Điều chưa biết về vụ Su-24 Nga “dọa chết khiếp” TSB Mỹ

(Kiến Thức) - Cuối năm 2000, các máy bay Su-27 và Su-24 Không quân Nga đã qua mặt hệ thống radar tối tân Mỹ, viếng thăm bất ngờ những 2 lần tàu sân bay USS Kitty Hawk.

Điều chưa biết về vụ Su-24 Nga “dọa chết khiếp” TSB Mỹ
Đầu tháng 12/2000, truyền thông Nga đồng loạt đăng tải thông tin gây sốc vào thời điểm bấy giờ, ngày 17/10/2000, tiêm kích đa năng Su-27 và máy bay trinh sát Su-24MR của Không quân Nga đã qua mặt được hệ thống radar trinh sát trên tàu sân bay USS Kitty Hawk (Mỹ) để thực hiện một cuộc viếng thăm chiếc “siêu hạm” này trên vùng biển Nhật Bản.
Kiến Thức từng đề cập một phần sự kiện có “1-0-2” này trong bài viết: Hé lộ tiêm kích Nga “dọa” tàu sân bay Mỹ. Gần đây, bức thư điện tử của phi công Mỹ trên tàu sân bay USS Kitty Hawk được công bố đã tiết lộ thêm những tình tiết mới, nhất là phản ứng tuyệt vọng của thủy thủ đoàn khi máy bay Nga áp sát tàu.
Mẫu máy bay cường kích được cho là lỗi thời trên thế giới đã không ít lần khiến người Mỹ ôm hận.
Mẫu máy bay cường kích được cho là lỗi thời trên thế giới đã không ít lần khiến người Mỹ ôm hận.
Theo đó, trước khi có cuộc viếng thăm ngày 9/11/2000 trong bài Hé lộ tiêm kích Nga “dọa” tàu sân bay Mỹ, vào ngày 17/10 các máy bay Nga đã thực hiện việc lượn vài vòng trên đầu USS Kitty Hawk.
Dưới đây là đoạn trích nội dung bức thư điện tử của phi công tàu sân bay USS Kitty Hawk:
“… Chuyến đi biển khá dễ dàng và thú vị: 54 ngày trên biển, 4 ngày ở cảng và 45 giờ bay chỉ trong tháng 10! (nhiều phi công của Không quân Nga có số giờ bay một năm gần 45-60 giờ trong khi cần bay 200-250 giờ). Đúng vậy, chúng tôi đã bay hết phần của mình. Từ khi tôi trở thành một trong những chỉ huy của phi đội, tôi đã bay nhiều. Và đây là một câu chuyện thú vị (hoàn toàn không phải bịa đặt).
Khi đó, chúng tôi cùng với cấp phó của mình gồi tán gẫu vớ vẩn với nhau, bỗng nghe thấy tiếng từ Trung tâm thông tin tác chiến - “bộ não” của tàu sân bay: “Báo cáo, chúng tôi phát hiện thấy máy bay Nga”.
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Kitty Hawk (CV-63).
 Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Kitty Hawk (CV-63).
Thuyền trưởng USS Kitty Hawk đáp: “Báo động, cho máy bay tiêm kích cất cánh”. Từ Trung tâm, mọi người nói: chỉ có thể phát lệnh “Báo động 30 (máy bay cất cánh sau khi có lệnh 30 (!) phút). Thuyền trưởng văng tục và nói: “Cho cất cánh mọi thứ có thể cất cánh, và làm nhanh nhanh lên!”.
Tôi chạy đến điện thoại hoa tiêu và liên lạc với sĩ quan trực của phi đội. Hôm đó không phải ngày trực của phi đội chúng tôi, nên tôi lệnh cho sĩ quan trực xem ai trực và làm sao đó để họ đừng có dán mông vào ghế và lao ngay lên boong cất cánh (Báo động 7 - là lệnh phát ra khi phi công đã trên đường băng và sẵn sàng cất cánh; Báo động 30 nghĩa là phi công còn ngồi trong phòng chờ).
Không lâu sau, máy bay Su-27 và Su-24 Nga bay qua ngay trên cầu chỉ huy của USS Kitty Hawk với tốc độ 500 dặm biển. Hệt như trong phim Top Gun (các sĩ quan có mặt trên cầu chỉ huy hất cà phê của mình đi và văng tục một cách giận dữ …!). Đúng lúc này tôi nhìn thuyền trưởng - mặt ông ta đỏ lựng lên.
