Điều cần nhớ để sữa đậu nành không thành thuốc độc

Điều cần nhớ để sữa đậu nành không thành thuốc độc

(Kiến Thức) - Sữa đậu nành giàu giá trị dinh dưỡng song nếu sử dụng không hợp lý, bạn khó có thể nhận được lợi ích từ chúng, thậm chí có hại.

Ước tính, trong 100 ml  sữa đậu nành có 58,3 kcal, 3,6 g protein, 1,9 g chất béo, 0,8 g chất xơ và 0,03g natri. Sữa đậu nành còn chứa vitamin A, B1, B2, D, PP, K, F và các men có ích cho tiêu hóa. Hợp chất isoflavon trong đậu nành có khả năng bù lại tình trạng thiếu oestrogene của phụ nữ có tuổi, chống loãng xương, phòng trị ung thư vú.
Ước tính, trong 100 ml sữa đậu nành có 58,3 kcal, 3,6 g protein, 1,9 g chất béo, 0,8 g chất xơ và 0,03g natri. Sữa đậu nành còn chứa vitamin A, B1, B2, D, PP, K, F và các men có ích cho tiêu hóa. Hợp chất isoflavon trong đậu nành có khả năng bù lại tình trạng thiếu oestrogene của phụ nữ có tuổi, chống loãng xương, phòng trị ung thư vú.
Dù rất tốt song sử dụng sữa đậu nành cần cân nhắc từng đối tượng, lượng thích hợp nếu không muốn phản tác dụng.
Dù rất tốt song sử dụng sữa đậu nành cần cân nhắc từng đối tượng, lượng thích hợp nếu không muốn phản tác dụng.
Cụ thể nghiên cứu mới đây chứng minh rằng, đậu nành có chứa nhiều genistein là một hormone thiên nhiên nguồn gốc thực vật (phytohormone), có thể tương tranh với estrogen trong cơ thể người phụ nữ, làm ảnh hưởng quá trình trưởng thành của trứng.
Cụ thể nghiên cứu mới đây chứng minh rằng, đậu nành có chứa nhiều genistein là một hormone thiên nhiên nguồn gốc thực vật (phytohormone), có thể tương tranh với estrogen trong cơ thể người phụ nữ, làm ảnh hưởng quá trình trưởng thành của trứng.
Việc bổ sung genistein khi trứng kết hợp với tinh trùng, thành phôi khiến chất này gây khó khăn cho sự phát triển của phôi, là nguyên nhân gây sảy thai hoặc vô sinh. Chính vì vậy, mẹ bầu không nên uống sữa đậu nành trong 3 tháng mang thai đầu để tránh gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Việc bổ sung genistein khi trứng kết hợp với tinh trùng, thành phôi khiến chất này gây khó khăn cho sự phát triển của phôi, là nguyên nhân gây sảy thai hoặc vô sinh. Chính vì vậy, mẹ bầu không nên uống sữa đậu nành trong 3 tháng mang thai đầu để tránh gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Sữa đậu nành được đánh giá giàu chất purine, không tốt cho người mắc bệnh gout. Nạp purine từ sữa đậu nành vào người khiến bệnh càng trầm trọng hơn do chất này có thể gây kích ứng niêm mạc, gây ra tình trạng đau dữ dội, sưng và viêm.
Sữa đậu nành được đánh giá giàu chất purine, không tốt cho người mắc bệnh gout. Nạp purine từ sữa đậu nành vào người khiến bệnh càng trầm trọng hơn do chất này có thể gây kích ứng niêm mạc, gây ra tình trạng đau dữ dội, sưng và viêm.
Những người mắc chứng viêm dạ dày cấp tính cũng không nên dùng nhiều sữa đậu nành do chúng chứa oligosaccharide gây trướng bụng, kích thích tiết nhiều axit trong dạ dày làm bệnh ngày càng trầm trọng.
Những người mắc chứng viêm dạ dày cấp tính cũng không nên dùng nhiều sữa đậu nành do chúng chứa oligosaccharide gây trướng bụng, kích thích tiết nhiều axit trong dạ dày làm bệnh ngày càng trầm trọng.
Sữa đậu nành cũng không được khuyên dùng cho người bệnh thận bởi chúng chứa hàm lượng protein cao làm tăng gánh nặng cho chức năng thận.
Sữa đậu nành cũng không được khuyên dùng cho người bệnh thận bởi chúng chứa hàm lượng protein cao làm tăng gánh nặng cho chức năng thận.
Isoflavone trong sữa đậu nành có ảnh hưởng tiêu cực đến sự tổng hợp hormone tuyến giáp do nó ngăn chặn các enzyme peroxidase tuyến giáp. Loại hormone này có nhiệm vụ hỗ trợ i-ốt sản xuất hormone tuyến giáp nên nếu thiếu nó sẽ làm cho hormone tuyến giáp giảm, gây ra tình trạng suy tuyến giáp.
Isoflavone trong sữa đậu nành có ảnh hưởng tiêu cực đến sự tổng hợp hormone tuyến giáp do nó ngăn chặn các enzyme peroxidase tuyến giáp. Loại hormone này có nhiệm vụ hỗ trợ i-ốt sản xuất hormone tuyến giáp nên nếu thiếu nó sẽ làm cho hormone tuyến giáp giảm, gây ra tình trạng suy tuyến giáp.
Để tốt cho sức khỏe, bạn chỉ nên uống sữa đậu nành hai lần mỗi ngày (tương đương 400 – 600ml). Các chất trong sữa đậu nành giúp cân bằng dinh dưỡng, đem lại cho cơ thể nguồn sinh lực mới.
Để tốt cho sức khỏe, bạn chỉ nên uống sữa đậu nành hai lần mỗi ngày (tương đương 400 – 600ml). Các chất trong sữa đậu nành giúp cân bằng dinh dưỡng, đem lại cho cơ thể nguồn sinh lực mới.
Đặc biệt, sữa đậu nành nhất định phải được đun sôi kỹ trước khi uống. Nguyên nhân bởi sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kỹ dễ gây buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài,… thậm chí ngộ độc.
Đặc biệt, sữa đậu nành nhất định phải được đun sôi kỹ trước khi uống. Nguyên nhân bởi sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kỹ dễ gây buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài,… thậm chí ngộ độc.
Việc cho thêm đường đỏ khi uống sữa đậu nành cũng không được khuyến khích bởi đường đỏ có chứa nhiều axit hữu cơ như axit lactic, axit acetic…có tác dụng kết hợp các chất protit, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.
Việc cho thêm đường đỏ khi uống sữa đậu nành cũng không được khuyến khích bởi đường đỏ có chứa nhiều axit hữu cơ như axit lactic, axit acetic…có tác dụng kết hợp các chất protit, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.

GALLERY MỚI NHẤT