Điều ít biết về công việc của “thợ săn virus” ở Philippines

Điều ít biết về công việc của “thợ săn virus” ở Philippines

(Kiến Thức) - Một nhóm nhà nghiên cứu ở Philippines tự nhận là những "thợ săn virus", được giao nhiệm vụ bắt hàng nghìn con dơi để phát triển một mô hình mô phỏng mà họ hy vọng có thể giúp ngăn chặn được các đại dịch tương tự như COVID-19 xảy ra.

Theo Reuters, công việc của nhóm "thợ săn virus" này ở Laguna (Philipines) là bắt hàng nghìn con dơi về nghiên cứu, phát triển một mô hình mô phỏng với hy vọng mô hình này có thể sẽ giúp thế giới tránh được các đại dịch tương tự như COVID-19. (Nguồn ảnh: Reuters)
Theo Reuters, công việc của nhóm "thợ săn virus" này ở Laguna (Philipines) là bắt hàng nghìn con dơi về nghiên cứu, phát triển một mô hình mô phỏng với hy vọng mô hình này có thể sẽ giúp thế giới tránh được các đại dịch tương tự như COVID-19. (Nguồn ảnh: Reuters)
Dự án do Nhật Bản tài trợ và do các chuyên gia của Đại học Los Banos Philippines (UPLB) thực hiện trong 3 năm.
Dự án do Nhật Bản tài trợ và do các chuyên gia của Đại học Los Banos Philippines (UPLB) thực hiện trong 3 năm.
Họ hy vọng việc nghiên cứu dơi sẽ giúp dự đoán hoạt động của virus corona bằng cách phân tích các yếu tố khí hậu, nhiệt độ cũng như mức độ lây lan...
Họ hy vọng việc nghiên cứu dơi sẽ giúp dự đoán hoạt động của virus corona bằng cách phân tích các yếu tố khí hậu, nhiệt độ cũng như mức độ lây lan...
Nhà sinh thái học Phillip Alviola, trưởng nhóm "thợ săn virus" và đã nghiên cứu virus từ loài dơi trong hơn một thập kỷ, cho biết: “Những gì chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu là liệu các chủng coronavirus khác có khả năng lây sang người”.
Nhà sinh thái học Phillip Alviola, trưởng nhóm "thợ săn virus" và đã nghiên cứu virus từ loài dơi trong hơn một thập kỷ, cho biết: “Những gì chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu là liệu các chủng coronavirus khác có khả năng lây sang người”.
Ngoài công việc trong phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu còn tham gia những chuyến đi thực tế kéo dài, chẳng hạn như băng qua khu rừng nhiệt đới rậm rạp hay đi bộ đường dài trên những ngọn núi phủ đầy đá, rễ cây, bùn và rêu.
Ngoài công việc trong phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu còn tham gia những chuyến đi thực tế kéo dài, chẳng hạn như băng qua khu rừng nhiệt đới rậm rạp hay đi bộ đường dài trên những ngọn núi phủ đầy đá, rễ cây, bùn và rêu.
Những "thợ săn virus" này cũng giăng lưới để bắt những con dơi trong các tòa nhà.
Những "thợ săn virus" này cũng giăng lưới để bắt những con dơi trong các tòa nhà.
Họ mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang và găng tay khi tiếp xúc với dơi để đề phòng nhiễm virus.
Họ mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang và găng tay khi tiếp xúc với dơi để đề phòng nhiễm virus.
Edison Cosico, người đang hỗ trợ Alviola, cho biết: “Những ngày này thực sự đáng sợ. Bạn không biết liệu những con dơi có mang virus không. Chúng tôi đang tìm hiểu xem dơi có thể truyền thêm loại virus nào khác sang người hay không. Chúng ta sẽ không bao giờ biết virus trong tương lai có tạo ra đại dịch đáng sợ như COVID-19 hay không".
Edison Cosico, người đang hỗ trợ Alviola, cho biết: “Những ngày này thực sự đáng sợ. Bạn không biết liệu những con dơi có mang virus không. Chúng tôi đang tìm hiểu xem dơi có thể truyền thêm loại virus nào khác sang người hay không. Chúng ta sẽ không bao giờ biết virus trong tương lai có tạo ra đại dịch đáng sợ như COVID-19 hay không".
Phần lớn những con dơi bị bắt là dơi móng ngựa, được biết đến có chứa coronavirus. Theo Reuters, các loài vật chủ, chẳng hạn như dơi, thường không có triệu chứng của mầm bệnh, song chúng có thể gây bệnh nguy hiểm nếu truyền sang người hoặc động vật khác.
Phần lớn những con dơi bị bắt là dơi móng ngựa, được biết đến có chứa coronavirus. Theo Reuters, các loài vật chủ, chẳng hạn như dơi, thường không có triệu chứng của mầm bệnh, song chúng có thể gây bệnh nguy hiểm nếu truyền sang người hoặc động vật khác.
Một số loại virus gây chết người có nguồn gốc từ dơi bao gồm Ebola và các loại coronavirus khác,...
Một số loại virus gây chết người có nguồn gốc từ dơi bao gồm Ebola và các loại coronavirus khác,...
Nhà sinh thái học nghiên cứu về loài dơi, Kirk Taray, cho biết, việc con người tiếp xúc và tương tác gần hơn với động vật hoang dã đồng nghĩa với nguy cơ lây truyền bệnh giờ đây cũng cao hơn.
Nhà sinh thái học nghiên cứu về loài dơi, Kirk Taray, cho biết, việc con người tiếp xúc và tương tác gần hơn với động vật hoang dã đồng nghĩa với nguy cơ lây truyền bệnh giờ đây cũng cao hơn.
“Với việc thu thập dữ liệu cơ bản về bản chất và sự xuất hiện của loại virus có khả năng lây truyền bệnh ở loài dơi, bằng cách nào đó chúng tôi có thể dự đoán những đợt bùng phát (dịch bệnh) có thể xảy ra”, Kirk Taray nói.
“Với việc thu thập dữ liệu cơ bản về bản chất và sự xuất hiện của loại virus có khả năng lây truyền bệnh ở loài dơi, bằng cách nào đó chúng tôi có thể dự đoán những đợt bùng phát (dịch bệnh) có thể xảy ra”, Kirk Taray nói.
Philip Alviola lấy mẫu phẩm từ một con dơi bị bắt trong một tòa nhà tại Đại học Los Banos (UPLB) ở Los Banos, tỉnh Laguna, ngày 19/2.
Philip Alviola lấy mẫu phẩm từ một con dơi bị bắt trong một tòa nhà tại Đại học Los Banos (UPLB) ở Los Banos, tỉnh Laguna, ngày 19/2.
Nhà nghiên cứu Ryan Llamas đứng gần tấm lưới được giăng để bắt dơi trên núi Makiling, tỉnh Laguna, ngày 5/3/2021.
Nhà nghiên cứu Ryan Llamas đứng gần tấm lưới được giăng để bắt dơi trên núi Makiling, tỉnh Laguna, ngày 5/3/2021.
Mời độc giả xem thêm video: Cần thêm nghiên cứu về vaccine với các biến chủng mới của SARS-CoV-2 (Nguồn video: VTV)

GALLERY MỚI NHẤT