Điều đặc biệt về Thủ tướng tiếp theo của Singapore

Ông Lawrence Wong sẽ trở thành lãnh đạo tiếp theo của Singapore sau khi Thủ tướng Lý Hiển Long từ chức.

Tối 13/5, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nộp đơn lên Tổng thống Tharman Shanmugaratnam, chính thức thông báo về quyết định từ chức vào ngày 15/5. 

Ông Lý Hiển Long đề xuất Tổng thống Shanmugaratnam mời ông Lawrence Wong trở thành tân thủ tướng và thành lập chính phủ mới. Đề xuất này đã được Tổng thống Shanmugaratnam chấp thuận.

Dieu dac biet ve Thu tuong tiep theo cua Singapore

Ông Lawrence Wong sẽ trở thành lãnh đạo tiếp theo của Singapore sau khi Thủ tướng Lý Hiển Long từ chức. Ảnh: Nikkei Asia

Ông Lawrence Wong sinh ngày 18/12/1972, trong một gia đình có cha là người lao động phổ thông và mẹ là giáo viên. Ông lớn lên trong khu đất của Ủy ban Nhà ở Marine Parade, nơi ông theo học tại trường mẫu giáo của Tổ chức Cộng đồng PAP trước khi đến trường Tiểu học Haig Boys, nơi mẹ ông là giáo viên. Là người mê sách hơn là thích thể thao, cậu bé Lawrence Wong khi ấy thường đến thư viện Marine Parade cũ để mượn sách về khoa học viễn tưởng và guitar.

Ông theo học tại Trường Kỹ thuật Trung học Tanjong Katong và Cao đẳng Victoria Junior trước khi học đại học ở Mỹ.

Dưới đây là những điều đặc biệt về Lawrence Wong, Thủ tướng tiếp theo của Singapore.

Người lãnh đạo cuộc đối thoại Tiến lên Singapore

Được Phó Thủ tướng Lawrence Wong phát động vào tháng 6/2022, cuộc đối thoại Tiến lên Singapore (Forward Singapore) là một diễn đàn để các nhà lãnh đạo Đảng Hành động Nhân dân (PAP) thế hệ thứ tư (4G) tổ chức các cuộc đối thoại thường xuyên với người dân Singapore, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri khi xây dựng lộ trình cho tương lai của Singapore.

Hơn 200.000 người Singapore đã tham gia vào cuộc đối thoại gắn kết toàn quốc này thông qua các buổi đối thoại trực tiếp hay tương tác gián tiếp cũng như các cuộc khảo sát, chương trình biểu diễn lưu động và nền tảng kỹ thuật số.

Tháng 10/2023, Phó Thủ tướng Lawrence Wong công bố báo cáo dài 180, vạch ra lộ trình giúp Singapore trở nên sôi động và toàn diện hơn, công bằng và thịnh vượng hơn cũng như kiên cường và đoàn kết hơn. Kế hoạch này bao gồm hỗ trợ nhiều hơn cho các nhóm như người lao động có thu nhập trung bình và người cao tuổi có thu nhập thấp, thông qua các biện pháp như hỗ trợ tài chính bổ sung và cơ sở hạ tầng được cải thiện.

Báo cáo cũng đảm bảo với người dân Singapore rằng chính phủ sẽ làm nhiều việc hơn nữa để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của họ ở mọi giai đoạn cuộc sống, như giáo dục, nhà ở, chăm sóc sức khỏe và hưu trí.

Phần đầu tiên của chương trình nghị sự Forward Singapore đã được triển khai trong Ngân sách 2024, với các động thái nhằm cải thiện chương trình SkillsFuture (Kỹ năng Tương lai) dành cho những người lao động có trình độ trung cấp và tăng cường hỗ trợ cho sinh viên tốt nghiệp Học viện Giáo dục Kỹ thuật (ITE).

