Điệp viên George Paques, cha đỡ đầu của bức tường Berlin

Điệp viên của tình báo Xôviết là George Paques không phải tự nhiên được mệnh danh là “Philby của nước Pháp”. Cũng giống như Kim Philby tại Anh, Paques cũng có khả năng tiếp cận với những bí mật quan trọng nhất tại Pháp.

Điệp viên George Paques, cha đỡ đầu của bức tường Berlin
Cả hai điệp viên này đều bắt đầu sự nghiệp tình báo của mình trên cương vị các phóng viên, sau đó nắm giữ những vị trí quan trọng của quốc gia tại đất nước mình. Cả hai đều có đóng góp vào việc hình thành bức tường Berlin. Tuy nhiên trong lĩnh vực này, thông tin đến từ Paques đã đóng một vai trò quan trọng nhất. Đó là lý do ông còn được gọi là “Cha đỡ đầu của bức tường Berlin”.
George Paques sinh năm 1914 tại thị trấn Chalon-sur-Saone (Bourgogne – Pháp) trong gia đình một thợ thủ công. Dù gia đình không thực sự giàu có, nhưng người cha đã nỗ lực hết sức để Paques có được điều kiện học hành tốt nhất, giúp ông thi đậu Trường đại học sư phạm vào năm 1935.
Diep vien George Paques, cha do dau cua buc tuong Berlin

George Paques.

