Điều gì ở Bán đảo Triều Tiên khiến Nga lo ngại nhất?

(Kiến Thức) - Quan ngại lớn nhất của Moscow không phải là các vụ phóng tên lửa của CHDCND Triều Tiên, mà là khả năng xung đột vũ trang khu vực sát biên giới Nga.

Điều gì ở Bán đảo Triều Tiên khiến Nga lo ngại nhất?
Mỹ rõ ràng đã mang vụ phóng tên lửa của CHDCND Triều Tiên ngày 14 tháng 5 ra hù dọa Nga. Hầu như ngay lập tức sau khi có tin về vụ Triều Tiên phóng thử tên lửa, đã xuất hiện một số bình luận rằng tên lửa rơi cách Vladivostok 95 km và giờ đây rốt cuộc Nga cần phải hiểu rằng Triều Tiên gây ra mối đe dọa như thế nào. Tuy nhiên, phản ứng của Nga là rất kiềm chế.
Dieu gi o Ban dao Trieu Tien khien Nga lo ngai nhat?
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thị sát tên lửa trước khi phóng thử ngày 14/5/2017. Ảnh: Sputnik 
Sau đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga ở vùng Viễn Đông đã theo dõi tên lửa từ lúc khởi động cho đến khi rơi xuống Biển Nhật Bản. Tên lửa này không đe dọa Nga và rơi cách bờ biển của Nga 500 km.
Nga không hề có lý do dù nhỏ nhất để sợ tên lửa Triều Tiên, bởi rất đơn giản: ngay từ năm 2009 tại Viễn Đông đã triển khai các tổ hợp S-400 đầu tiên, khả năng theo dõi và bắn hạ các mục tiêu đạn đạo. Khi đó, vị trí triển khai của các tổ hợp này đã không được xác định, nhưng cuối năm 2015 được biết là các tổ hợp được bố trí xung quanh Vladivostok để bảo vệ căn cứ chính của Hạm đội Thái Bình Dương. Đồng thời, S-400 có thể bắn hạ tên lửa tầm ngắn và tên lửa tầm trung (phạm vi 1000 - 5500 km), đó chính là loại tên lửa thử nghiệm ngày 14 tháng 5 năm 2017.
Tất nhiên, CHDCND Triều Tiên sẽ không tấn công tên lửa vào một trong số các nước thân thiện hiếm hoi của mình. Ngay cả khi vụ phóng thử nghiệm của Triều Tiên gặp sự cố trục trặc, tên lửa bị lệch đường và thành mối đe dọa, nó sẽ lập tức bị bắn hạ.
Dieu gi o Ban dao Trieu Tien khien Nga lo ngai nhat?-Hinh-2
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga triển khai ở khu vực Viễn Đông. Ảnh: Army Recognition 
Quan ngại lớn nhất của Nga về mặt quân sự không phải là các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, mà là khả năng xung đột vũ trang khu vực hoặc xung đột vũ trang quy mô lớn trên biên giới của Nga. Mặc dù Nga không tham gia xung đột, có một tình huống có thể đòi hỏi sự can thiệp của Nga - đó là khi lính Mỹ đổ bộ xuống gần biên giới của Nga-Triều Tiên để tấn công và chặn đường xe lửa. Tuy nhiên, Nga có những thứ để đáp trả hiệu quả.
Trong năm 2013 và 2014 tại vùng Viễn Đông đã tiến hành diễn tập quân sự quy mô lớn. Ví dụ, năm 2013, cuộc tập trận có sự tham gia của 160.000 quân nhân, 1000 xe tăng, 130 máy bay và 70 tàu chiến. Tức là hầu như tất cả lực lượng lục quân và gần như toàn bộ Hạm đội Thái Bình Dương. Các lực lượng đã được triển khai và chuẩn bị hoạt động chiến đấu cho chỉ 2-3 ngày. Do đó, nỗ lực đổ quân trên lãnh thổ Nga gần biên giới với CHDCND Triều Tiên sẽ bị đáp trả xứng đáng.
Thứ nhất, nhóm tàu của đối phương sẽ bị phát hiện và bị máy bay Nga tấn công, Những máy bay này liên tục tuần tra trên Biển Nhật Bản. Thứ hai, giáng đòn tấn công sẽ có các tàu tên lửa lữ đoàn tàu nổi của Hạm đội Thái Bình Dương (bao gồm 11 tàu mang tên lửa trang bị tên lửa chống hạm Mosquito) và Lữ đoàn tàu ngầm 19 bao gồm 7 tàu. Thứ ba, ở vùng Viễn Đông có những tổ hợp tên lửa tấn công chính xác tầm xa Iskander-M tối tân nhất thế giới.
Cuối cùng, thứ tư, Nga có thể triển khai lực lượng lục quân lớn, với tất cả các loại vũ khí dùng cho các hoạt động bao vây và tiêu diệt các nhóm đổ bộ lớn nhất. Những cuộc tấn công và hành động khiêu khích, bất kể đến từ đâu, sẽ dễ dàng bị đánh bại.
Do đó, trước khi bất bình về lời kêu gọi của Nga về việc kiềm chế sau vụ phóng tên lửa và thử hạt nhân của Triều Tiên, hãy nên nhớ rằng, nếu muốn, Nga có thể tránh tham gia vào cuộc xung đột trên Bán đảo Triều Tiên. Trong khi đó, trong trường hợp xảy ra chiến tranh Triều Tiên mới, số lượng nạn nhân của các đối tác — Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên — sẽ đơn giản là khôn lường. Và chính quan điểm này, chứ không phải mối đe dọa tưởng tượng nào đó, sẽ định nghĩa và sẽ xác định lập trường của Nga trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân và các vấn đề khác trên Bán đảo Triều Tiên.

