Điều đặc biệt của sách cổ “Toàn Việt thi lục” vừa thất lạc

Viện Nghiên cứu Hán Nôm mất 25 cuốn sách cổ quý hiếm, trong đó có 4 cuốn "Toàn Việt thi lục". Đây là bộ sách lớn do nhà bác học Lê Quý Đôn sưu tập và biên soạn theo lệnh của nhà vua.

Điều đặc biệt của sách cổ “Toàn Việt thi lục” vừa thất lạc
Vào ngày 21/12, Viện Nghiên cứu Hán Nôm thông cáo chi tiết về việc mất 25 cuốn sách cổ quý hiếm, bao gồm 4 cuốn "Toàn Việt thi lục" thuộc 3 bộ khác nhau. Sự việc này đã được báo cáo lãnh đạo Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam ngày 19/12.
PGS.TS Nguyễn Đức Minh - phó chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết: "Chúng tôi đã có chỉ đạo trong nội bộ rồi. Các đơn vị chức năng đang triển khai thực hiện, tìm kiếm".
Trong số những cuốn sách cổ quý hiếm bị mất, dư luận quan tâm nhiều đến 4 cuốn "Toàn Việt thi lục".
Dieu dac biet cua sach co “Toan Viet thi luc” vua that lac
 Một trang "Toàn Việt thi lục". Ảnh: NVCC.
"Toàn Việt thi lục" là bộ sách lớn do nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 - 1784) sưu tập và biên soạn theo lệnh của nhà vua. Bộ sách này hoàn thành năm Mậu Tý (1768), dâng lên vua Lê Hiển Tông đọc, nhưng chưa được khắc in.
"Toàn Việt thi lục" là một trong những bộ sách gốc về thơ chữ Hán của Việt Nam từ thế kỷ 10 - 16. Đây là bộ sưu tuyển thơ ca đồ sộ, xét về cả quy mô nội dung và phương pháp tổ chức - cách thức biên định. Bộ sách này có quy mô đồ sộ gồm 2.303 bài thơ của 173 tác giả từ thế kỷ 10 - 16 với số lượng văn bản còn lại lớn nhất (trên 11.000 trang nguyên bản, kể cả các dị bản), chưa từng được biên dịch và công bố toàn bộ.
Trong bài Lệ ngôn mở đầu bộ sách, Lê Quý Đôn nói về nội dung và thể lệ làm sách: "Thơ của nước ta, nào thơ của vua, các quan, các vị sư, các nho sĩ, không phải là ít và không hay nhưng tán lạc mất nhiều. Nay tôi vâng mệnh chỉ biên tập lại thành sách, theo thứ tự thời đại, chia ra trước sau, tập hợp thành từng quyển. Trước hết là thơ của các vua quan triều Lý, Trần. Từ quyển thứ năm, thứ sáu thì chép thơ của các vua triều Lê, còn thơ của các quan triều Lê thì chép từ quyển thứ bảy trở xuống".
Với 2.303 bài thơ của nhiều triều đại, "Toàn Việt thi lục" chuyển tải thông điệp, hồn cốt, tình tự, khí phách, tiếng lòng của cổ nhân tới hậu thế", ông Diện đánh giá.
"Toàn Việt thi lục" hiện còn 11 bộ. Trong đó, Viện Nghiên cứu Hán Nôm lưu trữ 10 bộ. Bộ còn lại hiện lưu trữ tại Hiệp hội Châu Á ở thủ đô Paris, Pháp.
Viện Nghiên cứu Hán Nôm trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Viện là nơi tổ chức nghiên cứu, khai thác và biên dịch, xuất bản di sản Hán Nôm của dân tộc, đào tạo cán bộ nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, phục chế, nhân bản, góp phần phát triển văn hóa của dân tộc.
Là đơn vị bảo quản các tài liệu Hán Nôm gồm gần 35.000 cuốn sách và gần 60.000 thác bản văn bia đã có biên mục, Viện Nghiên cứu Hán Nôm mở cửa thư viện để các tổ chức, nhà nghiên cứu và các cá nhân trong và ngoài nước quan tâm đến văn bản cổ của dân tộc có cơ hội tiếp cận tài liệu.
Theo quy định của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, nhằm mục tiêu bảo quản các tài liệu quý hiếm, tài liệu gốc đều được lưu tại Phòng Bảo quản. Viện tổ chức phục vụ bạn đọc nghiên cứu chủ yếu thông qua bản photocopy. Nếu cá nhân nào muốn tiếp cận tài liệu gốc thì cần có phê duyệt bằng văn bản của lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

Mời độc giả xem video: Viện nghiên cứu Hán Nôm đang tìm kiếm 25 cuốn sách cổ biến mất khỏi kho lưu trữ . Nguồn: THĐT1.

Lê Quý Đôn và câu đối khiến sứ thần nhà Thanh vái lạy

Bằng tài năng kiệt xuất của mình, Lê Quý Đôn để lại cho đời một kho tàng kiến thức đồ sộ, làm vẻ vang dân tộc.

Lê Quý Đôn và câu đối khiến sứ thần nhà Thanh vái lạy
Lê Quý Đôn (1726-1784), tự là Doãn Hậu, hiệu là Quế Đường, người huyện Diên Hà (nay thuộc Hưng Hà, Thái Bình). Ông là con của tiến sĩ Lê Trọng Thứ, từng làm đến chức Hình bộ Thượng thư.

Nhà bác học Lê Quý Đôn và câu chuyện "túi khôn của thời đại"

Nhà bác học Lê Quý Đôn được mệnh danh là thiên tài bậc nhất trong lịch sử Việt Nam được gọi là “túi khôn của thời đại”. Người đương thời có câu: “Thiên hạ vô tri vấn Bảng Đôn- Có điều gì không biết, hãy đến hỏi Lê Quý Đôn".

Nhà bác học Lê Quý Đôn và câu chuyện "túi khôn của thời đại"
Nha bac hoc Le Quy Don va cau chuyen
Nhà bác học Lê Quý Đôn sinh ngày 2/8/1726 tại làng Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam (nay là thôn Đồng Phú thuộc xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).  

Thứ gì không bao giờ rời tay Lê Quý Đôn kể cả khi làm quan lớn?

Lê Quý Đôn là trí thức lớn ở thế kỷ 18, ham đọc sách và học hỏi. Ngay cả khi ông đỗ đạt, làm quan lớn, "không khi nào tay rời quyển sách".

Thứ gì không bao giờ rời tay Lê Quý Đôn kể cả khi làm quan lớn?

Tên tuổi Lê Quý Đôn (1726-1784) để lại cho hậu thế không chỉ ở khoa cử ghi danh với vị trí tam nguyên bảng nhãn khoa thi năm Nhâm Thân 1752 (không có trạng nguyên).

Xét về cuộc đời ông, hậu thế còn học hỏi nhiều điều về đức ham học, ham đọc, cũng như ngưỡng mộ những trước tác để lại cho đời.

Đọc nhiều nhất

Tin mới