Điều đặc biệt ở ngôi chùa Khmer đặc sắc nhất Nam Bộ

Điều đặc biệt ở ngôi chùa Khmer đặc sắc nhất Nam Bộ

(Kiến Thức) - Chùa Hang ở Trà Vinh, chùa Kh'Leang ở Sóc Trăng, chùa Xiêm Cán ở Bạc Liêu... là những ngôi chùa Khmer độc đáo mà du khách không thể bỏ qua trong hành trình khám phá bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer Nam Bộ.

1. Tọa lạc tại khóm 3, thị trấn Châu Thành, thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, chùa Hang (tên chính thức là chùa Kompông Chrây) được coi là một trong những ngôi  chùa Khmer đẹp và độc đáo nhất Việt Nam. Chùa được thành lập năm 1637, trùng tu lớn năm 1977.
1. Tọa lạc tại khóm 3, thị trấn Châu Thành, thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, chùa Hang (tên chính thức là chùa Kompông Chrây) được coi là một trong những ngôi chùa Khmer đẹp và độc đáo nhất Việt Nam. Chùa được thành lập năm 1637, trùng tu lớn năm 1977.
Do cổng phụ của ngôi chùa được thiết kế như một cái hang nên người dân trong vùng quen gọi đây là chùa Hang. Lâu dần, khách thập phương chỉ còn biết đến ngôi chùa qua tên gọi chùa Hang Trà Vinh. Đây được coi là kiểu thiết kế cổng chùa độc nhất vô nhị ở Việt Nam.
Do cổng phụ của ngôi chùa được thiết kế như một cái hang nên người dân trong vùng quen gọi đây là chùa Hang. Lâu dần, khách thập phương chỉ còn biết đến ngôi chùa qua tên gọi chùa Hang Trà Vinh. Đây được coi là kiểu thiết kế cổng chùa độc nhất vô nhị ở Việt Nam.
Chính điện chùa Hang Trà Vinh tọa lạc trên nền cao 3m, có nhiều bậc cấp dẫn lên, được trang trí lộng lẫy. Với nét độc đáo về kiến trúc và văn hóa, chùa Hang đã trở thành một điểm tham quan nổi tiếng của tỉnh Trà Vinh.
Chính điện chùa Hang Trà Vinh tọa lạc trên nền cao 3m, có nhiều bậc cấp dẫn lên, được trang trí lộng lẫy. Với nét độc đáo về kiến trúc và văn hóa, chùa Hang đã trở thành một điểm tham quan nổi tiếng của tỉnh Trà Vinh.
2. Có lịch sử hình thành từ năm 990, chùa Âng (TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh) là một trong những ngôi chùa cổ tiêu biểu nhất của người Khmer ở Việt Nam. Chùa tọa lạc trên một nền cao 2 mét, có chính điện quay về hướng Đông.
2. Có lịch sử hình thành từ năm 990, chùa Âng (TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh) là một trong những ngôi chùa cổ tiêu biểu nhất của người Khmer ở Việt Nam. Chùa tọa lạc trên một nền cao 2 mét, có chính điện quay về hướng Đông.
Như những ngôi chùa thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer khác, trong chính điện chùa Âng cũng chỉ thờ duy nhất Phật Thích Ca. Bệ thờ Phật rộng gần 30 m2 gồm bốn bậc. Tượng Phật chính cao 2,1 mét. Xung quanh có khoảng 50 tượng Phật khác nhỏ hơn.
Như những ngôi chùa thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer khác, trong chính điện chùa Âng cũng chỉ thờ duy nhất Phật Thích Ca. Bệ thờ Phật rộng gần 30 m2 gồm bốn bậc. Tượng Phật chính cao 2,1 mét. Xung quanh có khoảng 50 tượng Phật khác nhỏ hơn.
Trong khuôn viên chùa còn có các hạng mục công trình khác như trai đường, giảng đường... Cũng như nhiều ngôi chùa Khmer khác, chùa Âng không chỉ là nơi tu hành của các nhà sư mà còn là nơi thanh niên Khmer đến tu học.
Trong khuôn viên chùa còn có các hạng mục công trình khác như trai đường, giảng đường... Cũng như nhiều ngôi chùa Khmer khác, chùa Âng không chỉ là nơi tu hành của các nhà sư mà còn là nơi thanh niên Khmer đến tu học.
3. Nằm ở số 53 đường Tôn Đức Thắng, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, chùa Kh’Leang là một trong những chùa Khmer có lịch sử lâu đời và kiến trúc đẹp nhất Nam Bộ. Chùa được xây dựng từ năm 1533, đã được trùng tu nhiều lần. Kiến trúc hiện nay có từ đợt trùng tu lớn cuối thập niên 1910.
3. Nằm ở số 53 đường Tôn Đức Thắng, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, chùa Kh’Leang là một trong những chùa Khmer có lịch sử lâu đời và kiến trúc đẹp nhất Nam Bộ. Chùa được xây dựng từ năm 1533, đã được trùng tu nhiều lần. Kiến trúc hiện nay có từ đợt trùng tu lớn cuối thập niên 1910.