Cái giá khủng khiếp của hành động quân sự chống Triều Tiên

(Kiến Thức) - Hành động quân sự chống Triều Tiên đang được thảo luận, nhưng điều đó có thể dẫn tới những vấn đề lớn hơn và đẩy Đông Bắc Á vào thời kỳ bất ổn hỗn loạn.

Cái giá khủng khiếp của hành động quân sự chống Triều Tiên
Tệ hơn nữa, hành động quân sự chống Triều Tiên có thể dẫn đến đối đầu quân sự không mong muốn giữa Trung Quốc và Mỹ.

Triều Tiên sẽ giáng trả mọi “hành động xâm lược” của Mỹ

(Kiến Thức) - Triều Tiên cảnh báo rằng nước này sẽ giáng trả mọi "hành động xâm lược" của Mỹ bằng “bất cứ biện pháp nào mà Washington tiến hành”.

Triều Tiên sẽ giáng trả mọi “hành động xâm lược” của Mỹ
CNN đưa tin, ngày 10/4, Triều Tiên đã cảnh báo báo rằng nước này sẽ đáp trả mọi "hành động xâm lược liều lĩnh" của Washington bằng “bất cứ biện pháp nào mà Mỹ tiến hành”.
Trieu Tien giang tra moi “hanh dong xam luoc” cua My
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: FirstPost. 

Toan tính của Mỹ đối với bán đảo Triều Tiên

(Kiến Thức) - Bán đảo Triều Tiên được coi là con bài chiến lược để Mỹ thể hiện sức mạnh và sự hiện diện tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Toan tính của Mỹ đối với bán đảo Triều Tiên
Mục tiêu chiến lược của Mỹ đối với bán đảo Triều Tiên
Những động thái quân sự gần đây tại Đông Bắc Á càng chứng tỏ khu vực này có vị trí đặc biệt trong chiến lược của Mỹ. Theo các chuyên gia phân tích chính trị thế giới, sở dĩ Mỹ ngày càng can thiệp mạnh mẽ vào khu vực này bởi một số nguyên nhân chính sau:

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.