Paques nhận tấm bằng sư phạm, giáo viên tiếng Italia, vào đúng thời điểm quân Đức vượt qua phòng tuyến Maginot để tràn vào nước Pháp. Khi đó, các tỉnh phía Nam và một số tỉnh phía Đông của Pháp đã tự tách ra khỏi chính phủ cộng hòa, tuyên bố chính sách tự trị và trung lập trong chiến tranh. Trong lịch sử, chế độ này được gọi là Chính phủ Vichy.
Trên thực chất, đây là một chính phủ bù nhìn của Thống chế Philippe Petain dưới sự giật dây của phát xít Đức. Những người dân Pháp yêu tự do một phần gia nhập vào lực lượng du kích kháng chiến, một phần khác chạy sang Anh hội tụ dưới lá cờ của Charles de Gaulle, một số khác lại sang Bắc Phi là thuộc địa cũ của Pháp, vốn còn một lượng đáng kể quân Pháp đồn trú tại đây. Bắc Phi nhanh chóng trở thành một mặt trận tranh giành ảnh hưởng của phe trục phát xít và liên quân Anh - Mỹ.
Từ phóng viên thành điệp viên
George Paques vào thời điểm đó cũng đang ở tại thủ đô Rabat của Morocco. Trước đó, ngay sau khi tốt nghiệp đại học, ông đã có một thời gian giảng dạy tại Nice. Vào năm 1941, sau khi nhận ra chính phủ Vichy không phải là đồng minh, mà thực chất chỉ là bù nhìn của Berlin, Paques cũng như nhiều đồng hương khác đã quyết định chạy sang châu Phi.
Tại Rabat, Paques không chỉ làm nghề giáo viên như trước đó, mà hoàn cảnh đẩy đưa ông bén duyên cả với nghề phóng viên – ban đầu làm phiên dịch viên, sau đó làm bình luận viên tại đài phát thanh địa phương. Bước ngoặt này là cơ sở ban đầu để Paques trở thành một điệp viên về sau này.
Sau khi quân Mỹ đổ bộ vào Algeria vào năm 1942, Paques được cử tới đây để đưa tin về chiến sự. Vào thời điểm đó, quân Mỹ đã vấp phải sự kháng cự rất mãnh liệt của “Con cáo sa mạc” – biệt danh của viên thống chế Erwin Rommel, chỉ huy của quân đội Đức tại đây. Lực lượng đồng minh dưới sự lãnh đạo của viên tướng Montgomery cuối cùng cũng đánh bại được quân đoàn của Rommel, do Berlin từ chối tiếp viện, trong khi liên quân có được ưu thế về quân số gấp 3 lần.
Nếu so sánh với những thắng lợi oanh liệt của Hồng quân tại mặt trận phía Đông, thành quả của quân đồng minh Anh - Mỹ tại mặt trận thứ yếu châu Phi rõ ràng là quá khiêm tốn. Sự so sánh này khiến Paques đã nhận định rõ, ai sẽ là người cầm trịch để đặt dấu chấm hết cho ách chiếm đóng của phát xít Đức tại châu Âu.
Tiếp sau đó là cuộc gặp gỡ định mệnh giữa phóng viên George Paques với Alexander Gluzovski – đại diện phái đoàn quân sự của Liên Xô tại châu Phi, người ngoài danh nghĩa chính thức là cố vấn của chính phủ Liên Xô tại đây, còn là một điệp viên của Cơ quan tình báo quân sự (GRU).
Gluzovski và Paques thường xuyên gặp gỡ, bàn bạc và tranh luận về nhiều chủ đề khác nhau. Dù không phải là người thực sự ngưỡng mộ chế độ xã hội chủ nghĩa khi đó, nhưng Paques không thể không thừa nhận, Liên Xô đang là quốc gia tiến hành một cuộc chiến không khoan nhượng nhất đối với chủ nghĩa phát xít.
