Theo People, chốn thâm cung như một chiếc lồng chim lớn, trong đó phạm vi hoạt động của các phi tần bị giới hạn rất nhiều. Họ vô cùng cô độc, tâm tình phiền muộn, không được vận động nhiều nên đa số đều yếu ớt và lắm bệnh. Vì vậy, họ thường làm bạn với thuốc thang để bồi bổ sức khỏe.
"Đẹp" trở thành một trong những điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống của phi tần nhà Thanh. Họ không chỉ chú trọng vẻ đẹp dung nhan mà còn chăm chút tới vẻ đẹp trang phục.
Mỗi ngày họ đều dành nhiều thời gian để rửa mặt bằng nước ấm, đắp mặt nạ, dùng phấn Dương Châu, son Tô Châu và nước hoa hồng tự chế để làm đẹp. Họ cũng rất chăm chút sức khỏe răng miệng, dùng cao đánh răng bằng thuốc đông y, cũng như bàn chải đánh răng.
Hậu cung cũng là nơi cực kỳ coi trọng địa vị, không phải cô gái nào ở đây cũng sống xa hoa và được coi trọng. Địa vị không giống nhau, đến khẩu phần ăn mỗi ngày cũng có sự khác biệt lớn.
Trong cung, từ hoàng thái hậu tới nữ quan, lượng rau quả và thịt được cung cấp mỗi ngày đều không giống nhau. Thời nhà Thanh, hoàng quý phi được chia 6 kg thịt lợn, trong khi quý phi được 4,9 kg, phi được 4,5 kg, thiếp chỉ được 3,4 kg. Rau củ như cà tím, hoàng quý phi sẽ được 10 quả, quý phi và phi được 8.
Những bà hoàng nổi tiếng ở hậu cung triều đại Mãn Thanh
Hoàng hậu luôn được tưởng nhớ: Hiếu Từ Cao hoàng hậu Diệp Hách Na Lạp Thị Mạnh Cổ, vợ của Nỗ Nhĩ Cáp Xích Thái tổ nhà Thanh. Bà được coi là vị hoàng hậu đầu tiên của nhà Thanh (tuy Nỗ Nhĩ Cáp Xích chưa một ngày xưng vương) nên đây chính là vị hoàng hậu được con cháu nhà Thanh luôn tưởng nhớ đến.
Hoàng hậu tài năng nhất: Hiếu Trang Văn hoàng hậu (Thái Tông) Bác Nhĩ Cát Đặc Thị Bố Mộc Bố Thái. Hiếu Trang hoàng hậu thân trải qua 4 triều, từng phò tá hai đời ấu chúa, trong bối cảnh triều chính rối ren của thời kỳ đầu triều Thanh, công cuộc ổn định và khẳng định được sự thống trị của thế tộc Ái Tân Giác La có một phần công lao vô cùng to lớn của bà. |
Hoàng hậu được sủng ái nhất: chính là Hiếu Hiến hoàng hậu Đổng Ngạc Thị. Câu chuyện về thiên tình sử của bà và hoàng đế Thuận Trị đã được lưu truyền thiên cổ. Lúc còn sống, bà là hoàng quý phi (chỉ đứng sau hoàng hậu) được Thuận Trị yêu thương nhất mực. Sau khi bà qua đời, để tưởng nhớ người vợ yêu, Thuận Trị đã dọa chết để ép Hiếu Trang hoàng thái hậu truy phong cho nàng là Hiếu Hiến hoàng hậu, đây là điều không có trong quy định của triều Thanh, nhưng nhằm tránh không để Thuận Trị mất trí làm chuyện dại dột, hoàng thái hậu đành phải đồng ý.
Tuy lúc sống bà không có danh phận hoàng hậu, lúc chết cũng không được tùy táng cùng với hoàng đế, cũng không được khẳng định thân phận (theo quy định của nhà Thanh hoàng hậu đều được gắn theo Thụy Hiệu nhưng bà không được), nhưng giữa chốn hậu cung hàng vạn giai nhân có được mối si tình điên đảo của hoàng thượng dành cho cũng đã là quá đủ.
