Điều đặc biệt của Di tích Quốc gia đền thờ Lê Khắc Cẩn

Đền thờ Lê Khắc Cẩn không chỉ là nơi tưởng niệm một danh nhân, một vị quan thanh liêm, một nhà thơ yêu nước mà còn là trung tâm văn hóa tín ngưỡng, nơi giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ mai sau.

Vào ngày 1/5 vừa qua, nhân dân và chính quyền xã An Thọ, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng đã tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia cho đền thờ Lê Khắc Cẩn. Ngôi đền này là một công trình kiến trúc văn hoá, tín ngưỡng quan trọng của dòng tộc họ Lê, xã An Thọ nói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung.
Đền thờ thờ vị song nguyên Hoàng giáp duy nhất trong lịch sử Hải Phòng
Toạ lạc tại làng văn hoá Đông Hạnh, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 18 km, đền thờ Lê Khắc Cẩn được gọi theo tên của tiến sĩ Lê Khắc Cẩn, một danh nhân của đất Hải Phòng thế kỷ 19.
Tư liệu của Thành đoàn Hải Phòng cho biết, Lê Khắc Cẩn sinh năm 1833 trong một gia đình nhà nho yêu nước, thân phụ là giáo học, sau làm nghề thuốc, tên huý là Tường Vân, thân mẫu là Đoàn Thị. Ông thuở bé thông tuệ, nổi tiếng thần đồng, thường giúp cha biên chép sổ sách. Quá trình học tập, nức tiếng văn tài. Các kỳ thi khảo khóa, phúc hạch ở huyện, ở tỉnh ông đều đứng đầu bảng. Kỳ thi Hội năm Nhâm Tuất niên hiệu Tự Đức thứ 15 (1862), ông được ơn vua ban đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân Đệ nhị danh (Hoàng Giáp) và đổi là Lê Khắc Nghị. Thi Hương đỗ Giải nguyên, thi Hội đỗ Hội nguyên, nhân đó mọi người đều gọi ông là “Song nguyên Hoàng Giáp” (vị Hoàng Giáp hai lần đỗ đầu). Ông được ghi nhận là vị Tiến sĩ duy nhất, song nguyên Hoàng giáp duy nhất trong lịch sử truyền thống khoa bảng của thành phố Hải Phòng dưới triều Nguyễn.
Sự nghiệp của Lê Khắc Cẩn gắn liền với thời kỳ lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam xảy ra nhiều bước ngoặt. Dưới triều vua Tự Đức, với tài năng, đức độ sự nghiệp của ông gắn liền với nhiều vị trí, chức vụ quan trọng từ triều đình Huế đến các địa phương như Nghệ An, Thanh Hoá, Nam Định… Dù ở bất kì cương vị nào, Hoàng giáp Lê Khắc Cẩn luôn tỏ rõ là con người tài năng, mẫn cán trong công việc, được vua tin tưởng, đồng liêu trọng vì, nhân dân quý mến.
Dieu dac biet cua Di tich Quoc gia den tho Le Khac Can
Toàn cảnh đền thờ tiến sĩ Lê Khắc Cẩn. Ảnh: Cổng TTĐT Huyện An Lão.
Giai đoạn ông làm quan, triều đình nhà Nguyễn đã lâm vào khủng hoảng trầm trọng, tình hình chính sự của đất nước nhiều rối ren, chế độ phong kiến Việt Nam suy tàn. Trước thời cuộc rối ren đó, là bậc văn sĩ có tài năng, mang những trăn trở, suy tư về vận mệnh của dân tộc, ông đã có những vần thơ thể hiện ý chí, tinh thần yêu nước, trở thành một đại diện tiêu biểu của phong trào biến thơ văn thành vũ khí sắc bén buổi đầu chống Pháp của dân tộc ta.
Sinh thời, Lê Khắc Cẩn đã để lại cho đời nhiều tập thơ, điếu văn, biểu, văn tế như: Hải Hạnh văn phái, Hải Hạnh thi tập, Miễn Trai thi tập, Hải Hạnh thi văn tập; Biểu tòng chinh…Với kho tàng thơ văn đồ sộ được ông sáng tác lúc sinh thời, người đời vinh danh ông là Trạng thơ.
Nối tiếp truyền thống khoa bảng của gia đình, con trai ông là Lê Khắc Mô, sau đổi là Mạnh Phổ cũng đỗ cử nhân khoa Đinh Dậu triều Thành Thái 1897, sau được bổ làm Huấn đạo Đông Quan.