Nhiều bằng chứng rõ ràng từ công việc nhà báo của ông cho thấy, trong khi Anh - Mỹ chỉ chiến đấu cầm chừng, Liên Xô đang giành một loạt những thắng lợi ấn tượng trước lực lượng chủ lực của phát xít Đức tại mặt trận phía Đông.
Xuất phát từ những nhận định trên, Paques vào năm 1943 đã chính thức đề xuất được phục vụ cho tình báo Xôviết với quan điểm, sự hợp tác của mình sẽ giúp hỗ trợ cho chiến thắng chung trước chủ nghĩa phát xít nói chung và sự nghiệp giải phóng nước Pháp nói riêng.
Vào thời điểm đó, ông cũng đã gia nhập phong trào “Nước Pháp tự do” do tướng Charles de Gaulle đứng đầu. Trong khuôn khổ phong trào này, ông đã được thăng tiến rất nhanh lên những cương vị chủ chốt. Điều này có một phần quan trọng là do ông vẫn đang là nhà báo, có khả năng tiếp cận với nhiều quan chức cao cấp trong liên quân Anh - Mỹ.
Có giả thuyết khẳng định, Paques là người đầu tiên cung cấp thông tin về việc, quân Đồng minh không dự định mở mặt trận thứ hai tại châu Âu như đã hứa hẹn với Liên Xô trước đó.
Khi đã xác minh được thông tin trên, Paques đã rất phẫn nộ trước sự bội ước của Anh - Mỹ, vốn đang tận dụng chiến thuật “tọa sơn quan hổ đấu” để hy vọng giành được lợi thế cuối cùng cho mình. Đó cùng là lý do khiến Paques quyết định làm việc cho tình báo Xôviết trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, không cần một đồng thù lao, như ông đã khẳng định sau này khi đứng trước tòa.
Nguồn tin quan trọng tại NATO
Sau khi Paris được giải phóng, Paques chuyển tới thủ đô làm việc và rất nhanh chóng có mặt trong hàng ngũ các quan chức thân cận của Charles de Gaulle. Ông đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng một phần là nhờ đài phát thanh tại Algeria cũng được phát tại cả Pháp, và các chiến sĩ trong mặt trận kháng chiến từ lâu đã biết rất rõ cái tên Rene Versailles, là bút danh chính thức của Paques.
Đến năm 1944, Paques đã được bổ nhiệm làm chánh văn phòng của Bộ Quốc phòng Pháp. Liên lạc giữa Paques và tình báo Xôviết trong giai đoạn này đã bị gián đoạn một thời gian.
Thứ nhất là do chiến tranh gần kết thúc, nước Pháp đã được giải phóng nên không có nhiều thông tin đáng kể liên quan đến Moscow. Thứ hai là việc rời khỏi châu Phi cũng cắt đứt liên lạc với bộ phận tình báo tại đây. Paques cũng né tránh tiếp xúc với liên lạc viên mới tại Paris, khi người này tìm cách liên hệ. Bản thân Moscow vào thời điểm này cũng không quá chú trọng đến nguồn tin từ ông.
Cho đến năm 1950, Paques đã trải qua một loạt các chức vụ quan trọng tại nhiều bộ ngành khác nhau như: chánh văn phòng bộ xây dựng, y tế, lãnh đạo Ủy ban quốc gia về người Hồi giáo, thậm chí trong ban thư ký của thủ tướng.
Năm 1950, ông trở thành Tổng biên tập tạp chí công nghiệp “La Production francaise”. Cũng chính vào thời điểm này, ông quyết định nối lại tiếp xúc với tình báo Xôviết. Nguyên nhân chính là do Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được thành lập vào tháng 4-1949.
Diep vien George Paques, cha do dau cua buc tuong Berlin-Hinh-2

Một phần khu vực bức tường Berlin. 