Chính điện chùa nổi bật giữa khuôn viên rợp bóng những cây cổ thụ. Phía trước chính điện là hai tòa tháp chứa di cốt của các vị trụ trì. Ngoài ra, trong khuôn viên chùa còn có các kiến trúc phụ khác như nhà hội họp, nhà ở của sư, nhà khách, và một ngôi trường dạy tiếng Khmer bậc trung cấp.
Chính điện chùa nổi bật giữa khuôn viên rợp bóng những cây cổ thụ. Phía trước chính điện là hai tòa tháp chứa di cốt của các vị trụ trì. Ngoài ra, trong khuôn viên chùa còn có các kiến trúc phụ khác như nhà hội họp, nhà ở của sư, nhà khách, và một ngôi trường dạy tiếng Khmer bậc trung cấp.
Phong cách kiến trúc - điêu khắc của chùa Kh’Leang không chỉ thuần Khmer mà còn thể hiện sự giao thoa với văn hóa Hoa – Việt, thể hiện bằng các dòng Hán tự được khắc trên thân các cây cột và bao lam mang phong cách, họa tiết Việt ở chính điện. Đây là điều hiếm có ở một chùa Khmer.
Phong cách kiến trúc - điêu khắc của chùa Kh’Leang không chỉ thuần Khmer mà còn thể hiện sự giao thoa với văn hóa Hoa – Việt, thể hiện bằng các dòng Hán tự được khắc trên thân các cây cột và bao lam mang phong cách, họa tiết Việt ở chính điện. Đây là điều hiếm có ở một chùa Khmer.
4. Tọa lạc tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, chùa Chén Kiểu hay còn gọi là chùa Sà Lôn là một trong những ngôi chùa độc đáo bậc nhất của Việt Nam. Chùa được dựng năm 1815, đến năm 1969 được xây dựng lại theo kiến trúc truyền thống của chùa Khmer.
4. Tọa lạc tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, chùa Chén Kiểu hay còn gọi là chùa Sà Lôn là một trong những ngôi chùa độc đáo bậc nhất của Việt Nam. Chùa được dựng năm 1815, đến năm 1969 được xây dựng lại theo kiến trúc truyền thống của chùa Khmer.
Trong quá trình xây dựng, do không có kinh phí để mua đủ gạch men trang trí nên các vị sư đã nảy ra sáng kiến quyên góp chén, đĩa vỡ từ bà con Phật tử trong phum, sóc để ốp lên tường. Chén, đĩa còn nguyên vẹn thì các vị sư để nguyên, còn chén, đĩa đã vỡ thì đập nhỏ ra tạo thành những hoa văn nổi.
Trong quá trình xây dựng, do không có kinh phí để mua đủ gạch men trang trí nên các vị sư đã nảy ra sáng kiến quyên góp chén, đĩa vỡ từ bà con Phật tử trong phum, sóc để ốp lên tường. Chén, đĩa còn nguyên vẹn thì các vị sư để nguyên, còn chén, đĩa đã vỡ thì đập nhỏ ra tạo thành những hoa văn nổi.
Bằng tài nghệ và sự công phu, các nghệ nhân Khmer đã sáng tạo nên một kiến trúc nghệ thuật vô cùng độc đáo. Cũng từ đó, chùa còn được người dân gọi bằng cái tên thứ hai là chùa Chén Kiểu.
Bằng tài nghệ và sự công phu, các nghệ nhân Khmer đã sáng tạo nên một kiến trúc nghệ thuật vô cùng độc đáo. Cũng từ đó, chùa còn được người dân gọi bằng cái tên thứ hai là chùa Chén Kiểu.
5. Nằm ở phường 3, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, chùa Dơi còn được gọi là chùa Mã Tộc hay chùa Mahatup, là ngôi chùa mang nhiều đặc điểm độc nhất vô nhị của Việt Nam. Chùa được xây dựng năm 1569, từ đó đến nay chùa được trùng tu nhiều lần, lần trùng tu lớn gần nhất là vào năm 2009.
5. Nằm ở phường 3, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, chùa Dơi còn được gọi là chùa Mã Tộc hay chùa Mahatup, là ngôi chùa mang nhiều đặc điểm độc nhất vô nhị của Việt Nam. Chùa được xây dựng năm 1569, từ đó đến nay chùa được trùng tu nhiều lần, lần trùng tu lớn gần nhất là vào năm 2009.
Điều độc đáo nhất của chùa Dơi là trong vườn chùa có rất nhiều dơi quạ trú ngụ. Đây là loài dơi, trọng lượng từ 1 - 1,5kg với sải cánh rộng đến 1,5m. Sự hiện diện của đàn dơi chính là nguồn gốc tên gọi chùa Dơi.
Điều độc đáo nhất của chùa Dơi là trong vườn chùa có rất nhiều dơi quạ trú ngụ. Đây là loài dơi, trọng lượng từ 1 - 1,5kg với sải cánh rộng đến 1,5m. Sự hiện diện của đàn dơi chính là nguồn gốc tên gọi chùa Dơi.