Sau khi Lê Khắc Cẩn mất năm 1869, thể theo đúng tâm nguyện, mộ của ông được Huấn đạo huyện Nam Trực cùng con cháu an táng tại Mả Cả, thôn Trung, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Tại từ đường họ Vũ, thôn Đỗ Xá, xã Điền Xá cũng là nơi phối thờ Hoàng giáp Lê Khắc Cẩn - người bạn tâm giao của Huấn đạo Vũ Trọng Liên. Việc thờ tự tại Từ đường ngành họ Vũ ca ngợi tình bằng hữu sâu sắc, sự trung nghĩa, trung văn, tri âm, tri kỷ, còn là tấm gương sáng để con cháu hai dòng họ nói riêng và thế hệ sau nói chung noi theo.
Đền thờ Lê Khắc Cẩn và truyền thống “uống nước nhớ nguồn”
Theo Thành đoàn Hải Phòng, tại quê hương Lê Khắc Cẩn là thôn Hạnh Thị, xã An Thọ, huyện An Lão, con cháu dòng họ Lê đã dựng ba gian nhà nhỏ đơn sơ tôn thờ ông ngay trên mảnh đất của gia đình. Trải qua biến động của lịch sử, sau năm 1945, nhà thờ Tiến sĩ Lê Khắc Cẩn bị đổ nát. Để tri ân công đức của Tiến sĩ, Nhà thơ yêu nước Lê Khắc Cẩn, UBND thành phố Hải Phòng đã ban hành Quyết định số 448/QĐ-UBND ngày 20/03/2008 giao cho UBND huyện An Lão lập Dự án đầu tư xây dựng đền thờ Lê Khắc Cẩn tại chính nơi thờ xưa. Ngày 13/10/2008, Đền thờ Tiến sĩ, Nhà thơ yêu nước Lê Khắc Cẩn đã khánh thành trong niềm thành kính, ngưỡng vọng của nhân dân.
Đền được xây dựng có hướng nhìn về chính Đông, gồm các hạng mục: Đền thờ chính, tả hữu giải vũ, nhà bia, tam quan, lầu bát giác, hồ nước… trên tổng diện tích 11.767 m2. Đây là công trình mô phỏng kiến trúc thời nhà Nguyễn, đền chính có bình đồ kiến trúc kiểu chữ Đinh truyền thống, kiến trúc được xây dựng theo thức cổ truyền với 2 tầng mái, đao cong, mái lợp ngói vẩy… Toà Tiền đường thiết kế kiểu 5 gian 2 chái; Toà Hậu cung thiết kế 3 gian, hoa văn trang trí trên kiến trúc là những đề tài quen thuộc như: Chạm nổi lá lật, đấu cánh sen, đầu dư chạm rồng, lá cách điệu rồng, “long, lân, quy, phụng”.
Dieu dac biet cua Di tich Quoc gia den tho Le Khac Can-Hinh-2
Không gian thờ tự trong đền Lê Khắc Cẩn. Ảnh: Báo An ninh Hải Phòng.
Trong đền hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật giá trị như: Long ngai, bát bửu, biển rước; nhang án; hệ thống hoành phi, câu đối, cuốn thư…..
Đến năm 2021, để tưởng nhớ tiến sĩ, nhà thơ yêu nước Lê Khắc Cẩn, con cháu dòng họ Lê đã tạc tượng ông. Đây là việc làm vừa thể hiện sự tri ân của con cháu hôm nay, vừa góp phần nhắc nhở, giáo dục các thế hệ mai sau luôn ghi nhớ công lao to lớn của tiến sĩ, nhà yêu nước Lê Khắc Cẩn.
Hàng năm, con cháu trong dòng tộc cùng người dân địa phương tổ chức 2 sự lệ: Ngày 23/3 âm lịch là ngày giỗ cụ Lê Khắc Cẩn và ngày 15/11 âm lịch giỗ chạp họ. Với đạo lý truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, hoạt động tâm linh, tín ngưỡng tại đền thờ góp phần bảo tồn được những giá trị văn hoá phi vật thể tốt đẹp của cộng đồng dân cư địa phương.
Có thể nói, đền thờ Lê Khắc Cẩn không chỉ là nơi tưởng niệm một danh nhân, một vị quan thanh liêm, một nhà thơ yêu nước mà còn là trung tâm văn hóa tín ngưỡng, nơi giáo dục truyền thống lịch sử cho các thế hệ mai sau. Đồng thời, ngôi đền là điểm đến du lịch tâm linh cho du khách thập phương cùng tìm hiểu về cội nguồn của một nhà khoa bảng thành danh và một miền quê hiếu học.
Với những giá trị lịch sử - văn hoá đó, ngày 12/3/2024 tại Quyết định số 606/QĐ-BVHTTDL, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã xếp hạng Đền thờ Lê Khắc Cẩn, xã An Thọ, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng là Di tích lịch sử Quốc gia.