Charles de Gaulle là một trong những người ủng hộ tích cực nhất cho việc thành lập khối quân sự này, cho dù quan hệ Pháp và Mỹ về sau đã lạnh nhạt đáng kể, và Paris gần như đã rời khỏi khối này, chỉ còn là tư cách quan sát viên. Xu hướng xích lại gần nhau chỉ được đẩy mạnh dưới thời Francois Mitterrand hồi đầu những năm 1980.
Paques hiểu quá rõ mục đích thành lập ra NATO là để chống lại ai, và ông rất không thích thực tế này. Paques ủng hộ ý kiến của Charles de Gaulle cho rằng, một quốc gia không nhất thiết phải nắm giữ bí mật chế tạo bom nguyên tử. Tuy nhiên, nếu như nguyên thủ Pháp yêu cầu Mỹ chia sẻ về công nghệ, Paques đã quyết định sẽ hành động giúp cho Liên Xô cũng có được loại vũ khí này.
Dù Liên Xô đã thử nghiệm thành công quả bom nguyên tử đầu tiên vào tháng 8-1949, nhưng những thông tin do Paques cung cấp giúp cho Moscow hoàn thiện được đáng kể những vũ khí trong lĩnh vực này.
Năm 1958, Paques có một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp với việc chuyển sang công tác tại Bộ Tổng tham mưu quân đội Pháp, là nơi ông có thể tiếp cận với những tài liệu bí mật nhất. Moscow từ thời điểm này liên tục nhận được nhiều thông tin quan trọng không chỉ trong quân đội Pháp, mà còn về một số kế hoạch của các nước đồng minh trong NATO.
Cũng chính trong thời gian này, Moscow lần đầu nhận được thông tin chính xác về các kế hoạch của NATO liên quan đến Tây Berlin, về âm mưu của họ định biến khu vực này trở thành một tiền đồn chống lại chủ nghĩa cộng sản.
Từ thông tin trên, bức tường Berlin đã được xây dựng. Năm 1961, Paques trở thành chánh văn phòng Viện nghiên cứu quốc phòng quốc gia Pháp. Một năm sau, với đề xuất của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, Paques trở thành trợ lý cho tùy viên báo chí của khối NATO. Nhờ đó, ông có thể tiếp cận sâu rộng hơn về kế hoạch của các quốc gia trong NATO.
Tính ra trong suốt những năm cộng tác với tình báo Xôviết, Paques đã trao cho Moscow rất nhiều tài liệu bí mật như kế hoạch bảo vệ Tây Berlin, sơ đồ bố trí các radar của Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ, các bản tin mật của NATO về châu Phi và Cuba, các khái niệm về phòng thủ tập thể của các nước Tây Âu, kế hoạch phòng thủ của NATO dọc theo các đường biên châu Âu…
Bắt giữ
Tuy nhiên, phản gián Pháp vào thời điểm này cũng đã bắt đầu chiến dịch săn lùng nguồn tin bí mật của tình báo Xôviết trong giới lãnh đạo cao cấp của quốc gia. Nguyên nhân của chiến dịch trên bắt nguồn từ thông tin của Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) cho biết, đang có một điệp viên rất quan trọng của Moscow ẩn náu trong bộ máy của NATO.
Diep vien George Paques, cha do dau cua buc tuong Berlin-Hinh-3
 Anatoliy Golitsyn – kẻ phản bội đã khai báo Paques.
Đó là thông tin người Mỹ nhận được từ Anatoliy Golitsyn, một thiếu tá của Tổng cục I – KGB chạy tới Mỹ từ Phần Lan vào năm 1961. Trong các cuộc thẩm vấn tại CIA, kẻ đào tẩu này khẳng định, Moscow nhờ nguồn tin trên không chỉ nhận được nhiều tài liệu mật, mà còn có thể ra yêu cầu cụ thể để nhân vật trên khai thác. Vấn đề là tình báo Xôviết nhận được thông tin ngay chỉ sau vài ngày yêu cầu.
Người Mỹ đã phải sửng sốt thực sự vì trên thực tế, ngay yêu cầu chính thức từ các nước thành viên trong NATO cũng chỉ có thể nhận được thông tin phản hồi sau 1,5 đến 2 tuần. Khi được đề nghị nhớ lại cụ thể từng chi tiết về điệp viên trên, Golitsyn cho biết từng nghe có người lỡ miệng tiết lộ rằng, nguồn tin tại NATO từng có thời gian làm việc tại Bộ tổng tham mưu quân đội Pháp.
Dù mối quan hệ giữa Pháp và Mỹ vào thời điểm đó không được tốt đẹp cho lắm, nhưng phản gián Mỹ vẫn quyết định phải báo cho các đồng nghiệp Pháp cùng tham gia truy lùng. Chưa kể trụ sở của NATO khi đó đang đặt tại Paris.
George Paques ngay lập tức bị rơi vào tầm ngắm. Tuy nhiên, do ông có rất nhiều bạn bè là quan chức cao cấp, nên phản gián Pháp vào thời điểm đó phần nào đã bị bó buộc chân tay khá nhiều trong việc điều tra.
Đáng tiếc là Moscow khi đó không có một nguồn tin nào trong cơ quan phản gián Pháp, nên họ đã không thể cảnh báo trước cho Paques về chuyện này. Năm 1963, Paques bị bắt giữ vào đúng thời điểm vừa gặp gỡ với liên lạc viên trên chiếc xe buýt, vào đúng thời điểm tròn 2 năm sau khi bức tường Berlin được triển khai xây dựng.
Năm 1964, George Paques chính thức ra tòa với tội danh hoạt động gián điệp cho Liên Xô. “Tôi là một người yêu hòa bình – Paques phát biểu biện hộ cho mình ngay tại tòa án – Tôi không yêu Liên Xô, nhưng tin tưởng chắc chắn rằng, người Mỹ với những kế hoạch thô thiển của mình là những kẻ có thể châm ngòi những cuộc chiến nguy hiểm. Nói ngắn gọn, tôi quyết định cần phải cân bằng mọi lực lượng để tránh những nguy cơ xung đột quốc tế”.
Dù phải nhận bản án tù chung thân, nhưng Paques được trả tự do chỉ 6 năm sau đó. Theo một trong các giả thuyết, đây chính là một điều kiện của Moscow trước khi ký kết thỏa thuận hợp tác dài hạn về trao đổi thông tin trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân giữa Liên Xô và Pháp.
Còn theo một giả thuyết khác, Paques được trả tự do trước thời hạn là nhờ đích thân tác động của Tổng thống Georges Pompidou, người đã quen biết với ông ngay từ thời còn là sinh viên.
Được trả tự do vào năm 1970, Paques có vài lần đặt chân tới Liên Xô, tự mình học cả tiếng Nga. Năm 1989, ông trở thành nhân chứng cho sự phá hủy bức tường Berlin, vốn được coi là “con đẻ” từ những thông tin do mình cung cấp. Paques qua đời vào năm 1993 và được chôn cất tại Paris.