Các biện pháp này sẽ tiêu tốn khoảng 5 tỷ USD trong năm tài chính 2024. Tất cả các chương trình từ cuộc đối thoại Tiến lên Singapore sẽ tiêu tốn gần 40 tỷ USD vào cuối thập kỷ này.

Người đứng đầu thế hệ lãnh đạo thứ tư của PAP

Tháng 4/2022, Phó Thủ tướng Wong, khi đó chỉ là Bộ trưởng Tài chính, đã được các đồng nghiệp chọn làm người đứng đầu thế hệ lãnh đạo thứ tư (nhóm 4G) của PAP, mở đường cho ông trở thành thủ tướng tiếp theo của Singapore.

Quyết định được đưa ra sau khi Phó Thủ tướng Heng Swee Keat, người trước đó được chọn làm lãnh đạo nhóm 4G, tuyên bố vào năm 2021 rằng ông sẽ nhường chỗ cho một người trẻ hơn.

Các bộ trưởng 4G sau đó yêu cầu thêm thời gian để đạt được sự đồng thuận về nhà lãnh đạo tiếp theo của họ, vì đất nước vẫn đang chiến đấu với đại dịch Covid-19.

Thủ tướng Lý Hiển Long đã giao nhiệm vụ cho cựu Bộ trưởng Khaw Boon Wan tiến hành tham vấn, trong đó ông gặp riêng từng bộ trưởng 4G sau cuộc tranh luận về Ngân sách vào tháng 3/2022.

Cuối cùng, 15 trong số 19 bộ trưởng đã chọn Lawrence Wong làm lãnh đạo 4G và ông đảm nhận thêm vai trò Phó Thủ tướng từ ngày 13/6/2022.

Kể từ khi nhận dược sự tín nhiêm, Phó Thủ tướng Wong đã nỗ lực bao quát mọi lĩnh vực. Bên cạnh việc chỉ đạo cuộc đối thoại Tiến lên Singapore, ông cũng đã công bố các kế hoạch đổi mới, làm mới và củng cố PAP.

Năm 2023, ông Lawrence Wong tiếp quản vai trò đồng chủ tịch của Phó Thủ tướng Heng tại Hội đồng chung về hợp tác song phương Singapore-Trung Quốc, nền tảng cho sự hợp tác liên chính phủ cấp cao giữa hai nước.

Gần đây hơn, ông Wong có chuyến thăm đầu tiên tới Đức và Pháp trên cương vị Phó Thủ tướng, gặp gỡ các lãnh đạo cấp cao của chính phủ và bộ ngành của cả hai nước. Ông có chuyến thăm Mỹ 10 ngày hồi tháng 10/2023.

Đồng chủ tịch Lực lượng đặc nhiệm đa bộ về Covid-19

Năm 2020, Bộ trưởng Y tế khi đó Gan Kim Yong có ý tưởng thành lập một nhóm để lãnh đạo cuộc chiến của Singapore chống lại một đại dịch mới nổi. Lawrence Wong là người được ông lựa chọn để cùng lãnh đạo Lực lượng Đặc nhiệm liên bộ (MTF) về Covid-19.

Ông Wong tỏ ra bình tĩnh trong suốt cuộc khủng hoảng khi ông giải thích các chính sách một cách rõ ràng và bình tĩnh, đồng thời đặt ra các nhu cầu và sự đánh đổi khác nhau cho người dân Singapore.

Tuy nhiên, ông Wong vẫn thận trọng trong cuộc họp báo cuối cùng. Ông nói với người dân Singapore rằng Chính phủ sẽ tiếp tục duy trì mức độ cảnh giác và chuẩn bị cao.

MTF cuối cùng đã ngừng hoạt động vào tháng 2/2023, khép lại một trang trong cuộc chiến kéo dài ba năm chống lại Covid-19 của đất nước. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Wong vẫn thận trọng trong cuộc họp báo cuối cùng. Ông nói rằng chính phủ sẽ tiếp tục duy trì mức độ cảnh giác và sẵn sàng ở mức cao nhất do virus có thể tiếp tục phát triển và thỉnh thoảng các đợt lây nhiễm mới sẽ xuất hiện - điều mà thời gian đã chứng minh là đúng.

