Điều ít biết về phong trào Hamas đang giao đấu với Israel

Điều ít biết về phong trào Hamas đang giao đấu với Israel

(Kiến Thức) - Hamas là viết tắt của Harakat al-Muqawama al-Islamiyya, có nghĩa là Phong trào Kháng chiến Hồi giáo. Lực lượng này đã giao đấu với Quân đội Israel suốt nhiều ngày qua.

Trong tiếng Ả rập, Hamas là viết tắt của từ Harakat Al-Muqawama Al-Islamiyya, có nghĩa là Phong trào Kháng chiến Hồi giáo. Từ Hamas trong tiếng Ả rập còn có nghĩa là "nhiệt tâm". Ảnh: Getty.
Trong tiếng Ả rập, Hamas là viết tắt của từ Harakat Al-Muqawama Al-Islamiyya, có nghĩa là Phong trào Kháng chiến Hồi giáo. Từ Hamas trong tiếng Ả rập còn có nghĩa là "nhiệt tâm". Ảnh: Getty.
 Phong trào Hamas là tổ chức vũ trang lớn nhất và có ảnh hưởng nhất của Palestine. Ảnh: TimesOfIsrael.
Phong trào Hamas là tổ chức vũ trang lớn nhất và có ảnh hưởng nhất của Palestine. Ảnh: TimesOfIsrael.
Hamas phát triển và tách ra từ Muslim Brotherhood (Anh em Hồi giáo) - một tổ chức tôn giáo-chính trị được thành lập tại Ai Cập và có chi nhánh tại các nước Ả rập. Người sáng lập kiêm lãnh tụ tinh thần đầu tiên của Hamas là Sheikh Ahmed Yassin (ảnh). Ảnh: Wikipedia.
Hamas phát triển và tách ra từ Muslim Brotherhood (Anh em Hồi giáo) - một tổ chức tôn giáo-chính trị được thành lập tại Ai Cập và có chi nhánh tại các nước Ả rập. Người sáng lập kiêm lãnh tụ tinh thần đầu tiên của Hamas là Sheikh Ahmed Yassin (ảnh). Ảnh: Wikipedia.
Sau khi phong trào kháng chiến chống Israel lần thứ nhất (Intifada) của người Palestine bùng nổ, vào tháng 12/1987, ông Yassin cho ra đời tổ chức có tên gọi Hamas.
Sau khi phong trào kháng chiến chống Israel lần thứ nhất (Intifada) của người Palestine bùng nổ, vào tháng 12/1987, ông Yassin cho ra đời tổ chức có tên gọi Hamas.
Năm 1988, Hamas đưa ra Tuyên ngôn đầu tiên của họ và chính thức tách khỏi đường lối hoạt động phi bạo lực của Tổ chức Muslim Brotherhood. Ảnh: Getty.
Năm 1988, Hamas đưa ra Tuyên ngôn đầu tiên của họ và chính thức tách khỏi đường lối hoạt động phi bạo lực của Tổ chức Muslim Brotherhood. Ảnh: Getty.
Hamas theo đường lối cứng rắn, không công nhận sự tồn tại của Nhà nước Do Thái Israel. Mục tiêu của Hamas là thành lập một nhà nước Hồi giáo của người Palestine trên vùng lãnh thổ được hoạch định trước năm 1948.
Hamas theo đường lối cứng rắn, không công nhận sự tồn tại của Nhà nước Do Thái Israel. Mục tiêu của Hamas là thành lập một nhà nước Hồi giáo của người Palestine trên vùng lãnh thổ được hoạch định trước năm 1948.
Cánh quân sự của Hamas thường được biết tới là "Lữ đoàn Al-Qassam" hoặc có tên đầy đủ là "Lữ đoàn Izz ad-Din al-Qassam", được thành lập năm 1993. Các binh sĩ thường giấu kín danh tính và thường xuất hiện với mũ chùm kín đầu chỉ để hở ra đôi mắt trong hầu hết hoạt động bên ngoài. Ảnh: AM.
Cánh quân sự của Hamas thường được biết tới là "Lữ đoàn Al-Qassam" hoặc có tên đầy đủ là "Lữ đoàn Izz ad-Din al-Qassam", được thành lập năm 1993. Các binh sĩ thường giấu kín danh tính và thường xuất hiện với mũ chùm kín đầu chỉ để hở ra đôi mắt trong hầu hết hoạt động bên ngoài. Ảnh: AM.
Về cách thức chiến đấu với Israel, phong trào Hamas được cho là chủ yếu dùng chiến thuật đánh bom tự sát và dùng rocket tầm xa pháo kích Tel Aviv và các thành phố nằm sâu trong lãnh thổ Nhà nước Do Thái. Ảnh: TimesOfIsrael.
Về cách thức chiến đấu với Israel, phong trào Hamas được cho là chủ yếu dùng chiến thuật đánh bom tự sát và dùng rocket tầm xa pháo kích Tel Aviv và các thành phố nằm sâu trong lãnh thổ Nhà nước Do Thái. Ảnh: TimesOfIsrael.
Được biết, các hoạt động của Hamas trong lĩnh vực xã hội cũng khá rộng rãi. Phong trào Hamas ngày càng lớn mạnh và giành được sự ủng hộ nhờ các chương trình phúc lợi xã hội lớn như mở các trường dạy cho trẻ em Hồi giáo, bệnh viện và trang trải cuộc sống cho gia đình các phần tử vũ trang,...Chính vì vậy, Hamas giành được uy tín lớn trong người dân Palestine.
Được biết, các hoạt động của Hamas trong lĩnh vực xã hội cũng khá rộng rãi. Phong trào Hamas ngày càng lớn mạnh và giành được sự ủng hộ nhờ các chương trình phúc lợi xã hội lớn như mở các trường dạy cho trẻ em Hồi giáo, bệnh viện và trang trải cuộc sống cho gia đình các phần tử vũ trang,...Chính vì vậy, Hamas giành được uy tín lớn trong người dân Palestine.
Vào tháng 2/2006, Hamas đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Hội đồng lập pháp Palestine. Một trong những nhà lãnh đạo của Hamas là ông Ismail Haniya (ảnh) trở thành Thủ tướng của Palestine, và giữ chức vụ này trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến 2014. Ảnh: Wikipedia.
Vào tháng 2/2006, Hamas đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Hội đồng lập pháp Palestine. Một trong những nhà lãnh đạo của Hamas là ông Ismail Haniya (ảnh) trở thành Thủ tướng của Palestine, và giữ chức vụ này trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến 2014. Ảnh: Wikipedia.
Mời độc giả xem thêm video: Lực lượng Hamas bắn rocket vào Israel (Nguồn video: Vietnam Plus)

GALLERY MỚI NHẤT