Thói quen uống rượu và chất lượng giấc ngủ có liên kết chặt chẽ với nhau. Rượu có thể ảnh hưởng đến chu kỳ và chất lượng của giấc ngủ. Dưới đây là một số tác hại tiêu cực nếu bạn đi ngủ khi say rượu.
Cảm thấy buồn ngủ nhanh chóng
Theo Bustle, nghiên cứu cho thấy rượu khiến bạn chìm vào giấc ngủ nhanh chóng, thậm chí ngủ say đến nỗi khó ai có thể đánh thức bạn. Tuy nhiên, theo đánh giá chung của 153 nghiên cứu về sự tương tác của giấc ngủ và rượu, một ly vodka không trợ giúp hiệu quả cho giấc ngủ. Rượu mang lại lợi ích cho chu kỳ đầu của giấc ngủ, nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nửa thời gian sau.
Irshaad Ebrahim, Giám đốc y tế tại Trung tâm Giấc ngủ London, cho biết tác động trước mắt và ngắn hạn của rượu và giảm thời gian cần thiết của giấc ngủ, gây mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
Nhịp tim nhanh bất thường
Theo India Times, ngủ trong lúc say rượu có thể khiến nhịp tim và hệ thống thần kinh hoạt động nhiều hơn so với bình thường. Thông thường, nhịp tim và huyết áp chỉ tăng sau giấc ngủ REM, nhưng rượu làm rối loạn dòng chảy của quá trình tự nhiên này. Điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy cơ thể chưa được thư giãn, nghỉ ngơi nhiều.
Say rượu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ, khiến bạn ngủ không sâu giấc, cơ thể mệt mỏi, uể oải. Ảnh: Boldsky. |
Ảnh hưởng tới giấc ngủ REM
Bình thường, bạn sẽ trải qua 5-7 chu kỳ giấc ngủ một đêm, tuy nhiên, uống rượu sẽ làm giảm chỉ còn 1-2 chu kỳ. REM là giấc ngủ sâu, giúp cơ thể phục hồi, cho phép não bộ xử lý những cảm xúc, kỷ niệm và căng thẳng trong ngày. Rượu ảnh hưởng đến giấc ngủ REM, khiến bạn dễ dàng tỉnh giấc, giấc ngủ chập chờn, không sâu và có cảm giác mệt mỏi sau khi thức dậy.
Đổ mồ hôi và đi vệ sinh nhiều
Uống rượu trước khi đi ngủ có thể khiến bạn phải thức giấc liên tục để đi vệ sinh. Rượu là chất lợi tiểu, kích thích cơ thể giải phóng các chất lỏng vì nó ngăn cản các hormone giữ nước của cơ thể. Rượu cũng có thể làm giãn nở các mạch máu trên da, gây tăng nhịp tim dẫn đến đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường, khiến bạn khát nước.
Ngáy ngủ
Bằng cách làm giãn các cơ bắp, bao gồm cổ họng, một người say rượu có thể ngáy to khi ngủ. Ngoài ra, rượu cũng có nhiều khả năng gây ra các vấn đề mộng du, nói chuyện khi ngủ và bộ nhớ suy giảm.
Thức dậy sớm
Theo Tiến sĩ John Shneerson, Giám đốc trung tâm giấc ngủ tại Bệnh viện Papworth ở Cambridge (Anh), khi ảnh hưởng của rượu giảm, hệ thống thần kinh sẽ được kích hoạt và đánh thức bạn dậy sớm hơn thường ngày, khoảng giữa 4-6 giờ sáng.
Cảm giác chếnh choáng, kiệt quệ sau khi thức dậy
Bạn có thể cảm thấy chếnh choáng hoặc nôn nao sau khi thức dậy và đứng lên khỏi giường. Đây là lý do rượu được cho là kẻ thù hàng đầu của giấc ngủ.
Mời quý độc giả xem video 7 thực phẩm càng ăn nhiều càng tốt (nguồn Youtube):