Đề xuất ngân sách ấn tượng

Kể từ khi đảm nhận vai trò Bộ trưởng Tài chính vào tháng 5/2021, ông Lawrence Wong đã đề xuất 3 bản Ngân sách, mỗi bản đều gây ấn tượng theo cách riêng.

Ngân sách 2022 bao gồm một loạt biện pháp thuế lũy tiến, với mục tiêu không chỉ nhằm tạo ra doanh thu để tài trợ cho các chương trình lớn cần thiết trong những năm tới mà còn nhằm giải quyết tình trạng bất bình đẳng xã hội. Ông tuyên bố rằng việc tăng thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) sẽ được thực hiện theo hai bước, với mức tăng một điểm phần trăm mỗi năm vào năm 2023 và 2024, để đạt 9%.

Đồng thời, ông đảm bảo với người dân Singapore rằng tác động của việc tăng thuế GST sẽ được giảm bớt, đặc biệt đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp, với việc triển khai Gói đảm bảo bao gồm trợ cấp tiền mặt, giảm giá và chứng từ.

Ngân sách 2023 cũng giúp giải quyết vấn đề lâu dài về mức sinh thấp, bằng việc tăng cường chương trình Tiền thưởng sinh con và tăng gấp đôi thời gian nghỉ thai sản.

Ngân sách 2024 bao gồm các biện pháp dựa trên chương trình nghị sự Singapore Tiến tới (Forward Singapore). Các biện pháp này gồm cải thiện chương trình SkillsFuture cho những người lao động có trình độ trung cấp, một giải thưởng mới để khuyến khích nhiều sinh viên trẻ tốt nghiệp ITE nâng cao kỹ năng và cải thiện các chương trình hỗ trợ hưu trí cho người cao tuổi.

Nổi tiếng với chính sách mạnh mẽ

Trước khi tham gia chính trường vào năm 2011, ông Lawrence Wong đã có sự nghiệp công chức 14 năm, với các công việc tại Bộ Thương mại và Công nghiệp, Bộ Tài chính và Bộ Y tế sau khi đi du học trở về.

Ông có bằng cử nhân và thạc sĩ kinh tế tại Đại học Wisconsin-Madison và Đại học Michigan-Ann Arbor, đồng thời có bằng thạc sĩ quản trị công tại Trường Harvard Kennedy.

Là một công chức, ông nổi tiếng với công tác chính sách vững vàng và am hiểu kinh tế. Một số người thậm chí còn coi ông là một chuyên gia về chính sách hoặc một người đặc biệt quan tâm đến các chi tiết chính sách.

Thời kỳ đầu trong sự nghiệp, ông từ chối những lời đề nghị từ khu vực tư nhân vì ông cảm thấy lĩnh vực công cho phép ông thực hiện các dự án khác nhau và hình thành các kế hoạch có thể giúp ích cho người dân Singapore.

Năm 2005, ông trở thành thư ký riêng chính của Thủ tướng Lý Hiển Long, một vai trò chắc chắn đã giúp đặt nền tảng vững chắc để ông tiếp quản việc điều hành đất nước sau này.

Sau đó, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành của Cơ quan Thị trường Năng lượng.

Yêu thích âm nhạc

Phó Thủ tướng Wong là người yêu âm nhạc và nhạc cụ yêu thích nhất của ông là guitar. Năm 8 tuổi, ông được người cha tặng một cây đàn guitar và từ đó âm nhạc vẫn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của ông. Khi còn là sinh viên ở Mỹ, ông đã đi hát với người bạn cùng phòng người Mỹ tại Đại học Wisconsin-Madison.