Một điều kỳ lạ khác ở chùa Dơi là phía sau chùa có những ngôi mộ dành cho heo 5 móng. Cạnh khu mộ còn có một khu chuồng nuôi heo 5 móng do các gia đình gửi tới chùa. Theo quan niệm của người Khmer, heo 5 móng là con vật “thành tinh”, có thể gây bất hạnh, lục đục cho gia đình.
Một điều kỳ lạ khác ở chùa Dơi là phía sau chùa có những ngôi mộ dành cho heo 5 móng. Cạnh khu mộ còn có một khu chuồng nuôi heo 5 móng do các gia đình gửi tới chùa. Theo quan niệm của người Khmer, heo 5 móng là con vật “thành tinh”, có thể gây bất hạnh, lục đục cho gia đình.
6. Tọa lạc tại xã Đại An, huyện Tà Cú, tỉnh Trà Vinh, chùa Nodol (còn gọi là chùa Cò, chùa Giồng Lớn) được xây dựng vào năm 1678. Sau nhiều lần trùng tu, lần mới nhất vào năm 2009-2012 thì chùa có diện mạo như hiện tại, với dáng vẻ bề thế và lộng lẫy.
6. Tọa lạc tại xã Đại An, huyện Tà Cú, tỉnh Trà Vinh, chùa Nodol (còn gọi là chùa Cò, chùa Giồng Lớn) được xây dựng vào năm 1678. Sau nhiều lần trùng tu, lần mới nhất vào năm 2009-2012 thì chùa có diện mạo như hiện tại, với dáng vẻ bề thế và lộng lẫy.
Chùa là một quần thể kiến trúc bao gồm những công trình như cổng chùa, chánh điện, tháp đựng cốt, nhà tăng, nhà hội… được bài trí hài hòa trên một khuôn viên rộng lớn. Công trình trung tâm là chính điện với những mái uốn cong theo hình đuôi rồng, có những đỉnh tháp nhọn.
Chùa là một quần thể kiến trúc bao gồm những công trình như cổng chùa, chánh điện, tháp đựng cốt, nhà tăng, nhà hội… được bài trí hài hòa trên một khuôn viên rộng lớn. Công trình trung tâm là chính điện với những mái uốn cong theo hình đuôi rồng, có những đỉnh tháp nhọn.
Không chỉ có kiến trúc đẹp, chùa Nodol còn được biết đến với khu vườn lớn um tùm cây cối, thu hút rất nhiều loài chim hoang dã như cò trắng, cò mỏ vàng, cò mỏ đen… đến cư trú. Đây là nguồn gốc tên gọi dân dã “chùa Cò”.
Không chỉ có kiến trúc đẹp, chùa Nodol còn được biết đến với khu vườn lớn um tùm cây cối, thu hút rất nhiều loài chim hoang dã như cò trắng, cò mỏ vàng, cò mỏ đen… đến cư trú. Đây là nguồn gốc tên gọi dân dã “chùa Cò”.
7. Cách trung tâm TP Bạc Liêu trên 10 km về phía Đông, chùa Xiêm Cán được coi là ngôi chùa đẹp nhất tỉnh Bạc Liêu. Chùa được xây dựng vào năm 1887, là một quần thể kiến trúc mang đậm sắc thái Khmer, gồm nhiều công trình khác nhau như chính điện, sa-la, tăng phòng, am, tháp cốt...
7. Cách trung tâm TP Bạc Liêu trên 10 km về phía Đông, chùa Xiêm Cán được coi là ngôi chùa đẹp nhất tỉnh Bạc Liêu. Chùa được xây dựng vào năm 1887, là một quần thể kiến trúc mang đậm sắc thái Khmer, gồm nhiều công trình khác nhau như chính điện, sa-la, tăng phòng, am, tháp cốt...
Chính điện tọa lạc tại trung tâm khuôn viên chùa, trên nền gạch cao 1,5m với ba bậc cấp cùng một hành lang bao quanh. Trên mỗi đỉnh góc mái đắp khúc đuôi rắn dài, uốn cong, mềm mại.
Chính điện tọa lạc tại trung tâm khuôn viên chùa, trên nền gạch cao 1,5m với ba bậc cấp cùng một hành lang bao quanh. Trên mỗi đỉnh góc mái đắp khúc đuôi rắn dài, uốn cong, mềm mại.
Trong những năm qua, chùa Xiêm Cán vẫn không ngừng được đồng bào Khmer đóng góp xây dựng các công trình mới. Ngoài ra, trong khuôn viên chùa có trường học dạy chữ Khmer, chữ Pali, dạy kinh..., là nơi lưu giữ các tập truyện kể dân gian xưa và nay hoặc các vốn văn hóa truyền thống...
Trong những năm qua, chùa Xiêm Cán vẫn không ngừng được đồng bào Khmer đóng góp xây dựng các công trình mới. Ngoài ra, trong khuôn viên chùa có trường học dạy chữ Khmer, chữ Pali, dạy kinh..., là nơi lưu giữ các tập truyện kể dân gian xưa và nay hoặc các vốn văn hóa truyền thống...
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.

GALLERY MỚI NHẤT