Điều đặc biệt ở di tích lịch sử quốc gia hang Hỏa Tiễn Đường sắt

Vào ngày 28/4/1966, máy bay Mỹ đã bắn tên lửa (hỏa tiễn) làm 33 anh chị em thuộc thanh niên xung phong Tổ 4 hi sinh anh dũng. Kể từ đó, hang được người dân địa phương gọi là hang Hỏa Tiễn...

Điều đặc biệt ở di tích lịch sử quốc gia hang Hỏa Tiễn Đường sắt
Vào ngày 13/7 vừa qua, nhân dịp chào mừng kỷ niệm 73 năm Ngày truyền thống Lực lượng thanh niên xung phong Việt Nam và 76 năm Ngày Thương binh liệt sỹ 27/7, Thị đoàn Hoàng Mai (tỉnh Nghệ An) tổ chức Lễ khánh thành công trình số hóa di tích lịch sử quốc gia hang Hỏa Tiễn Đường sắt.
Chứng tích của một thời bi tráng
Theo Đài Phát thanh và Truyền hình Nghệ An, trong cuộc chiến với không quân Mỹ, rất nhiều yết hầu giao thông ở Nghệ An trở thành những trọng điểm bắn phá ác liệt. Cùng với huyền thoại Truông Bồn, ở Nghệ An còn có một địa danh đó là hang Hỏa Tiễn. Đây là hang động tự nhiên, nằm trong dãy núi Eo Kin thuộc thị trấn Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu, nay là thị xã Hoàng Mai.

Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, hang đá này được Tổ 4, đơn vị C271 đội 27 thanh niên xung phong chọn làm nơi trú ẩn trong thời gian phục vụ bảo vệ huyết mạch giao thông tại khu vực Hoàng Mai. Hang gắn với câu chuyện bi tráng về 33 nam nữ thanh niên xung phong đã ngã xuống khi đang thực hiện nhiệm vụ vá lại tuyến đường sắt từ Hàm Rồng vào thị xã Vinh.

Dieu dac biet o di tich lich su quoc gia hang Hoa Tien Duong sat
Cửa hang Hỏa Tiễn. Ảnh: Đoàn Thanh niên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Ngược dòng thời gian, Tổ 4 của đơn vị C271 đội 27 thanh niên xung phong được thành lập tháng 4/1965 gồm 36 thanh niên nam, nữ. Với địa hình đặc biệt, trong chiến tranh, hang Hỏa Tiễn ở thị xã Hoàng Mai được tổ 4 chọn làm nơi trú ẩn trong thời gian phục vụ bảo vệ huyết mạch giao thông tại khu vực này. Những người chốt trực ở đây vừa khai thác đá phục vụ việc xây dựng, bảo trì hệ thống giao thông, vừa khôi phục tắc đường, hỏng cầu khi bom Mỹ đánh phá. Ở độ tuổi 18, đôi mươi các anh chị đã tình nguyện về nơi hiểm nguy sản xuất, san lấp những con đường cho những đoàn xe ra trận...
Ngày 28/4/1966 là một ngày đau thương của lực lượng thanh niên xung phong địa phương. Vào ngày hôm đó, máy bay Mỹ đã bắn tên lửa (hỏa tiễn) làm 33 anh chị em thuộc thanh niên xung phong Tổ 4 hi sinh anh dũng... Kể từ đó, hang được người dân địa phương gọi là hang Hỏa Tiễn.
Do điều kiện chiến tranh, những người ngã xuống được chôn cất tại chỗ. Sau ngày đất nước thống nhất, ngành đường sắt và chính quyền địa phương đã đưa các anh chị về nghĩa trang riêng.
Dieu dac biet o di tich lich su quoc gia hang Hoa Tien Duong sat-Hinh-2
Nơi an nghỉ của 33 liệt sĩ thanh niên xung phong đường sắt. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Thị xã Hoàng Mai.
Các anh, các chị mỗi người đến từ một vùng quê khác nhau, có người ở Thừa Thiên Huế, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An. Điểm chung của họ là sự dâng hiến tuổi thanh xuân cho Tổ quốc và mãi mãi nằm lại vùng triền núi yên bình của xứ Nghệ.
Ngày 27/4/2011, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ký Quyết định số 1410/ QĐ - BVHTTDL công nhận hang Hỏa Tiễn và Nghĩa trang Liệt sĩ Đường sắt là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Số hóa để nâng tầm di tích
Sau khi được công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia, hang Hỏa Tiễn đã trở thành địa chỉ du lịch văn hóa tâm linh để các thế hệ người dân thị xã Hoàng Mai cũng như du khách thập phương đến thắp hương tưởng vọng 33 thanh niên xung phong đã anh dũng hy sinh vì dân vì nước.
Trong Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè năm 2023, Thị đoàn Hoàng Mai đã triển khai nhiều hoạt động, công trình ý nghĩa nhằm phát huy vai trò của thanh niên trong chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số vào thực tiễn đời sống, trong đó có công trình số hóa di tích lịch sử quốc gia hang Hỏa Tiễn Đường sắt. Công trình bao gồm 3 mã QR có chứa đầy đủ thông tin về lịch sử, hình ảnh hang Hỏa Tiễn Đường sắt.
Dieu dac biet o di tich lich su quoc gia hang Hoa Tien Duong sat-Hinh-3
Các đại biểu bàn giao công trình thanh niên số hóa di tích lịch sử Hang Hỏa Tiễn. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Thị xã Hoàng Mai.
Chia sẻ trên báo chí, anh Nguyễn Văn Đức – Bí thư Thị đoàn Hoàng Mai cho biết: “Công trình thanh niên quét mã QR tìm hiểu di tích lịch sử, địa chỉ đỏ, điểm du lịch trên địa bàn thị xã nhằm tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, lịch sử cho thanh thiếu nhi; phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ. Công trình không chỉ góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống tại địa phương mà còn nâng cao năng lực số cho đoàn viên thanh niên”.
Đây là một hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm bày tỏ tình cảm, sự tri ân sâu sắc, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của tuổi trẻ thị xã Hoàng Mai đối với những đóng góp, cống hiến và hy sinh của thế hệ cha anh đi trước cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Khám phá “địa chỉ đỏ” của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam

Khu di tích lịch sử Công an Nhân dân là địa điểm du lịch về nguồn giàu ý nghĩa, thu hút nhiều đoàn khách từ khắp mọi miền đến ghé thăm vào những dịp kỷ niệm trọng đại của dân tộc...

Khám phá “địa chỉ đỏ” của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam
Kham pha “dia chi do” cua luc luong Cong an Nhan dan Viet Nam
 Tọa lạc ở địa phận thôn Đồng Đon, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, Khu di tích lịch sử Công an Nhân dân là địa điểm đặt trụ sở của Nha Công an Trung ương (cơ quan tiền thân của Bộ Công an ngày nay) từ tháng 4/1947 đến tháng 9/1950.

Những tượng đài tuyệt đẹp vinh danh người phụ nữ Việt Nam

Mang giá trị nghệ thuật cao và tọa lạc tại những không gian rộng lớn, các tượng đài này là sự kết tinh cho vẻ đẹp và những phẩm chất tinh thần cao quý của người phụ nữ Việt Nam trong dòng lịch sử.

Những tượng đài tuyệt đẹp vinh danh người phụ nữ Việt Nam
Nhung tuong dai tuyet dep vinh danh nguoi phu nu Viet Nam
 1. Tọa lạc tại công viên Hai Bà Trưng, bên bờ sông Hương ở Cố đô Huế, bức tượng Cô gái Việt Nam là một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc mang ý nghĩa tôn vinh người phụ nữ Việt Nam. Bức tượng này do cố điêu khắc gia Lê Thành Nhơn tạc năm 1970. 

Điểm danh 14 di tích của Cố đô Huế được UNESCO vinh danh

Đây là 14 địa điểm có tên trong hồ sơ Di sản văn hóa thế giới của Quần thể di tích Cố đô Huế, được UNECO đăng tải trên website chính thức Whc.unesco.org.

Điểm danh 14 di tích của Cố đô Huế được UNESCO vinh danh
Diem danh 14 di tich cua Co do Hue duoc UNESCO vinh danh
 1. Kinh thành Huế. Kinh thành Huế là tòa thành mà nhà Nguyễn đóng Đô ở Cố đô Huế từ năm1802-1945. Đây là một quần thể công trình đồ sộ, gồm Kinh thành, Hoàng thành, Tử Cấm Thành cùng hàng chục công trình lớn nhỏ liên quan. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới