Điều ít biết về cơ quan tình báo bí mật nhất của Trung Quốc

Mặc dù là một cơ quan tình báo kín tiếng, song Bộ An ninh Quốc gia (MSS) của Trung Quốc đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế trong những tuần gần đây sau khi Mỹ và các nước đồng loạt phanh phui mạng lưới tin tặc của Bắc Kinh.

Điều ít biết về cơ quan tình báo bí mật nhất của Trung Quốc
Dieu it biet ve co quan tinh bao bi mat nhat cua Trung Quoc
 Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc (Ảnh: SCMP)
Bộ Tư pháp Mỹ ngày 20/12 đã chính thức kết tội hai tin tặc Trung Quốc với cáo buộc đánh cắp các bí mật thương mại và công nghệ từ 12 quốc gia trên khắp thế giới. Cả hai nghi phạm này đều được xác định là hoạt động tấn công mạng thay cho Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc (MSS).
Tuyên bố trên của Mỹ được đưa ra không lâu sau vụ bắt giữ chưa từng có tiền lệ diễn ra hồi tháng 10. Xu Yanjun, một quan chức cấp cao của Cơ quan tình báo MSS, đã bị dẫn độ sang Mỹ sau khi bị "dụ dỗ" và bắt giữ tại Bỉ. Xu bị cáo buộc tìm cách đánh cắp các bí mật thương mại từ nhiều công ty hàng không và vũ trụ của Mỹ.
Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc cũng từng gây chấn động khi bắt giữ 2 công dân Canada với cáo buộc "gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia" của Trung Quốc hồi đầu tháng 12. Đây được xem là động thái trả đũa của Bắc Kinh sau vụ Canada bắt bà Mạnh Vãn Chu, giám đốc tài chính tập đoàn Huawei Trung Quốc, theo đề nghị của Mỹ.
Các cơ quan tình báo về bản chất luôn hoạt động bí mật. Tuy nhiên, MSS dường như hoạt động dưới vỏ bọc thậm chí còn bí mật hơn tất cả các cơ quan tình báo khác. Không giống Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) hay Cơ quan Tình báo Anh (MI6), MSS không có bất kỳ cổng thông tin điện tử chính thức nào, thậm chí các thông tin liên hệ công khai hay người phát ngôn cũng không có.
Cơ cấu của MSS
Bộ An ninh Quốc gia là cơ quan tình báo dân sự chính của Trung Quốc. Được thành lập từ năm 1983, MSS chịu trách nhiệm về các hoạt động phản gián, tình báo nước ngoài cũng như giám sát và tình báo nội bộ cho an ninh quốc gia Trung Quốc. Do vậy, MSS thường được mô tả là cơ quan pha trộn giữa Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI).
Tương tự nhiều bộ khác trực thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc, MSS cũng có mạng lưới chi nhánh rộng khắp tại các tỉnh thành trên lãnh thổ Trung Quốc.
Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc được tổ chức thành nhiều cục, trong đó mỗi cục được giao một nhiệm vụ khác nhau như tuyển mộ nhân viên làm việc cho MSS, thu thập thông tin tình báo nước ngoài, phụ trách hoạt động tình báo tại các vùng lãnh thổ như Đài Loan, Macao, Hong Kong.
Lãnh đạo của MSS
Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc do ông Chen Wenqing, người từng có 20 năm hoạt động trong lực lượng an ninh tại tỉnh quê nhà Tứ Xuyên, lãnh đạo. Trước khi nhận nhiệm vụ tại MSS vào năm 2015, ông Chen là cấp phó của "kiến trúc sư trưởng" chiến dịch chống tham nhũng Trung Quốc Vương Kỳ Sơn tại cơ quan chống tham nhũng thuộc đảng Cộng sản Trung Quốc trong hơn 2 năm.
Mặc dù tên của các thứ trưởng MSS thường không được công bố, song một trong số các quan chức của bộ này được xác định là Thứ trưởng Ma Jian - người đã bị cách chức. Ông Ma được cho là có quan hệ với Guo Wengui - một tỷ phú bỏ trốn của Trung Quốc đang sống lưu vong tại Mỹ. Ông Ma đã sa lưới trong chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" của Trung Quốc.
Danh tính một thứ trưởng khác của MSS, ông Qiu Jin, được hé lộ sau khi ông áp giải Wang Lijun, cựu cảnh sát trưởng Trùng Khánh, về Bắc Kinh. Ông Wang từng xin tị nạn trong lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô vào đầu năm 2012 khi mối quan hệ giữa ông và cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, người bị kết tội tham nhũng, nhận hối lộ và lạm quyền, xấu đi.
Quyền lực của MSS
Theo Luật Tình báo Quốc gia được thông qua năm 2017, MSS cùng các cơ quan tình báo khác của Trung Quốc có quyền năng rất lớn trong việc tiến hành nhiều hoạt động tình báo khác nhau ở cả Trung Quốc và nước ngoài, giám sát và điều tra các cá nhân và tổ chức trong nước và nước ngoài, thậm chí có thể ra lệnh cho các đối tượng này tham gia hoặc hỗ trợ cho các hoạt động tình báo.
MSS cũng được trao quyền để bắt giữ các đối tượng bị nghi ngờ cản trở hoặc để lộ các thông tin liên quan tới hoạt động tình báo trong thời hạn 15 ngày.
Theo Luật Tố tụng Hình sự Trung Quốc, MSS có thẩm quyền bắt giữ các đối tượng là cảnh sát nếu phát hiện có hành vi phạm tội liên quan tới an ninh quốc gia.
Hai công dân Canada, gồm cựu nhân viên ngoại giao Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor, đều bị MSS bắt với cáo buộc "gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia" Trung Quốc. Tại Trung Quốc, cáo buộc này có nội hàm rất rộng và thường được sử dụng để nhắm mục tiêu tới các đối tượng bất mãn chính trị hoặc có tiếng nói trong vấn đề nhân quyền.
Hồi tháng trước, Sheng Hong, giám đốc Viện nghiên cứu kinh tế Unirule, bị cấm rời khỏi Trung Quốc để tham dự một hội thảo tại Đại học Harvard, Mỹ với lý do ông này "gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia".
Năm 2016, Peter Dahlin, một cán bộ thuộc tổ chức phi chính phủ Thụy Điển, cũng bị MSS bắt giữ trong khoảng thời gian hơn 3 tuần với cáo buộc tương tự. Dahlin được trả tự do sau khi xuất hiện trên truyền hình nhà nước Trung Quốc để thú nhận hành vi của mình.

