Điện mặt trời Lộc Ninh 1-4: “Sở hữu” TĐ Hưng Hải hay đại gia Thái Lan?

(Kiến Thức) - Thông tin Tập đoàn Super Energy (Thái Lan) thông qua mua cổ phần của các Công ty trung gian thâu tóm các dự án điện mặt trời ở Bình Phước (Lộc Ninh 1, 2, 3, 4) đang gây xôn xao dư luận.

Theo một số cơ quan truyền thông, việc thâu tóm các dự án điện mặt trời tại Bình Phước được Tập đoàn Super Energy triển khai theo hình thức tham gia góp vốn với tỷ lệ 49% tại doanh nghiệp trung gian là Công ty cổ phần SSE Việt Nam 1 (SSEVN1). Tiếp đó, Công ty mua lại 51% cổ phần còn lại từ 2 cá nhân là ông Tạ Xuân Thắng và bà Châu Mộng Như với số tiền tối đa 17,8 triệu USD để nắm giữ 100% vốn tại SSEVN1.
Super Energy còn mua 100% cổ phần tại Công ty cổ phần SSELN2, Công ty cổ phần SSEBP3 để sở hữu 100% vốn tại dự án Lộc Ninh 2 và Lộc Ninh 3; mua 100% cổ phần trong pháp nhân New Hold Co 4 (vốn 50 tỷ đồng), qua đó sở hữu 80% dự án Lộc Ninh 4.

Tổng giá trị thương vụ thâu tóm các dự án điện mặt trời của Tập đoàn Super Energy là 456,7 triệu USD, trong đó, khoản chi phí để mua lại cổ phần là 76,05 triệu USD.

Dien mat troi Loc Ninh 1-4: “So huu” TD Hung Hai hay dai gia Thai Lan?
Ảnh minh họa. 
Trước thông tin nêu trên, đầu tháng 6 vừa qua, Văn phòng Chính phủ ngay sau đó đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi các Bộ ngành liên quan.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý phù hợp đảm bảo an ninh quốc gia và an ninh năng lượng.
"Giới đầu tư điện mặt trời trong nước đặt câu hỏi, nếu không đủ năng lực triển khai dự án vì sao không chuyển nhượng trong nước mà bán cho nước ngoài", văn bản nêu.
Đáng chú ý, tại một công văn gửi báo chí, Công ty cổ phần Năng lượng Lộc Ninh khẳng định, SSEVN1, SSELN2, SSEBP3 không liên quan đến các dự án Lộc Ninh 1,2,3,4. Việc Tập đoàn Super Energy mua cổ phần các Công ty này không liên quan đến các dự án năng lượng mặt trời này.
Việc Super Energy công bố thông tin mua cổ phần của Các công ty SSEVN1, SSELN2, SSEBP3 để sở hữu 100% vốn của các nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 1,2,3,4 là không có cơ sở. Công ty cổ phần Năng lượng Lộc Ninh đã có văn bản chính thức yêu cầu Super Energy điều chỉnh lại các thông tin đã công bố trên báo nước ngoài để đảm bảo chính xác và minh bạch.
Ngoài ra, công văn này còn cho biết, đối với các hoạt động của Tập đoàn Hưng Hải (cổ đông của Công ty cổ phần Năng lượng Lộc Ninh), trong nhiều năm, Tập đoàn Hưng Hải luôn nỗ lực để thực hiện triển khai các dự án với tiến độ và chất lượng đảm bảo.
Bên cạnh đó, báo Tiền Phong dẫn thông tin từ UBND tỉnh Bình Phước rằng, Tập đoàn Hưng Hải đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng phát triển điện mặt trời trên địa bàn tỉnh. Nguồn vốn trên được chia làm 3 giai đoạn với tổng công suất thiết kế khoảng 800 MWp.
Giai đoạn 1 sẽ xây dựng công suất 200 MWp với vốn đầu tư 4.946 tỷ đồng. Hai giai đoạn tiếp theo có vốn đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng. Chủ trương này đã được UBND tỉnh thông qua và được Bộ Công Thương, Chính phủ phê duyệt cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất 4.000 ha tại huyện Lộc Ninh để làm điện mặt trời.
Được biết, trước đó, Tập đoàn Super Energy đã sở hữu 6 dự án điện mặt trời tại Việt Nam. Tính đến tháng 3/2020, chỉ riêng 6 dự án này đã có tổng công suất lên tới 286,72 MW, bằng một nửa tổng công suất của 100 dự án điện mặt trời tại Thái Lan mà Tập đoàn Super Energy đang sở hữu gộp lại.