Cận cảnh công nghệ Nhật Bản biến sông Tô Lịch trở nên trong xanh

(Kiến Thức) - Sáng 16/5, tại Hà Nội, đã diễn ra buổi lễ khởi động Dự án tài trợ thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano -Bioreactor Nhật Bản.

Cận cảnh công nghệ Nhật Bản biến sông Tô Lịch trở nên trong xanh

Cây xăng Nhật Bản cúi chào khách thế nào sau gần 2 năm hoạt động?

(Kiến Thức) - Trạm xăng Idemitsu Q8 (Nhật Bản) tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Hà Nội) nổi tiếng bởi hình ảnh ông chủ và nhân viên cúi mình chào khách và thái độ phục vụ thân thiện. Sau gần 2 năm hoạt động, cây xăng này hiện giờ thế nào?

Cây xăng Nhật Bản cúi chào khách thế nào sau gần 2 năm hoạt động?

Thứ trưởng Bộ Tài chính vừa bị kỷ luật là người rất mực yêu chiều vợ

(Kiến Thức) - Ông Huỳnh Quang Hải - Thứ trưởng Bộ Tài chính vừa bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo được đánh giá là người có năng lực trong công việc và hết mực thương yêu vợ.

Thứ trưởng Bộ Tài chính vừa bị kỷ luật là người rất mực yêu chiều vợ
Thu truong Bo Tai chinh vua bi ky luat la nguoi rat muc yeu chieu vo

Tại kỳ họp thứ 36 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương ngày 3/6, cơ quan này quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo ông Huỳnh Quang Hải, Ủy viên ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tài chính.(Ảnh: Website Bộ Tài chính)

Thu truong Bo Tai chinh vua bi ky luat la nguoi rat muc yeu chieu vo-Hinh-2
 Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Huỳnh Quang Hải đã chấp hành không nghiêm nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng. Ông cũng vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống và các quy định của Đảng về những điều đảng viên không được làm, về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và Bộ Tài chính. Căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo với ông Huỳnh Quang Hải. (Ảnh Báo Chính phủ)
Thu truong Bo Tai chinh vua bi ky luat la nguoi rat muc yeu chieu vo-Hinh-3

Ông Huỳnh Quang Hải sinh năm 1961 được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Tài chính từ giữa năm 2015, được đánh giá là người có năng lực. Hiện ông phụ trách quản lý về thị trường chứng khoán, tài chính, bảo hiểm, tài chính doanh nghiệp, công tác tài chính nội ngành... (Ảnh: PLO)

Thu truong Bo Tai chinh vua bi ky luat la nguoi rat muc yeu chieu vo-Hinh-4
 Trong công việc, thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải được đánh giá là người có năng lực. Còn về góc độ gia đình, ông Hải được đánh giá là người tình cảm, hết mực yêu vợ. (Ảnh VTC)
Thu truong Bo Tai chinh vua bi ky luat la nguoi rat muc yeu chieu vo-Hinh-5

Ngày 17/11/2018, Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải tổ chức đám cưới với ca sĩ Đinh Hiền Anh tại Vinh (Nghệ An). Sau đó, bộ ảnh cưới của 2 người được nhiều tờ báo đăng tải trước sự ngưỡng mộ của nhiều người với đôi trai tài - gái sắc. (Ảnh báo Tổ quốc)

Thu truong Bo Tai chinh vua bi ky luat la nguoi rat muc yeu chieu vo-Hinh-6
 Kể về chuyện tình yêu của mình, Đinh Huyền Anh cho biết 5 năm trước, cô và ông Huỳnh Quang Hải đã tình cờ quen nhau khi cô đi làm công việc kinh doanh. Sau những lần gặp gỡ tiếp xúc, sự chân chất và tính cách hiền lành của ông xã đã chinh phục được Hiền Anh. (Ảnh báo Tổ quốc)
Thu truong Bo Tai chinh vua bi ky luat la nguoi rat muc yeu chieu vo-Hinh-7
Trong mắt Đinh Hiền Anh, ông xã còn là một người rất trẻ trung dù hơn cô 17 tuổi. Ông không ngần ngại thể hiện những hành động yêu thương cô ở chỗ đông người. "Anh ấy luôn xách túi cho vợ, thường vuốt tóc vợ", cô ca sĩ hạnh phúc tâm sự trên Tri thức trẻ. (Ảnh Dân Việt) 

Thu truong Bo Tai chinh vua bi ky luat la nguoi rat muc yeu chieu vo-Hinh-8

Theo lời của bà xã Thứ trưởng Bộ tài chính trên Tri thức trẻ, bản thân cô từng trải qua những thăng trầm của hôn nhân, từng bị phản bội và lừa dối thế nên không dễ dàng yêu và bước tiếp vào một cuộc hôn nhân khác. Đinh Hiền Anh thẳng thắn khẳng định mình quyết định kết hôn với Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải vì những phẩm chất tuyệt vời cô cảm nhận được từ ông, chứ không phải vì tiền bạc hay địa vị như nhiều người đồn đại. (Ảnh báo Tổ quốc)