Cận cảnh trụ sở cơ quan tình báo Đức BND

Một trong các cơ quan “đặc biệt” của Đức là BND - cơ quan tình báo Đức chuyên về mảng đối ngoại. Cơ quan này hiện có một trụ sở mới vô cùng bề thế.

Cận cảnh trụ sở cơ quan tình báo Đức BND
Can canh tru so co quan tinh bao Duc BND
Logo cơ quan tình báo Đức. Ảnh: strongestinworld.
Can canh tru so co quan tinh bao Duc BND-Hinh-2
Cơ quan Tình báo Liên bang (viết tắt theo tiếng Đức là BND) là cơ quan tình báo đối ngoại của Đức. Ảnh: dpa.
Can canh tru so co quan tinh bao Duc BND-Hinh-3
BND bắt nguồn từ “Tổ chức Gehlen” được thành lập ngay sau Thế chiến 2, dưới sự giám sát của Mỹ. Ảnh: prezi.
Can canh tru so co quan tinh bao Duc BND-Hinh-4
BND chính thức thành lập vào năm 1956. Tổ chức này được đánh giá là một trong các cơ quan tình báo mạnh nhất thế giới. Ảnh: ibtimes.
Can canh tru so co quan tinh bao Duc BND-Hinh-5
Tổng hành dinh của BND nằm ở Pullach gần Munich. Truyền thông cho hay BND đang di dời dần sang trụ sở mới ở Berlin. Ảnh: wikimapia.
Can canh tru so co quan tinh bao Duc BND-Hinh-6
Phối cảnh tổng hành dinh mới của Cơ quan Tình báo Đức. Ảnh: flickr.
Can canh tru so co quan tinh bao Duc BND-Hinh-7
Toàn cảnh trụ sở mới của cơ quan tình báo BND. Ảnh: blogspot.
Can canh tru so co quan tinh bao Duc BND-Hinh-8
Trụ sở mới của BND có tổng diện tích xấp xỉ 260.000 m², và là một trong các khu nhà hành chính lớn nhất của Đức hiện nay. Ảnh: inspirationasia.
Can canh tru so co quan tinh bao Duc BND-Hinh-9
Nhiệm vụ của BND là cảnh báo sớm cho chính phủ Đức về các mối đe dọa đối với các lợi ích của Đức ở nước ngoài. Ảnh: yahoo.
Can canh tru so co quan tinh bao Duc BND-Hinh-10
Cơ quan tình báo này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Văn phòng Thủ tướng Đức. Ảnh: rt.
Can canh tru so co quan tinh bao Duc BND-Hinh-11
BND sử dụng nhiều công nghệ điện tử tối tân phục vụ hoạt động nghiệp vụ. Ảnh: rt.
Can canh tru so co quan tinh bao Duc BND-Hinh-12
BND thu thập và phân tích thông tin về rất nhiều lĩnh vực như khủng bố quốc tế, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, tội phạm có tổ chức, rửa tiền, chiến tranh thông tin... Ảnh: afp.
Can canh tru so co quan tinh bao Duc BND-Hinh-13
BND là cơ quan tình báo đối ngoại duy nhất của Đức hiện nay. Cơ quan này thu thập cả thông tin quân sự và dân sự. Ảnh: wikimapia.
Can canh tru so co quan tinh bao Duc BND-Hinh-14
BND có hàng trăm cơ sở ở Đức và nước ngoài. Cơ quan này được cho là có khoảng 6.050 nhân viên vào năm 2005. Ảnh: faz.