Ở thời điểm sinh tử đó, trong nỗ lực tuyệt vọng, người Mỹ chỉ có thể đưa một máy bay tác chiến điện tử EA-6B cất cánh.
 Ở thời điểm sinh tử đó, trong nỗ lực tuyệt vọng, người Mỹ chỉ có thể đưa một máy bay tác chiến điện tử EA-6B cất cánh.
Các máy bay tiêm kích Nga còn lượn hai vòng gấp ở độ cao thấp trước khi chúng tôi cuối cùng cũng cho một chiếc đầu tiên của mình cất cánh từ boong tàu. Đó là chiếc máy bay tác chiến điện tử ЕА-6В. Đúng, đúng, chúng tôi đã cho chiếc Prowler bất hạnh một mình đối đầu với máy bay tiêm kích ngay trên con tàu. Các phi công của chúng tôi đã yêu cầu giúp đỡ, khi rút cục máy bay F/A-18 của phi đội “đàn chị” (tôi cố ý dùng thuật ngữ này với nghĩa đen, bởi vì những chiếc máy bay này nhìn giống hệt như tốp “đàn bà dễ dãi” mải chơi với mấy cậu Nga) cũng cất cánh để thực hiện đánh chặn. Nhưng chậm mất rồi, cả đội tàu ngẩng cổ quan sát xem người Nga chế nhạo nỗ lực tội nghiệp định chặn họ lại.
Điều buồn cười nhất là đô đốc và tư lệnh cụm tàu sân bay lúc đó đang ở phòng chỉ huy dự cuộc họp buổi sáng, cuộc họp bị ngắt vì tiếng rú của động cơ máy bay Nga lượn trên đài chỉ huy tàu sân bay. Sĩ quan trong bộ tham mưu của tư lệnh kể cho tôi, các đô đốc nhìn nhau, nhìn bảng kế hoạch bay, tin chắc là ngày hôm đó chỉ có kế hoạch mấy giờ nữa mới cho máy bay cất cánh, và hỏi nhau: “Cái gì xảy ra vậy?”.
4 ngày sau, tình báo Nga đã gửi theo hòm thư điện tử cho thuyền trưởng USS Kitty Hawk những tấm ảnh các phi công của chúng tôi chạy lăng xăng trên boong, tuyệt vọng tìm cách cho máy bay cất cánh…”.
Các sự kiện được nêu trong bức thư đã xảy ra ở khu vực eo biển Triều Tiên ngày 17/10/2000. Khi đó, 2 máy bay trinh sát Su-24MR và 2 tiêm kích hộ tống Su-27 của Quân đội 11, Không quân Nga đã bất ngờ viếng thăm và lượn vài vòng “thăm hỏi” tàu sân bay Kitty Hawk
Theo tư lệnh Không quân Nga khi đó Anatoli Karnukov, “đây là chuyến trinh sát theo kế hoạch, tuy nhiên, trong chuyến trinh sát này đã thực hiện những nhiệm vụ không bình thường”. Đồng thời phía Nga đã không vi phạm bất cứ hiệp ước quốc tế nào.
Quan chức Nga khi đó cho biết, các cuộc diễn tập của Hải quân Mỹ đã diễn ra chỉ cách bờ biển Nga 300km, điều không thể đánh giá là hành động hữu hảo đối với Nga. Vì vậy hành động của Không quân Nga là hoàn toàn có cơ sở và đúng luật.
Tiêm kích huyền thoại Su-27 của Không quân Nga cũng để lại ấn tượng khó phai đối với người Mỹ.
 Tiêm kích huyền thoại Su-27 của Không quân Nga cũng để lại ấn tượng khó phai đối với người Mỹ.
Theo lời nguyên tư lệnh Không quân Nga, kết quả trinh sát là “rất ấn tượng”. Su-24MR đã bay trên tàu sân bay vài lần, chụp ảnh tất cả những gì diễn ra trên đường băng mặt boong.
“Trên các bức ảnh thấy rõ sự hoảng loạn trên tàu sân bay: Các lính thủy vội vã chặt đứt đường ống nối tàu sân bay với tàu chở dầu lúc đó đang tiếp nhiên liệu cho Kitty Hawk”, ông này cho biết.
Chỉ sau vòng bay thứ hai của máy bay trinh sát Nga, người Mỹ mới cho máy bay tiêm kích F/A-18 cất cánh được, song Su-27 ngay lập tức đã kéo chúng ra xa bằng thao tác lôi kéo, điều đó cho phép các máy bay trinh sát bay vòng mấy lần nữa phía trên tàu sân bay hoàn toàn không được bảo vệ từ trên không.
Theo tin của báo chí, các máy bay Nga còn lặp lại việc bay quanh USS Kitty Hawk ngày 9/11 và cũng thành công.

