Điều cực đặc biệt trong đám cưới vua Hàm Nghi và vợ Tây

Tuy vua Hàm Nghi hơn vợ Tây, bà Marcelle Laloe tới 13 tuổi nhưng không vì thế khoảng cách tuổi tác trở thành rào cản. Từ lúc đính hôn cho đến ngày cưới của ông đều được giới làm bưu ảnh Alger khai thác triệt để.

Dieu cuc dac biet trong dam cuoi vua Ham Nghi va vo Tay
Vua Hàm Nghi (1871 – 1944), tên thật Nguyễn Phúc Ưng Lịch, là vị hoàng đế thứ tám của nhà Nguyễn. Ngày nay, lịch sử Việt Nam xem ông cùng với các vua chống Pháp gồm Thành Thái, Duy Tân là ba vị vua yêu nước trong thời kỳ Pháp thuộc. 
Dieu cuc dac biet trong dam cuoi vua Ham Nghi va vo Tay-Hinh-2
 Do lãnh đạo phong trào Cần Vương, ông bị thực dân Pháp truất ngôi và đưa đi lưu đày sang Algérie ở Bắc Phi vào năm 1888.
Dieu cuc dac biet trong dam cuoi vua Ham Nghi va vo Tay-Hinh-3
 Tại Alger, thủ đô của Algérie, ông hoàng mất ngôi được bố trí sống tại Villa des Pins (Biệt thự Ngàn thông) khá tiện nghi.
Dieu cuc dac biet trong dam cuoi vua Ham Nghi va vo Tay-Hinh-4
Cuộc sống của ông không đến nỗi chật vật. Rất đông các nhân vật có thế lực trong chính quyền sở tại, các văn nhân, nghệ sĩ tên tuổi trong vùng thường đến làm khách tại nhà ông. 
Dieu cuc dac biet trong dam cuoi vua Ham Nghi va vo Tay-Hinh-5
 Hơn 15 năm sau ngày định cư tại Alger, tháng 11/1904, ông mới lập gia đình. Cựu hoàng Hàm Nghi cưới bà Marcelle Laloe (sinh năm 1884, người Pháp), con gái của ngài Chánh án Tòa án Alger.
Dieu cuc dac biet trong dam cuoi vua Ham Nghi va vo Tay-Hinh-6
 Điều đặc biệt là tuy vua Hàm Nghi hơn Marcelle Laloe tới 13 tuổi nhưng không vì thế mà khoảng cách tuổi tác trở thành rào cản.
Dieu cuc dac biet trong dam cuoi vua Ham Nghi va vo Tay-Hinh-7
 Được tiếp xúc với vua Hàm Nghi nhiều lần Marcelle Laloe ngày càng yêu ông. Bỏ qua mọỉ tập quán cũ, ngài Chánh án Tòa Thượng thẩm Alger rất vui mừng gả con gái Marcelle Aimée Léonie Laloe cho Hoàng thân An Nam.
Dieu cuc dac biet trong dam cuoi vua Ham Nghi va vo Tay-Hinh-8
Ngày 4/11/1904, hôn lễ giữa vua Hàm Nghi với con gái ông Francois Laloe được tổ chức trọng thể tại Thánh đường của Tòa Tổng Giám mục Alger, với sự góp mặt của đông đảo tầng lớp thượng lưu, trí thức.
Dieu cuc dac biet trong dam cuoi vua Ham Nghi va vo Tay-Hinh-9
 Tại lễ thành hôn, cô dâu Marcelle vận một chiếc váy cưới lộng lẫy còn vua Hàm Nghi vẫn mặc đúng chiếc áo dài đen, đầu đội khăn xếp. Rất nhiều người dân ở Alger đã kéo đến khu vực nhà thờ để tận mắt chứng kiến lễ cưới khi họ bước ra khỏi thánh đường.
Dieu cuc dac biet trong dam cuoi vua Ham Nghi va vo Tay-Hinh-10
 Đám cưới của Vua Hàm Nghi và Marcelle năm 1904 được xem là một sự kiện lớn và vô cùng đặc biệt tại Alger. Đây là sự kết hợp đặc biệt giữa một cô gái có xuất thân quý tộc Pháp và một vị vua của một nước thuộc địa Pháp bị lưu đày. Từ lúc đính hôn cho đến ngày cưới của vua Hàm Nghi với bà Laloe đều được giới làm bưu ảnh Alger khai thác triệt để.
Dieu cuc dac biet trong dam cuoi vua Ham Nghi va vo Tay-Hinh-11
Kể từ đó, Marcelle Laloa trở thành La Princesse d’Annam – tức là “Vương phi của nước An Nam”, hay “Vợ của vua An Nam” (vì theo truyền thống của nhà Nguyễn trước đó, vợ của vua không được lập là hoàng hậu, chỉ được lập là vương phi. 
Dieu cuc dac biet trong dam cuoi vua Ham Nghi va vo Tay-Hinh-12
Vua Hàm Nghi trở thành vị vua đầu tiên của triều Nguyễn kết hôn với một người phụ nữ phương Tây. 
Dieu cuc dac biet trong dam cuoi vua Ham Nghi va vo Tay-Hinh-13

Sau khi kết hôn, vua Hàm Nghi và bà Marcelle Laloe sống rất hạnh phúc trong tình yêu thương và tôn trọng nhau. Bà Marcelle Laloe theo Thiên Chúa giáo, còn vua Hàm Nghi vẫn theo đạo Phật chứ không cải đạo theo vợ.

Dieu cuc dac biet trong dam cuoi vua Ham Nghi va vo Tay-Hinh-14
 Kết quả của mối tình đẹp đẽ ấy là 3 người con: Như Mai (1905 – 1999), Như Lý (1908 – 2005) và Minh Đức (1910 – 1990). Cả 3 đều sinh ra và lớn lên tại Alger. (Ảnh: con gái vua Hàm Nghi)
Dieu cuc dac biet trong dam cuoi vua Ham Nghi va vo Tay-Hinh-15
 Ngày 14/1/1944, Hàm Nghi qua đời vì bệnh ung thư dạ dày tại thủ đô Alger.

Mời độc giả xem video: Hà Nội xem xét điều chỉnh giấy đi đường. Nguồn: VTV24.

Biết gì về 1.000 thùng vàng mà vua Hàm Nghi giấu?

Sau khi rời khỏi kinh thành, vua Hàm Nghi cho người xây dựng, cất giấu một kho báu gần 1.000 thùng vàng bạc châu báu. Nhiều người dân và cơ quan chức năng tiến hành khảo sát, truy tìm kho báu, tuy nhiên đến nay nó vẫn còn là điều bí ẩn.

Biet gi ve 1.000 thung vang ma vua Ham Nghi giau?
Vua Hàm Nghi (1872-1943) là em vua Kiến Phúc, con nuôi của vua Tự Đức. Ông là vị vua thứ tám của triều Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.

Đường Trương Đình Hội ở quận 4 và 8: Là danh nhân nào?

(VietnamDaily) - Hiện dư luận xôn xao trước 2 đường ở TP.HCM có tên gần giống nhau: đường Trương Đình Hợi ở quận 4 và đường Trương Đình Hội ở quận 8. Ông Trương Đình Hội là một nhân vật có thật trong lịch sử Việt Nam, là chí sĩ yêu nước.

Mới đây, dư luận xôn xao trước việc một con đường tồn tại lâu nay tại địa bàn quận 4 TP.HCM mang tên Trương Đình Hợi. Tuy nhiên, tên đường này không có trong hồ sơ tên đường. TP.HCM có một con đường khác mang tên Trương Đình Hội ở quận 8.

Tin mới