Người lao động Ai Cập cổ đại được trả lương bằng gì?

Các kim tự tháp và đền thờ được biết đến không phải do nô lệ xây dựng, mà sự hiện diện của họ ở Thung lũng sông Nile thực tế chỉ là một giai thoại.

Người lao động Ai Cập cổ đại được trả lương bằng gì?

Ngược lại, chúng được dựng lên bởi những người lao động ở Ai Cập và được tính tiền công.

Kim tự tháp được pharaoh Khufu xây dựng trong thời kỳ Cổ Vương quốc. Đại Kim tự tháp là công trình duy nhất còn sót lại trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại và là một trong những kiến trúc lớn nhất từng được xây dựng trên Trái Đất. Công trình này được hoàn thành vào năm 2.560 trước Công nguyên, cao 139 m, rộng 230 m mỗi mặt, là nơi đặt lăng mộ pharaoh Khufu.

Ngôi làng nào ở Thanh Hóa có đền thờ vua nước Vạn Xuân?

Từ bao đời nay, dân làng Trinh Hà, xã Hoằng Trung (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) luôn tự hào vì có Di tích quốc gia đền thờ Triệu Việt Vương - nơi thờ vị vua nước Vạn Xuân.

Lịch sử dân tộc Việt trong 1.000 năm Bắc thuộc luôn diễn ra những cuộc đấu tranh giành quyền độc lập. Trong đó, nhà nước Vạn Xuân do vua Lý Nam Đế (Lý Bí) khởi nghĩa đánh đuổi giặc phương Bắc lập nên và Triệu Việt Vương kế nghiệp, dù tồn tại không dài song đã đi vào lịch sử như một “dấu son” về khát vọng độc lập.

Ngoi lang nao o Thanh Hoa co den tho vua nuoc Van Xuan?

Năm 2020, Di tích quốc gia đền thờ Triệu Việt Vương được UBND tỉnh đầu tư kinh phí tu bổ.

Trùm phát xít Hitler “trả giá đắt” thế nào khi xâm lược Liên Xô?

Vào tháng 6/1941, trùm phát xít Hitler bất ngờ thực hiện cuộc tấn công xâm lược Liên Xô. Đây được cho là chiến dịch xâm lược đẫm máu nhất của Đức quốc xã. Hitler đã phải "trả giá đắt" cho chiến dịch này.

Trum phat xit Hitler “tra gia dat” the nao khi xam luoc Lien Xo?
 Sau khi tấn công, chiếm đóng được Ba Lan, Pháp..., chính quyền Đức quốc xã và trùm phát xít Hitler chuyển sự chú ý sang mặt trận phía Đông. Trong đó, nhà độc tài phát xít Đức tham vọng tấn công, thôn tính Liên Xô.

Đọc nhiều nhất

Tin mới