.
Tỷ phú Li đã ngừng sản xuất nhựa trước sự bùng nổ toàn cầu của Hong Kong và chuyển sang kinh doanh bất động sản khi ông mua lại Hutchison Whampoa vào năm 1979.
Hutchison Whampoa hiện nay có quy mô hoạt động toàn cầu với 250.000 nhân viên, sau khi chuyển sang viễn thông vào những năm 1980. Trong ảnh là Hutchinson House tại trung tâm Hong Kong.
Hutchison Whampoa hiện nay có quy mô hoạt động toàn cầu với 250.000 nhân viên, sau khi chuyển sang viễn thông vào những năm 1980. Trong ảnh là Hutchinson House tại trung tâm Hong Kong.
Dù nổi danh là một nhà đầu tư bất động sản nhưng các công ty của tỷ phú Li kiểm soát 70% hầu hết các công ty điện lực và viễn thông tại Hong Kong. Ông cũng sở hữu phần lớn cổ phần trong Husky Energy, một công ty của Canada. Li phân phối của cải và quyền lực của mình vào các ngành công nghiệp khác nhau và các khu vực địa lý.
Dù nổi danh là một nhà đầu tư bất động sản nhưng các công ty của tỷ phú Li kiểm soát 70% hầu hết các công ty điện lực và viễn thông tại Hong Kong. Ông cũng sở hữu phần lớn cổ phần trong Husky Energy, một công ty của Canada. Li phân phối của cải và quyền lực của mình vào các ngành công nghiệp khác nhau và các khu vực địa lý.
Trong một bài báo của tạp chí Forbes năm 2010, Li nói: "Thú vui quan trọng nhất là làm việc chăm chỉ và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn". Năm 2000, tạp chí Asiaweek vinh danh Li là người đàn ông quyền lực nhất châu Á.
Trong một bài báo của tạp chí Forbes năm 2010, Li nói: "Thú vui quan trọng nhất là làm việc chăm chỉ và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn". Năm 2000, tạp chí Asiaweek vinh danh Li là người đàn ông quyền lực nhất châu Á.
Tỷ phú 87 tuổi này dường như đang muốn chuyển giao quyền lực cho người con trai cả là Victor thông qua việc hợp nhất cổ phần ở hai công ty. Dù vậy, ông vẫn đang nỗ lực và gặt hái nhiều thành công trên con đường kinh doanh.
Tỷ phú 87 tuổi này dường như đang muốn chuyển giao quyền lực cho người con trai cả là Victor thông qua việc hợp nhất cổ phần ở hai công ty. Dù vậy, ông vẫn đang nỗ lực và gặt hái nhiều thành công trên con đường kinh doanh.

GALLERY MỚI NHẤT