Thu truong Bo Tai chinh vua bi ky luat la nguoi rat muc yeu chieu vo-Hinh-9
 Một số nhà báo đã hỏi tôi: Ông xã đã cho Hiền Anh những gì về kinh tế? Tôi có nói: Ông xã tôi cho tôi được một thứ duy nhất đó là về tinh thần, bởi anh cũng là người rất yêu nghệ thuật và hát rất hay. Còn về kinh tế, ông xã đến với tôi với hai bàn tay trắng, sự thật là như vậy. Nhiều lời đồn thổi nói rằng, tôi lấy anh vì địa vị. Nhưng mọi người hãy nhìn đi, nếu vì tất cả những điều đó thì phải là thời kỳ anh còn trẻ, trước đó rất lâu rồi chứ", cô tâm sự trên Dân Việt. (Ảnh báo Tổ quốc)
Thu truong Bo Tai chinh vua bi ky luat la nguoi rat muc yeu chieu vo-Hinh-10
 Bộ ảnh cưới lãng mạn của ca sỹ Hiền Anh và thứ trưởng Huỳnh Quang Hải từng kiến cộng đồng mạng ghen tỵ vì độ lãng mạn. (Ảnh báo Tổ quốc)
Thu truong Bo Tai chinh vua bi ky luat la nguoi rat muc yeu chieu vo-Hinh-11
Nhiều lần trả lời trên báo, ca sỹ Hiền Anh khẳng định cô và chồng đến với nhau bằng tình yêu. Ảnh Tổ quốc.
Thu truong Bo Tai chinh vua bi ky luat la nguoi rat muc yeu chieu vo-Hinh-12
Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải thường xuyên xuất hiện tại các sự kiện cùng vợ. (Ảnh VNE) 
Thu truong Bo Tai chinh vua bi ky luat la nguoi rat muc yeu chieu vo-Hinh-13

Ca sĩ Đinh Hiền Anh và chồng Thứ trưởng chụp ảnh trước cổng Khải Hoàn Môn ở Paris (Pháp). (Ảnh VTC)

 
Thu truong Bo Tai chinh vua bi ky luat la nguoi rat muc yeu chieu vo-Hinh-14

Khoảnh khắc đời thường tình cảm của vợ chồng ca sĩ Đinh Hiền Anh và thứ trưởng Huỳnh Quang Hải. (Ảnh VTC)

 
Thu truong Bo Tai chinh vua bi ky luat la nguoi rat muc yeu chieu vo-Hinh-15
 Ảnh VTC Now.
Thu truong Bo Tai chinh vua bi ky luat la nguoi rat muc yeu chieu vo-Hinh-16
 Đầu năm 2019, ca sỹ Đinh Hiền Anh vợ thứ trưởng Huỳnh Quang Hải nhận giải "Bông hồng quyền lực 2019".

Thu truong Bo Tai chinh vua bi ky luat la nguoi rat muc yeu chieu vo-Hinh-17

Sau khi công khai đám cưới, ca sĩ Đinh Hiền Anh nhận phải nhiều ý kiến trái chiều. Có người cho rằng, cô lợi dụng việc này để PR cho các sản phẩm âm nhạc cá nhân. Tuy nhiên, nữ ca sĩ cho biết: "Tôi chưa hề có định đánh bóng tên tuổi. Dòng nhạc tôi đang theo đuổi kén người nghe và có số lượng nhất định. Sản phẩm âm nhạc mới nhất của tôi được công bố vào tháng 8 vừa qua. Nếu muốn quảng bá cho sản phẩm này, tôi phải nói về đám cưới trước đó chứ đâu phải thời điểm này? Còn sản phẩm âm nhạc sắp tới của tôi thì cũng phải sang đầu năm 2019 mới ra mắt. Vì thế, nói tôi dùng đám cưới để quảng bá cho sản phẩm âm nhạc của tôi là không phải". (Ảnh VTC)

 
Thu truong Bo Tai chinh vua bi ky luat la nguoi rat muc yeu chieu vo-Hinh-18

Trao đổi về việc thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải bị kỷ luật. Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết Ban cán sự đảng Bộ Tài chính đã họp xong quy trình 2 bước trước khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét kỷ luật. Về hình thức kỷ luật hành chính tương ứng sau khi ông Hải bị kỷ luật đảng cảnh cáo, ông Dũng cho biết "còn phải xem xét". (Ảnh Thời báo tài chính VN)

Thu truong Bo Tai chinh vua bi ky luat la nguoi rat muc yeu chieu vo-Hinh-19
 Theo Quy định xử lý đảng viên vi phạm của Ban Chấp hành Trung ương (Quy định 102-QĐ/TW), hình thức kỷ luật đối với đảng viên chính thức gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ. Kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử lý của pháp luật. Đảng viên bị thi hành kỷ luật về đảng thì cấp ủy quản lý đảng viên đó phải kịp thời chỉ đạo hoặc đề nghị ngay các tổ chức Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội có thẩm quyền, trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về đảng, phải xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể (nếu có) theo quy định của cơ quan Nhà nước và điều lệ của đoàn thể.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.