Mọi người thực sự ngạc nhiên khi xem những đoạn clip ghi lại cảnh ông hòa mình vào những giai điệu vượt thời gian thuộc các thể loại rock, blues và soul - chẳng hạn như một đoạn clip vào tháng 12/2022 giới thiệu màn trình diễn guitar của huyền thoại Chuck Berry với bài hát Johnny B. Goode. Những video ông biểu diễn cho thấy khía cạnh hiếm hoi hơn, thoải mái hơn của một chính trị gia.

Ông Lawrence Wong còn có sở thích với xe phân khối lớn. Tháng 8/2022, ông từng lái chiếc Royal Enfield Classic 500 trong đoàn xe gây quỹ cho Quỹ Ung thư Trẻ em.

Ngoài những sở thích này, những người quen thuộc với ông Lawrence Wong đều nói rằng ông là một người khá kín đáo, đặc biệt là những việc liên quan đến gia đình.

Các đồng nghiệp mô tả Lawrence Wong là người luôn cởi mở với các cuộc thảo luận và quan điểm khác nhau, đồng thời sẵn sàng và đủ kiên quyết để đưa ra quyết định.

Tiết lộ nhiệm kỳ của các vị nguyên thủ hàng đầu thế giới

(Kiến Thức) - Hiến pháp Nga không giới hạn số lần giữ chức vụ Tổng thống nhưng quy định Tổng thống không được làm quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Trong khi đó, Tổng thống Hàn Quốc chỉ được phép làm một nhiệm kỳ kéo dài 5 năm. 