Lộ "trùm sò" làm nổ tan máy bay Mỹ

Sau nhiều năm điều tra chật vật, Washington đã tìm ra danh tính hai sĩ quan tình báo Libya là trùm sò vụ đánh bom máy bay chở khách của Mỹ trên bầu trời Lockerbie, Scotland, khiến 270 người chết.

Lộ "trùm sò" làm nổ tan máy bay Mỹ
Vào ngày 21.12.1988, chiếc Boeing 747-121 của Hãng hàng không Pan Am đã nổ tan thành nhiều mảnh khi đang hành trình từ sân bay London Heathrow của Anh tới sân bay quốc tế John F. Kennedy, Mỹ. Các nạn nhân xấu số gồm 243 hành khách và 16 thành viên phi hành đoàn, và 11 cư dân Lockerbie trên mặt đất. Họ đến từ 21 quốc gia khác nhau.

Giám đốc tình báo quân đội Nga vừa qua đời là ai?

(Kiến Thức) - Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga vào lúc 2h sáng ngày 22/11 cho biết, Giám đốc cơ quan tình báo quân đội Nga (GRU), Thượng tướng Igor Korobov, đã qua đời sau thời gian dài lâm bệnh nặng.

Giám đốc tình báo quân đội Nga vừa qua đời là ai?
Giam doc tinh bao quan doi Nga vua qua doi la ai?
Theo RT dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng Nga được công bố vào khoảng 2h sáng 22/11 (giờ Moscow) cho biết, Giám đốc cơ quan tình báo quân đội Nga, Thượng tướng Igor Korobov, đã qua đời sau thời gian dài mắc bệnh nặng. Ảnh: Wikimedia.

Giam doc tinh bao quan doi Nga vua qua doi la ai?-Hinh-2
Thượng tướng Igor Korobov, Giám đốc Cơ quan tình báo quân đội Nga, đã qua đời ở tuổi 62 sau một thời gian lâm bệnh nặng”, trích thông báo của Bộ Quốc phòng Nga. Ảnh: Daily Mail.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 10/1 bị kết án vì thanh toán tiền “giữ im lặng” cho một nữ diễn viên phim người lớn. Phán quyết này khiến ông trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án vì một tội danh.
Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Gần đây, các cuộc thảo luận trong chính quyền Joe Biden nhấn mạnh việc lên kế hoạch kịch bản chiến lược nhằm đối phó chương trình hạt nhân đang tiến triển của Iran.
An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

Cơ quan An ninh Liên bang Nga hôm 4/1 cho biết họ đã ngăn chặn một cuộc tấn công lớn tại Yekaterinburg và bắt giữ bốn thiếu niên được cho là đang lên kế hoạch kích nổ một quả bom tại một khu vực đông người.