Đại gia chi 5.000 tỷ làm dự án điện mặt trời lớn nhất Việt Nam

Chủ đầu tư dự án điện mặt trời trị giá 5.000 tỷ đồng mới khởi công tại Ninh Thuận còn là ông chủ dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TP.HCM, người từng làm văn bản đòi chính quyền Đà Nẵng hơn 2.000 tỷ đồng…

Ông chủ tập đoàn Trung Nam là ai?

Cháy tuabin điện gió 70 tỷ: Việt Nam có bao nhiều nhà máy điện gió

(Kiến Thức) -  Tính đến cuối tháng 6/2019, cả nước có 89 nhà máy điện gió và điện mặt trời, với tổng công suất đặt 4.543,8MW, chiếm 8,3% tổng công suất của hệ thống điện quốc gia.

Thông tin turbin trên một trụ điện gió của Nhà máy Phong điện Bình Thạnh (huyện Tuy Phong, Bình Thuận) do Công ty CP tái tạo năng lượng Việt Nam (REVN) làm chủ đầu tư vừa bị chập điện cháy đang gây xôn xao dư luận.
Được biết, Nhà máy điện Bình Thạnh đã được vận hành 10 năm, tuabin lắp ráp theo công nghệ của Đức, giá của mỗi tuabin khoảng 70 tỷ đồng. Mỗi cột điện gió cao từ 90 - 95m, công suất 1,5 MW/cột. Tổng trọng lượng tuabin là 89,4 tấn, cột tháp là 165 tấn.
Chay tuabin dien gio 70 ty: Viet Nam co bao nhieu nha may dien gio
Hiện trường sự việc turbin trên một trụ điện gió của Nhà máy Phong điện Bình Thạnh bị cháy. 
Tính đến cuối tháng 6/2019, cả nước có 89 nhà máy điện gió và điện mặt trời, với tổng công suất đặt 4.543,8MW, chiếm 8,3% tổng công suất của hệ thống điện quốc gia. Trong đó, có 9 nhà máy/trang trại điện gió đang vận hành với tổng công suất 304,6 MW, trong đó lớn nhất là trang trại điện gió Bạc Liêu với gần 100 MW, nhỏ nhất là nhà máy điện gió Phú Quý 6 MW nối lưới độc lập (không nối lưới điện quốc gia) trên đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận), còn lại là 7 nhà máy điện gió quy mô công suất nhỏ dưới 50 MW.
Chay tuabin dien gio 70 ty: Viet Nam co bao nhieu nha may dien gio-Hinh-2
 Việt Nam là quốc gia có tiềm năng về điện gió lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Chay tuabin dien gio 70 ty: Viet Nam co bao nhieu nha may dien gio-Hinh-3
 Các nhà máy/trang trại điện gió đang vận hành tại Việt Nam.
Báo cáo mới đây của Hiệp hội Điện gió toàn cầu cho thấy, Việt Nam là một trong những quốc gia tiềm năng nhất trong khu vực Đông Nam Á về cả gió trên bờ và trên biển. Đường bờ biển dài 3.200 km giúp Việt Nam có được nguồn tài nguyên gió tốt nhất, nổi bật là từ Ninh Thuận trở vào khu vực phía Nam. Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất trong khu vực đã phát triển điện gió trên biển với 99 MW đã được lắp đặt.
Tuy nhiên, theo dự báo của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam - EVN, nếu tốc độ tăng trưởng GDP trung bình tiếp tục được duy trì hàng năm là 7% nhu cầu điện của Việt Nam vào khoảng 200.000GWh năm 2020 và tăng đến 327.000GWh năm 2030. Nếu phát triển tối đa các nguồn điện truyền thống thì lượng điện của Việt Nam chỉ đáp ứng khoảng 165.000GWh vào năm 2020 và 208.000GWh vào năm 2030.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.