Mổ xẻ sức mạnh “kiếm sĩ” Su-24 Không quân Nga

Mổ xẻ sức mạnh “kiếm sĩ” Su-24 Không quân Nga
Su-24 (NATO đặt tên là Fencer - kiếm sĩ) là máy bay cường kích phản lực siêu âm thế hệ thứ 3 của Liên Xô được phát triển giữa những năm 1970-1980. Khoảng 1.400 chiếc được sản xuất và vẫn còn phục vụ rộng rãi trong Không quân Nga tới tận ngày nay.
Su-24 (NATO đặt tên là Fencer - kiếm sĩ) là máy bay cường kích phản lực siêu âm thế hệ thứ 3 của Liên Xô được phát triển giữa những năm 1970-1980. Khoảng 1.400 chiếc được sản xuất và vẫn còn phục vụ rộng rãi trong Không quân Nga tới tận ngày nay.

Theo giới phân tích quân sự thế giới, cường kích Su-24 vượt trội so với loại F-111 (Mỹ) về tầm hoạt động, khả năng mang vũ khí, nhiên liệu.
Theo giới phân tích quân sự thế giới, cường kích Su-24 vượt trội so với loại F-111 (Mỹ) về tầm hoạt động, khả năng mang vũ khí, nhiên liệu.

Đặc trưng trong thiết kế máy bay thời kỳ này là Su-24 sử dụng kiểu cánh cụp cánh xòe. Theo đó, phần cánh của Su-24 có thể di chuyển 4 góc khác nhau gồm:16° để cất cánh và hạ cánh; 35° và 45° cho bay tuần tiễu tại những độ cao khác nhau và 69° để tang tốc cao nhất ở độ cao thấp.
Đặc trưng trong thiết kế máy bay thời kỳ này là Su-24 sử dụng kiểu cánh cụp cánh xòe. Theo đó, phần cánh của Su-24 có thể di chuyển 4 góc khác nhau gồm:16° để cất cánh và hạ cánh; 35° và 45° cho bay tuần tiễu tại những độ cao khác nhau và 69° để tang tốc cao nhất ở độ cao thấp.

Kiểu cánh cụp cánh xòe cung cấp cho Su-24 khả năng cất hạ cánh đường băng ngắn, đồng thời cho phép đạt tốc độ cao khi bay thấp.
Kiểu cánh cụp cánh xòe cung cấp cho Su-24 khả năng cất hạ cánh đường băng ngắn, đồng thời cho phép đạt tốc độ cao khi bay thấp.

Lợi dụng ưu điểm duy trì vận tốc siêu âm ở độ cao thấp, ngày 9/11/2000, Không quân Nga dùng biến thể trinh sát Su-24MR thực hiện cuộc tấn công phóng tên lửa (giả định) vào tàu sân bay USS Kitty Hawk của Hạm đội 7 Mỹ trên vùng biển Nhật Bản. Cuộc viếng thăm đã làm người Mỹ một phen thất kinh.
Lợi dụng ưu điểm duy trì vận tốc siêu âm ở độ cao thấp, ngày 9/11/2000, Không quân Nga dùng biến thể trinh sát Su-24MR thực hiện cuộc tấn công phóng tên lửa (giả định) vào tàu sân bay USS Kitty Hawk của Hạm đội 7 Mỹ trên vùng biển Nhật Bản. Cuộc viếng thăm đã làm người Mỹ một phen thất kinh.

Su-24 được thiết kế buồng lái 2 người ngồi song song dành cho phi công và sĩ quan điều khiển vũ khí.
Su-24 được thiết kế buồng lái 2 người ngồi song song dành cho phi công và sĩ quan điều khiển vũ khí.

Trong ảnh là buồng lái 2 chỗ ngồi Su-24 với “chi chít” đồng hồ và nút bấm.
Trong ảnh là buồng lái 2 chỗ ngồi Su-24 với “chi chít” đồng hồ và nút bấm.

