Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn uống rượu?

Biểu hiện thường thấy khi uống rượu là có nhu cầu nói nhiều, nói lắp, đi loạng choạng, phản ứng này khá nguy hiểm nhưng các đấng mày râu lại xem thường.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn uống rượu?
Theo Healthline, khi bạn uống rượu, chất cồn được hấp thụ vào máu và ảnh hưởng đến tất cả cơ quan trong cơ thể. Về lâu dài, điều này có thể gây hại đến sức khỏe và gây ra các căn bệnh nguy hiểm.
Hệ thống thần kinh trung ương
Một trong những dấu hiệu đầu tiên của rượu là ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, biểu hiện qua thay đổi hành vi. Rượu nhanh chóng xâm nhập vào não bộ và các bộ phận khác của hệ thống thần kinh trung ương. Điều đó khiến bạn khó khăn khi nói chuyện, nói lắp, thậm chí ảnh hưởng đến sự cân bằng, khả năng đi lại khi uống quá nhiều.
Uống rượu khiến việc suy nghĩ cũng như khả năng hình thành ký ức gặp khó khăn. Về lâu dài, điều này sẽ thu nhỏ các thùy trán của não bộ. Những người nghiện rượu nặng có thể bị tổn thương não vĩnh viễn, gây mất trí nhớ.
Tổn thương hệ thần kinh do rượu có thể gây đau, tê hoặc cảm giác bất thường ở bàn tay, chân, gây thiếu hụt thiamine (vitamin B1), dẫn đến cử động mắt nhanh vô thức, suy nhược hoặc liệt cơ mắt.
Hệ bài tiết
Hệ bài tiết có trách nhiệm xử lý và loại bỏ chất thải như rượu ra khỏi cơ thể. Là một phần của quá trình đó, tuyến tụy tiết ra các enzyme tiêu hóa kết hợp với dịch mật từ túi mật để giúp tiêu hóa thức ăn. Uống rượu làm ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến tụy, gây ra hiện tượng viêm tụy, một vấn đề nghiêm trọng có thể phá hủy tuyến quan trọng này.
Bên cạnh đó, uống rượu nhiều có thể gây viêm gan do rượu có thể phát triển bệnh vàng da. Viêm gan mãn tính có thể dẫn đến xơ gan, khi gan không hoạt động hiệu quả, chất độc vẫn còn trong cơ thể của bạn, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng. Phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh gan do rượu hơn nam giới, vì cơ thể phụ nữ có xu hướng hấp thụ nhiều rượu hơn và mất nhiều thời gian để xử lý.
Dieu gi xay ra voi co the khi ban uong ruou?
 Tác hại của rượu đối với sức khỏe con người. Ảnh: Yahoo.
Hệ thống tiêu hóa
Rượu tàn phá hệ thống tiêu hóa, từ miệng tới ruột già. Lạm dụng rượu gây tổn hại các tuyến nước bọt, gây kích ứng miệng và lưỡi, dẫn đến bệnh nướu răng, sâu răng, thậm chí rụng răng. Ngoài ra, uống rượu nhiều còn có thể gây loét thực quản, trào ngược axit và ợ nóng.
Rượu có thể cản trở đường tiêu hóa hấp thụ các chất dinh dưỡng và vitamin B hoặc kiểm soát vi khuẩn có hại. Do vậy, những người nghiện rượu thường bị suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, vừa uống rượu vừa hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư về đường tiêu hóa như ung thư đại tràng.
Hệ thống tuần hoàn
Trong một số trường hợp, uống rượu có gây hại cho hệ tim mạch, đặc biệt với những người nghiện rượu mãn tính. Phụ nữ uống rượu có nguy cơ tổn thương tim mạch cao hơn nam giới. Những vấn đề về hệ tuần hoàn do rượu gây ra bao gồm ngộ độc các tế bào cơ tim, nhịp tim không đều, huyết áp cao, đột quỵ, đau tim và suy tim.
Hệ thống miễn dịch
Hệ thống miễn dịch của bạn suy yếu sẽ khó có thể chống lại virus, vi khuẩn và các loại bệnh tật do lạm dụng rượu. Người nghiện rượu nặng còn có khả năng bị viêm phổi hay lao phổi, mắc ung thư cao hơn so với những người không uống.
"Chuyện ấy" và sức khỏe sinh sản
Rối loạn cương dương là một tác dụng phụ thường gặp của việc lạm dụng rượu ở nam giới. Rượu cũng có thể ức chế sự sản xuất hormone, ảnh hưởng đến chức năng tinh hoàn và gây ra vô sinh.
Ở phụ nữ, uống rượu quá mức làm tắc kinh nguyệt, gây vô sinh, đồng thời tăng nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu. Ngoài ra, nguy cơ ung thư vú cũng tăng lên cùng với việc sử dụng rượu ở nữ giới.
Hệ thống xương và cơ bắp
Sử dụng rượu lâu dài khiến cơ thể khó khăn hơn để tạo ra xương mới. Uống rượu gây nguy cơ loãng xương và gãy xương. Cơ bắp trở nên suy yếu, dễ bị chuột rút, thậm chí teo đi.

Mẹo giải rượu tuyệt hay bằng thuốc Nam

(Kiến Thức) - Có rất nhiều mẹo giải rượu hiệu quả tuyệt vời bằng các loại thảo dược có xung quanh bạn, cực kỳ dễ làm. 

Mẹo giải rượu tuyệt hay bằng thuốc Nam
Meo giai ruou hieu qua bang thuoc Nam
Ảnh minh họa.
Uống rượu trước khi ăn cơm sẽ khiến ăn ngon miệng hơn vì rượu kích thích các tuyến tiêu hóa. Rượu bổ uống để mạnh gân cốt, tăng cường thể lực, phục hồi sức khoẻ sau ốm. Rượu còn có tác dụng kích thích thần kinh, làm hưng phấn tinh thần... Tuy nhiên, khi nồng độ rượu trong máu từ 1 - 3% thì có hiện tượng say: Người nóng dần, mặt đỏ, đi đứng loạng choạng, nói năng hành động không chính xác. Nếu nồng độ lên đến 5% thì người sẽ say mềm, nôn mửa, bất tỉnh nhân sự; đến 7% thì tim phổi ngừng hoạt động. 

7 tuyệt chiêu giúp hết nôn nao sau khi uống rượu say

(Kiến Thức) - Để khỏi khổ sở vì tình trạng nôn nao sau khi uống rượu say tới bến, bạn hãy áp dụng các chiêu thức rất hiệu quả sau. 

7 tuyệt chiêu giúp hết nôn nao sau khi uống rượu say
7 tuyet chieu giup het non nao sau khi uong ruou say
 Cảm giác nôn nao sau khi uống rượu say thì nhiều người đã trải qua và sợ hãi. Họ thấy buồn nôn, khát, đầu đau như búa bổ, nhưng vẫn không tránh được những cuộc nhậu tới bến về sau. 

Thói quen ăn mặn khiến bạn “điêu đứng” vì ung thư

(Kiến Thức) - Những sở thích ăn uống dưới đây, bạn đang nạp lượng muối lớn làm tăng nguy cơ ung thư nguy hiểm.

Thói quen ăn mặn khiến bạn “điêu đứng” vì ung thư
Loi an man khien ban “dieu dung” vi ung thu
Các nhà nghiên cứu khoa học Nhật từng theo dõi chế độ ăn của 40.000 đối tượng trung niên nước này. Kết quả cho thấy, tiêu thụ khoảng 12 - 15g muối mỗi ngày có khả năng tăng gấp đôi nguy cơ ung thư dạ dày.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.