Tiết lộ nhiệm kỳ của các vị nguyên thủ hàng đầu thế giới
Theo quy định của Hiến pháp Trung Quốc hiện hành, Chủ tịch nước không được giữ chức quá hai nhiệm kỳ và mỗi nhiệm kỳ là 5 năm. Nếu vậy, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ kết thúc nhiệm kỳ hai và rời nhiệm sở vào năm 2023. Ảnh: Getty.
Theo quy định của Hiến pháp Trung Quốc hiện hành, Chủ tịch nước không được giữ chức quá hai nhiệm kỳ và mỗi nhiệm kỳ là 5 năm. Nếu vậy, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ kết thúc nhiệm kỳ hai và rời nhiệm sở vào năm 2023. Ảnh: Getty.
Tuy nhiên, mới đây, ngày 25/2, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thông báo đề xuất sửa đổi Hiến pháp, trong đó bỏ giới hạn tối đa hai nhiệm kỳ với vị trí Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước. Điều này đồng nghĩa với việc Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có thể tiếp tục giữ cương vị người đứng đầu nhà nước trong nhiệm kỳ thứ ba từ năm 2023. Ảnh: CNN.
 Tuy nhiên, mới đây, ngày 25/2, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thông báo đề xuất sửa đổi Hiến pháp, trong đó bỏ giới hạn tối đa hai nhiệm kỳ với vị trí Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước. Điều này đồng nghĩa với việc Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có thể tiếp tục giữ cương vị người đứng đầu nhà nước trong nhiệm kỳ thứ ba từ năm 2023. Ảnh: CNN.
Trong khi đó, Hiến pháp Đức không giới hạn số nhiệm kỳ của người đứng đầu chính phủ (Thủ tướng) miễn là vị nguyên thủ đó giành được thế đa số trong Hạ viện của Quốc hội Liên bang. Được biết, mỗi nhiệm kỳ của Thủ tướng Đức kéo dài 4 năm. Ảnh: Reuters.
Trong khi đó, Hiến pháp Đức không giới hạn số nhiệm kỳ của người đứng đầu chính phủ (Thủ tướng) miễn là vị nguyên thủ đó giành được thế đa số trong Hạ viện của Quốc hội Liên bang. Được biết, mỗi nhiệm kỳ của Thủ tướng Đức kéo dài 4 năm. Ảnh: Reuters. 
Thủ tướng Đức đương nhiệm Angela Merkel, 63 tuổi, đã giữ cương vị này trong suốt hơn 12 năm kể từ khi nhậm chức vào tháng 11/2005. Hiện tại, bà Merkel đang cố gắng thành lập chính phủ liên minh để tiếp tục nhiệm kỳ thứ tư của mình. Ảnh: Getty.
Thủ tướng Đức đương nhiệm Angela Merkel, 63 tuổi, đã giữ cương vị này trong suốt hơn 12 năm kể từ khi nhậm chức vào tháng 11/2005. Hiện tại, bà Merkel đang cố gắng thành lập chính phủ liên minh để tiếp tục nhiệm kỳ thứ tư của mình. Ảnh: Getty.
Nhật Bản cũng không giới hạn số nhiệm kỳ của Thủ tướng nhưng mỗi nhiệm kỳ tối đa là 4 năm. Ảnh: CNN.
Nhật Bản cũng không giới hạn số nhiệm kỳ của Thủ tướng nhưng mỗi nhiệm kỳ tối đa là 4 năm. Ảnh: CNN. 
Năm 2006, Thủ tướng Shinzo Abe, khi đó 52 tuổi, trở thành thủ tướng trẻ nhất thời hậu chiến của Nhật Bản. Một phần vì lý do sức khỏe, ông từ chức vào năm 2007. Trong cuộc tổng tuyển cử Nhật Bản tháng 12/2012, Đảng Dân chủ Tự do giành thắng lợi, ông Abe quay lại làm Thủ tướng Nhật Bản và ông tiếp tục tái đắc cử vào các năm 2014 và 2017. Ảnh: Getty.
Năm 2006, Thủ tướng Shinzo Abe, khi đó 52 tuổi, trở thành thủ tướng trẻ nhất thời hậu chiến của Nhật Bản. Một phần vì lý do sức khỏe, ông từ chức vào năm 2007. Trong cuộc tổng tuyển cử Nhật Bản tháng 12/2012, Đảng Dân chủ Tự do giành thắng lợi, ông Abe quay lại làm Thủ tướng Nhật Bản và ông tiếp tục tái đắc cử vào các năm 2014 và 2017. Ảnh: Getty.
Hiến pháp Nga không giới hạn số lần giữ chức vụ Tổng thống nhưng quy định Tổng thống không được làm quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Theo Hiến pháp hiện hành, mỗi nhiệm kỳ Tổng thống Nga là 6 năm. Ảnh: Getty.
Hiến pháp Nga không giới hạn số lần giữ chức vụ Tổng thống nhưng quy định Tổng thống không được làm quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Theo Hiến pháp hiện hành, mỗi nhiệm kỳ Tổng thống Nga là 6 năm. Ảnh: Getty.
Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin, 65 tuổi, giữ cương vị Tổng thống Nga trong giai đoạn 2000-2008 và từ năm 2012 đến nay. Trong khoảng thời gian 2008-2012, ông giữ chức Thủ tướng Nga. Ông Putin sẽ ra tranh cử với tư cách là ứng viên độc lập trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga diễn ra vào ngày 18/3 tới. Ảnh: Independent.
Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin, 65 tuổi, giữ cương vị Tổng thống Nga trong giai đoạn 2000-2008 và từ năm 2012 đến nay. Trong khoảng thời gian 2008-2012, ông giữ chức Thủ tướng Nga. Ông Putin sẽ ra tranh cử với tư cách là ứng viên độc lập trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga diễn ra vào ngày 18/3 tới. Ảnh: Independent. 
Hiến pháp Mỹ được sửa đổi năm 1951 quy định mỗi Tổng thống không được làm quá 2 nhiệm kỳ và mỗi nhiệm kỳ kéo dài 4 năm. Tổng thống Mỹ đương nhiệm là ông Donald Trump. Ảnh: CNN.
Hiến pháp Mỹ được sửa đổi năm 1951 quy định mỗi Tổng thống không được làm quá 2 nhiệm kỳ và mỗi nhiệm kỳ kéo dài 4 năm. Tổng thống Mỹ đương nhiệm là ông Donald Trump. Ảnh: CNN. 
Hiến pháp Anh không giới hạn về số lần giữ chức vụ Thủ tướng nhưng họ phải nhận được sự ủng hộ của Hạ viện Anh. Thủ tướng Anh đương nhiệm là bà Theresa May. Ảnh: SCMP.
Hiến pháp Anh không giới hạn về số lần giữ chức vụ Thủ tướng nhưng họ phải nhận được sự ủng hộ của Hạ viện Anh. Thủ tướng Anh đương nhiệm là bà Theresa May. Ảnh: SCMP.
Tại Singapore, người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng. Các cuộc bầu cử được tổ chức 5 năm một lần và Hiến pháp nước này cũng không giới hạn số nhiệm kỳ của Thủ tướng. Ảnh: Reuters.
Tại Singapore, người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng. Các cuộc bầu cử được tổ chức 5 năm một lần và Hiến pháp nước này cũng không giới hạn số nhiệm kỳ của Thủ tướng. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Singapore đương nhiệm là ông Lý Hiển Long, lãnh đạo chính phủ nước này kể từ năm 2004. Ảnh: Indian Express.
Thủ tướng Singapore đương nhiệm là ông Lý Hiển Long, lãnh đạo chính phủ nước này kể từ năm 2004. Ảnh: Indian Express.
Nhiệm kỳ của Tổng thống Hàn Quốc là 5 năm và chỉ được phép làm một nhiệm kỳ. Tổng thống Hàn Quốc đương nhiệm là ông Moon Jae-in, 65 tuổi, đắc cử vào tháng 5/2017. Ảnh: TIME.
 Nhiệm kỳ của Tổng thống Hàn Quốc là 5 năm và chỉ được phép làm một nhiệm kỳ. Tổng thống Hàn Quốc đương nhiệm là ông Moon Jae-in, 65 tuổi, đắc cử vào tháng 5/2017. Ảnh: TIME.
Trong khi đó, kể từ năm 1987, Hiến pháp Philippines quy định nhiệm kỳ của tổng thống nước này là 6 năm và cũng chỉ được phép làm một nhiệm kỳ. Ảnh: Reuters.
 Trong khi đó, kể từ năm 1987, Hiến pháp Philippines quy định nhiệm kỳ của tổng thống nước này là 6 năm và cũng chỉ được phép làm một nhiệm kỳ. Ảnh: Reuters.