Hoàng hậu trẻ tuổi nhất: Hiếu Thành Nhân hoàng hậu (Thánh tổ) Hách Xá Lý thị. Nàng chính là người vợ cả của Thánh Tổ Khang Hi cũng là thê tử mà Khang Hi kính trọng và yêu thương nhất, chỉ đáng tiếc rằng 22 tuổi nàng đã từ giã cõi đời do sinh nở khó. Từ đó Khang Hi dành sự yêu thương và che chở đặc biệt cho thái tử con nàng, về điểm này không khó để nhận ra sự nhớ thương vô hạn của ông dành cho người vợ tào khang của mình. |
Hoàng hậu trẻ tuổi nhất: Hiếu Thành Nhân hoàng hậu (Thánh tổ) Hách Xá Lý thị. Nàng chính là người vợ cả của Thánh Tổ Khang Hi cũng là thê tử mà Khang Hi kính trọng và yêu thương nhất, chỉ đáng tiếc rằng 22 tuổi nàng đã từ giã cõi đời do sinh nở khó. Từ đó Khang Hi dành sự yêu thương và che chở đặc biệt cho thái tử con nàng, về điểm này không khó để nhận ra sự nhớ thương vô hạn của ông dành cho người vợ tào khang của mình.
Hoàng hậu có phúc khí nhất: Hiếu Trang Hiến hoàng hậu (Thế Tông) Nữu Hộ Lộc Thị. Thực ra thì đã được làm hoàng hậu thì đều có phúc khí nhưng Hiếu Trang Hiến chính là mẹ đẻ của hoàng đế Càn Long. Càn Long là vị hoàng đế có phúc khí nhất trong lịch sử và mẹ đẻ cũng là thái hậu có phúc khí nhất. Cả đời hoàng hậu Hiếu Trang Hiến đã được hưởng hai đời thịnh vượng Khang, Càn trong triều Thanh và thọ đến 86 tuổi. Con cháu mãn đường hưởng tận vinh hoa. Càn Long lại là hoàng đế vô cùng hiếu thuận hiếu kính do đó có thể nói bà là hoàng hậu có phúc khí nhất Triều Thanh.
Hoàng hậu hiền đức nhất: Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu (Cao Tông) Phúc Sát Thị. Càn Long luôn bị hậu thế coi là thiên tử đa tình, các câu chuyện phong lưu chốn nhân gian của ông nhiều vô kể. Nhưng đối với ông, người con gái mà cả cuộc đời ông luôn yêu thương, trân trọng và nhớ nhung nhất chính là người vợ cả Hiếu Hiền hoàng hậu. Có rất nhiều bằng chứng chứng minh về mối chân tình sâu đậm này. Càn Long đã từng 2 lần sắc phong hoàng tử của Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu làm thái tử nhưng đau lòng các thái tử đều chết yểu, hoàng hậu vì mất con mà đau lòng qua đời. |
Hoàng hậu vốn là người hiền đức, dịu dàng, nhân hậu và độ lượng. Nàng luôn thể hiện phong cách của một mẫu nghi thiên hạ, thật không đáng hổ thẹn với chứ “ Hiếu” trong Thụy hiệu dành cho nàng. Sau khi nàng qua đời, Càn Long đã từng viết rất nhiều thơ tưởng nhớ nàng khiến bao người phải rơi lệ , ông tôn trọng di nguyện của nàng nên đã tặng chữ “ Hiền” làm Thụy hiệu cho nàng. Sau này chỉ cần hoàng hậu nào làm ông không hài lòng đều bị đem ra so sánh với Hiếu Hiền hoàng hậu. Ngoài ra ông còn rất trọng dụng người nhà của nàng thậm chí còn phá quốc lệ gia phong Vương tước. Cho đến 50 năm sau cái chết của hoàng hậu nhưng ông không ngừng tưởng nhớ và rơi lệ mỗi khi nhắc đến nàng.
Hoàng hậu có ý chí kiên cường nhất: đó chính là hoàng hậu Hiếu Thiết Hiển (Văn Tông) Diệp Hách Na Lạp thị. Bà chính là Từ Hi thái hậu nổi tiếng trong lịch sử nhà Thanh.