Điều cực kỳ lý thú ít người biết về nguồn gốc tên gọi Đà Lạt

Điều cực kỳ lý thú ít người biết về nguồn gốc tên gọi Đà Lạt

(Kiến Thức) - Xung quanh tên gọi Đà Lạt có nhiều cách giải thích khác nhau mà cách nào cũng khiến người ta phải gật gù tâm đắc.

Nằm ở tỉnh Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt được coi là một trong những “thiên đường nghỉ dưỡng” của Việt Nam. Xung quanh tên gọi Đà Lạt có nhiều cách giải thích khác nhau, gắn với lịch sử và các đặc trưng của thành phố này. Ảnh: Một góc Đà Lạt nhìn từ trên cao.
Nằm ở tỉnh Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt được coi là một trong những “thiên đường nghỉ dưỡng” của Việt Nam. Xung quanh tên gọi Đà Lạt có nhiều cách giải thích khác nhau, gắn với lịch sử và các đặc trưng của thành phố này. Ảnh: Một góc Đà Lạt nhìn từ trên cao.
Theo cách giải thích phổ biến nhất, tên gọi Đà Lạt bắt nguồn từ “Đạ Lạch”, là tên gọi của đoạn suối thuộc dòng suối Cẩm Lệ, chảy từ hồ Than Thở tới thác Cam Ly ngày nay. Ảnh: Thác Cam Ly, một thắng cảnh của Đà Lạt.
Theo cách giải thích phổ biến nhất, tên gọi Đà Lạt bắt nguồn từ “Đạ Lạch”, là tên gọi của đoạn suối thuộc dòng suối Cẩm Lệ, chảy từ hồ Than Thở tới thác Cam Ly ngày nay. Ảnh: Thác Cam Ly, một thắng cảnh của Đà Lạt.
Trong tên địa danh Đạ Lạch, “Đạ” hay “Đak” nghĩa là “nước” hay “suối” theo ngôn ngữ của người K’ho, còn “Lạch” là tên một bộ tộc K’ho sống ở vùng cao nguyên Langbiang, nơi có con suối chảy qua. Như vậy Đạ Lạch nghĩa là “con suối của người Lạch”. Ảnh: Thung lũng Tình yêu ở Đà Lạt.
Trong tên địa danh Đạ Lạch, “Đạ” hay “Đak” nghĩa là “nước” hay “suối” theo ngôn ngữ của người K’ho, còn “Lạch” là tên một bộ tộc K’ho sống ở vùng cao nguyên Langbiang, nơi có con suối chảy qua. Như vậy Đạ Lạch nghĩa là “con suối của người Lạch”. Ảnh: Thung lũng Tình yêu ở Đà Lạt.
Theo cách giải thích thứ hai, tên gọi Đà Lạt là ghép 5 chữ cái đầu của các từ trong câu tiếng La Tinh “Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem”. Ảnh: Nhà thờ Chính tòa (nhà thờ Con Gà) Đà Lạt.
Theo cách giải thích thứ hai, tên gọi Đà Lạt là ghép 5 chữ cái đầu của các từ trong câu tiếng La Tinh “Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem”. Ảnh: Nhà thờ Chính tòa (nhà thờ Con Gà) Đà Lạt.
Câu này nghĩa là: “Cho người này nguồn vui, cho kẻ khác sức khỏe”, được cho là khẩu hiệu do những người Pháp đặt ra khi kiến thiết khu nghỉ dưỡng trên cao nguyên Langbiang. Ảnh: Dinh thự của vua Bảo Đại (Dinh 3) ở Đà Lạt.
Câu này nghĩa là: “Cho người này nguồn vui, cho kẻ khác sức khỏe”, được cho là khẩu hiệu do những người Pháp đặt ra khi kiến thiết khu nghỉ dưỡng trên cao nguyên Langbiang. Ảnh: Dinh thự của vua Bảo Đại (Dinh 3) ở Đà Lạt.
Theo các tư liệu lịch sử, khi xây dựng chợ Đà Lạt mới vào năm 1937, người ta đã đề dòng chữ “Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem” trên tường đầu hồi của công trình, phía trên là huy hiệu thành phố hình tròn, tạc hình một đôi thanh niên nam nữ người dân tộc bản địa. Ảnh: Chợ Đà Lạt.
Theo các tư liệu lịch sử, khi xây dựng chợ Đà Lạt mới vào năm 1937, người ta đã đề dòng chữ “Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem” trên tường đầu hồi của công trình, phía trên là huy hiệu thành phố hình tròn, tạc hình một đôi thanh niên nam nữ người dân tộc bản địa. Ảnh: Chợ Đà Lạt.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng người Pháp đã nghĩ ra câu “Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem” dựa trên cái tên Đà Lạt (người Pháp viết là Dalat), chứ không phải từ câu La tinh này mà thành tên Đà Lạt. Ảnh: Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng người Pháp đã nghĩ ra câu “Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem” dựa trên cái tên Đà Lạt (người Pháp viết là Dalat), chứ không phải từ câu La tinh này mà thành tên Đà Lạt. Ảnh: Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt.
Theo cách giải thích thứ ba, chữ “Đà” trong “Đà Lạt” đọc gần như “đa” nghĩa là “nhiều”, Lạt gần với “Lạc” nghĩa là “vui”. Vì thế Đà Lạt là tên gọi biến đổi từ “Đa Lạc”, mang ý nghĩa là miền đất đầy ắp niềm vui. Ảnh: Ga Đà Lạt.
Theo cách giải thích thứ ba, chữ “Đà” trong “Đà Lạt” đọc gần như “đa” nghĩa là “nhiều”, Lạt gần với “Lạc” nghĩa là “vui”. Vì thế Đà Lạt là tên gọi biến đổi từ “Đa Lạc”, mang ý nghĩa là miền đất đầy ắp niềm vui. Ảnh: Ga Đà Lạt.
Nhưng cách giải thích này không được các nhà nghiên cứu lịch sử ghi nhận và cũng được biết đến ít hơn so với hai cách giải thích tên gọi Đà Lạt đã nêu ở trên. Ảnh: Quảng trường Thành phố Đà Lạt.
Nhưng cách giải thích này không được các nhà nghiên cứu lịch sử ghi nhận và cũng được biết đến ít hơn so với hai cách giải thích tên gọi Đà Lạt đã nêu ở trên. Ảnh: Quảng trường Thành phố Đà Lạt.
Do cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và sở hữu nhiều công trình kiến trúc Pháp, thành phố Đà Lạt còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như "Thành phố mù sương", "Thành phố ngàn thông", "Thành phố ngàn hoa", "Xứ hoa Anh Đào" hay "Tiểu Paris"... Ảnh: Cảnh núi đồi, rừng thông ở Đà Lạt.
Do cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và sở hữu nhiều công trình kiến trúc Pháp, thành phố Đà Lạt còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như "Thành phố mù sương", "Thành phố ngàn thông", "Thành phố ngàn hoa", "Xứ hoa Anh Đào" hay "Tiểu Paris"... Ảnh: Cảnh núi đồi, rừng thông ở Đà Lạt.
Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.

GALLERY MỚI NHẤT