Tin tặc trộm dữ liệu y tế thủ tướng Singapore và 1,5 triệu bệnh nhân

Tin tặc đã đánh cắp dữ liệu cá nhân của hơn 1,5 triệu bệnh nhân và thông tin đơn thuốc của 160.000 người trong vụ tấn công mạng nghiêm trọng nhất từ trước đến nay ở Singapore.

Tin tặc trộm dữ liệu y tế thủ tướng Singapore và 1,5 triệu bệnh nhân
Ngày 20/7, đại diện Bộ Y tế Singapore (MOH) và Bộ Thông tin Truyền thông (MCI) cho biết hệ thống dữ liệu của SingHealth, tổ chức bảo hiểm y tế lớn nhất nước, đã bị tin tặc tấn công vào tháng qua.

Tiết lộ thú vị về nhà lãnh đạo tuổi Hợi kiệt xuất châu Á

(Kiến Thức) - Sinh năm Quý Hợi 1923, Lý Quang Diệu là nhà lãnh đạo nổi tiếng Singapore. Trong 31 năm giữ cương vị Thủ tướng Singapore, ông đã khuyến khích đổi mới và mở cửa nền kinh tế để đưa đất nước trở thành một trong những "con hổ châu Á".

Tiết lộ thú vị về nhà lãnh đạo tuổi Hợi kiệt xuất châu Á
Tiet lo thu vi ve nha lanh dao tuoi Hoi kiet xuat chau A

Thủ tướng Lý Quang Diệu (1923 - 2015) được đánh giá là một trong những nhân vật có sức ảnh hưởng lớn nhất châu Á và thế giới trong thế kỷ 20 - 21.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.