Su-24 có 2 động cơ phản lực Saturn/Lyulka AL-21F-3A cho phép đạt tốc độ tối đa 1.550km/h, trần bay 11.000m, tầm bay 2.500km. Động cơ AL-21F-3A được đánh giá có hiệu suất hoàn hảo nhưng lại tiêu thụ nhiều nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng cao.
Su-24 có 2 động cơ phản lực Saturn/Lyulka AL-21F-3A cho phép đạt tốc độ tối đa 1.550km/h, trần bay 11.000m, tầm bay 2.500km. Động cơ AL-21F-3A được đánh giá có hiệu suất hoàn hảo nhưng lại tiêu thụ nhiều nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng cao.

Su-24 trang bị một pháo GSh-6-23 6 nòng cỡ 23mm (cơ số 500 viên đạn) để không chiến tầm gần. Ngoài ra, 9 giá treo trên cánh và thân mang tổng cộng 8 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối không tầm ngắn R-60 hoặc R-73; tên lửa không đối đất có điều khiển loại Kh-23, Kh-25ML, Kh-28, Kh-29, Kh-58; bom có điều khiển KAB-500KR, KAB-500L.
Su-24 trang bị một pháo GSh-6-23 6 nòng cỡ 23mm (cơ số 500 viên đạn) để không chiến tầm gần. Ngoài ra, 9 giá treo trên cánh và thân mang tổng cộng 8 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối không tầm ngắn R-60 hoặc R-73; tên lửa không đối đất có điều khiển loại Kh-23, Kh-25ML, Kh-28, Kh-29, Kh-58; bom có điều khiển KAB-500KR, KAB-500L.

Hiện nay, Không quân và Không quân Hải quân Nga duy trì sự phục vụ của khoảng 450 chiếc Su-24 gồm nhiều biến thể. Trong tương lai, nước Nga sẽ loại biên chế toàn bộ Su-24 và thay thế bằng Su-34 hiện đại hơn.
Hiện nay, Không quân và Không quân Hải quân Nga duy trì sự phục vụ của khoảng 450 chiếc Su-24 gồm nhiều biến thể. Trong tương lai, nước Nga sẽ loại biên chế toàn bộ Su-24 và thay thế bằng Su-34 hiện đại hơn.

Su-24 được xuất khẩu số lượng nhỏ tới một vài nước trên thế giới gồm: 44 chiếc cho Algeria; 15 chiếc cho Lybia; 12 chiếc cho Syria; 9 chiếc cho Iran và 24 chiếc cho Iraq. Biến thể xuất khẩu Su-24MK thiết kế với hệ thống điện tử yếu hơn, không có hệ thống tiếp nhiên liệu trên không. Trong ảnh là chiếc Su-24MK của Không quân Iran.
Su-24 được xuất khẩu số lượng nhỏ tới một vài nước trên thế giới gồm: 44 chiếc cho Algeria; 15 chiếc cho Lybia; 12 chiếc cho Syria; 9 chiếc cho Iran và 24 chiếc cho Iraq. Biến thể xuất khẩu Su-24MK thiết kế với hệ thống điện tử yếu hơn, không có hệ thống tiếp nhiên liệu trên không. Trong ảnh là chiếc Su-24MK của Không quân Iran.

Syria có khả năng đánh chìm tàu chiến Mỹ?

(Kiến Thức) - Trên lý thuyết, một chiếc cường kích Su-24MK của Syria có thể đánh chìm 2-3 tàu chiến Mỹ ở Địa Trung Hải bằng tên lửa.

Syria có khả năng đánh chìm tàu chiến Mỹ?

Thăm quan nhà máy kéo dài sự sống Su-25, MiG-29

(Kiến Thức) - Cùng xem một số hình ảnh tại nhà máy sửa chữa, nâng cấp lớn tiêm kích đa năng MiG-29, Su-27 và cường kích Su-25 ở Kubinka (tỉnh Moscow). 

Thăm quan nhà máy kéo dài sự sống Su-25, MiG-29
Các nhiếp ảnh gia Nga mới đây được cho phép vào thăm nhà máy quân sự ở thành phố Kubinka (tỉnh Moscow) – nơi được mô tả là nhà máy duy nhất của liên bang không những có thể sửa chữa họ máy bay Su mà còn nâng cấp với những đặc tính kỹ thuật mới nhất.
 Các nhiếp ảnh gia Nga mới đây được cho phép vào thăm nhà máy quân sự ở thành phố Kubinka (tỉnh Moscow) – nơi được mô tả là nhà máy duy nhất của liên bang không những có thể sửa chữa họ máy bay Su mà còn nâng cấp với những đặc tính kỹ thuật mới nhất. 

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới