Diễn biến COVID-19 tới 6h sáng 12/5: Nga vượt Italy về số ca bệnh

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 72.044 trường hợp mắc COVID-19 và 3.129 ca tử vong. Trong khi xu hướng hạ nhiệt diễn ra ở nhiều nơi trên khắp thế giới thì đại dịch còn diễn biến đáng lo ngại ở Mỹ, Nga và các nước khu vực Mỹ Latinh.

Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 12/5 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 4.246.795 ca, trong đó có 286.740 người thiệt mạng.
Dịch bệnh đến nay xuất hiện và lây lan ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 1.522.034 bệnh nhân COVID-19 được điều trị khỏi, số ca nguy kịch là 46.956 trong tổng số 2.438.021 ca đang điều trị tích cực.
Xu thế dịch "hạ nhiệt" tiếp tục diễn ra ở hầu hết các nước trên thế giới, xét cả về số ca tử vong và ca dương tính mới với virus SARS-CoV-2. Trong vòng 24 giờ tính tới sáng 12/5 theo giờ Việt Nam, chỉ còn 2 quốc gia ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới ở mức trên 10.000 là Mỹ và Nga, trong khi có 4 quốc gia ghi nhận số ca tử vong ở mức trên 200 người/ngày, gồm: Mỹ (765), Pháp (263), Brazil (220) và Anh (210).
Mỹ: Bang New York từng bước mở cửa trở lại nền kinh tế
Thống đốc bang New Yok (Mỹ) Andrew Cuomo ngày 11/5 tuyên bố cho phép 3 khu vực nông thôn phía Bắc của bang mở cửa hoạt động lại vào cuối tuần này. Tuy nhiên, trước mắt sẽ chỉ có ngành xây dựng, sản xuất và bán lẻ được phép hoạt động. Đây là bước tiến cụ thể đầu tiên của giới chức bang New York trên con đường tìm kiếm một lộ trình mở cửa lại các hoạt động kinh tế một cách thận trọng và an toàn.
Dien bien COVID-19 toi 6h sang 12/5: Nga vuot Italy ve so ca benh
3 khu vực tại bang New York sẽ bắt đầu Giai đoạn 1 mở cửa lại kể từ ngày 15/5. Ảnh: AP
Với việc mở cửa một phần các hoạt động kinh tế như vậy, New York cho thấy đã bắt đầu nới lỏng biện pháp phong tỏa toàn bộ mà tiểu bang đã phải áp dụng triệt để trong 10 tuần qua, kể từ khi phát hiện ca dương tính với virus SARS-CoV2 đầu tiên. Trước đó, Thống đốc Cuomo đã đưa ra 7 tiêu chí mà các khu vực của bang New York muốn mở cửa hoạt động lại phải đáp ứng được về số người nhập viện giảm, số ca tử vong giảm, điều kiện cụ thể về giường bệnh, xét nghiệm cũng như công tác truy xuất tiếp xúc. Tính đến nay bang New York đã ghi nhận 26.000 ca tử vong vì COVID-19. Ngày 11/5, bang này ghi nhận số ca tử vong vì COVI-19 trong 24 giờ qua thấp nhất từ trước tới nay, 161 ca. Đây cũng là lần đầu tiên số ca tử vong mới thấp hơn con số 200 kể từ khi dịch bùng phát tại đây.
Ngày 11/5, Mỹ tiếp tục đứng đầu thế giới về cả số ca bệnh COVID-19, với 1.384.033 ca (tăng 16.395 ca trong 24 giờ qua) lẫn số ca tử vong, 81.703 ca (tăng 916 ca).
Trong khi đó, Phó Tổng thống Mike Pence tiếp tục có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong lúc ông vẫn đang cách ly bản thân với những người khác sau khi một nhân viên văn phòng Phó Tổng thống được xác nhận mắc bệnh.
Pháp để ngỏ khả năng tái áp đặt lệnh phong tỏa
Pháp có thể đảo ngược việc nới lỏng lệnh phong tỏa toàn quốc nếu dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có xu hướng gia tăng trở lại. Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran đã đưa ra cảnh báo này ngày 11/5 trong bối cảnh nước này bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa sau gần 2 tháng nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Bộ trưởng Veran nêu rõ nếu tốc độ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 tăng mạnh trở lại, Chính phủ Pháp sẽ "một lần nữa triển khai các biện pháp phong tỏa". Bình luận về việc phát hiện những ổ dịch mới trên đất nước, ông cho biết: "Tôi không lấy làm ngạc nhiên. Điều này cho thấy chúng ta vẫn đang phải sống chung với virus. Chúng ta càng cảnh giác thì số ổ dịch mới sẽ càng ít."
Với số ca tử vong do mắc COVID-19 cao thứ năm thế giới, Pháp đã áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc từ ngày 17/3 và bắt đầu các giải pháp từng bước nới lỏng hạn chế từ ngày 11/5. Tuy nhiên, giới chức y tế Pháp yêu cầu người dân hết sức thận trọng trong giai đoạn "chung sống cùng dịch bệnh", nhấn mạnh điều này có ý nghĩa quyết định đối với khả năng khống chế hẳn dịch COVID-19. Nguy cơ tái bùng phát dịch vẫn còn rất lớn khi Cơ quan Y tế vùng Nouvelle-Aquitaine ở phía Tây Nam nước Pháp, một vùng được xếp vào nhóm ít nguy cơ, vừa xác nhận hai ổ dịch mới.
Pháp hiện ghi nhận 177.423 ca COVID-19, bao gồm 26.643 ca tử vong.
Anh công bố kế hoạch hồi phục 3 bước
Chính phủ Anh ngày 11/5 đã công bố một kế hoạch hồi phục gồm 3 bước sau dịch COVID-19, bao gồm: Giai đoạn 1: Bắt đầu từ ngày 14/5, người dân sẽ được phép rời nhà để tập thể dục hoặc giải trí với các thành viên gia đình, một cá nhân có thể gặp gỡ một người khác bên ngoài nhà mình. Người dân ở xứ England có thể lái xe tới các địa điểm ngoài trời bất kể khoảng cách. Công dân không thể làm ở nhà có thể đi làm, nhưng tốt nhất là không đi bằng phương tiện công cộng; Giai đoạn 2: Từ ngày 1/6, Anh sẽ cho phép các hoạt động kinh doanh bán lẻ không thiết yếu mở cửa trở lại nếu như tuân thủ các hướng dẫn giãn cách xã hội. Một số trường học nên chuẩn bị để mở cửa từ ngày 1/6; Giai đoạn 3: Tuỳ thuộc vào việc nới lỏng giới hạn ban đầu ảnh hưởng tới tỉ lệ lây nhiễm ra sao, chính phủ Anh có thể cho phép thêm các doanh nghiệp mở cửa trong tháng 7, nhưng không sớm hơn 4/7.
Đến 6 giờ sáng 12/5 (giờ VN) Anh ghi nhận 223.060 ca COVID-19, trong đó có 32.065 ca tử vong.
Tây Ban Nha ghi nhận số ca tử vong thấp nhất trong hơn 7 tuần
Ngày 11/5, Tây Ban Nha ghi nhận 123 ca tử vong do COVID-19, con số thấp nhất kể từ ngày 19/3, theo Bộ Y tế Tây Ban Nha. Tỉ lệ tử vong là 0,7%, cũng là tỉ lệ tử vong theo ngày thấp nhất trong vòng 7 tuần. Như vậy số ca tử vong cho đến nay là 26.744 trường hợp.
Dien bien COVID-19 toi 6h sang 12/5: Nga vuot Italy ve so ca benh-Hinh-2
Người dân gặp gỡ tại một quán rượu ở Seville, Tây Ban Nha ngày 11/5/2020. Ảnh: Getty Images
Cùng ngày, Bộ trưởng Kinh tế Tây Ban Nha Nadia Clavino cho biết nước này ủng hộ một phản ứng chung của châu Âu hỗ trợ ngành hàng không vốn chịu thiệt hại nặng nề do các biện pháp hạn chế đi lại nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Bà Clavino nhấn mạnh tất cả những hãng hàng không lớn "không chỉ mang 1 quốc tịch" mà là "các hãng vận chuyển châu Âu". Vì vậy, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) cần đảm bảo một "sân chơi công bằng" cho các hãng hàng không, và các quốc gia giàu có không nên cung cấp thêm hỗ trợ cho các hãng hàng không quốc gia, có thể làm phương hại tới hãng hàng không của các nước khác.
Cho tới nay, các nước châu Âu đều triển khai kế hoạch hỗ trợ khác nhau dành cho các hãng hàng không. Trong khi liên minh Air France-KLM của Pháp nhận được 7 tỷ euro (7,6 tỷ USD) từ Chính phủ Pháp và 2,4 tỷ euro (2,6 tỷ USD) từ Chính phủ Hà Lan, tập đoàn hàng không quốc tế International Consolidated Airlines (IAG), công ty chủ quản hãng hàng không British Airways (Anh) và Iberia (Tây Ban Nha), chỉ được đảm bảo khoản vay 1 tỷ euro (1,08 tỷ USD) từ Tây Ban Nha.
Nga đứng thứ tư thế giới về số ca COVID-19
Với số ca nhiễm virus mới là 11.656 ca trong 24 giờ qua, Nga đã vượt qua Italy, trở thành nước đứng thứ tư trên thế giới, sau Mỹ, Tây Ban Nha và Anh về số ca mắc bệnh COVID-19. Ngày 11/5 cũng chứng kiến số ca mắc COVID-19 theo ngày cao nhất tại Nga và nâng tổng số người mắc COVID-19 tại nước này lên 221.344 ca, trong đó 2.009 ca tử vong, tính đến 6 giờ sáng 12/5 (giờ Việt Nam). Hơn một nửa trong số ca nhiễm và tử vong đều tập trung tại thủ đô Moskva, với 6.169 ca mắc mới và tổng số ca nhiễm là 115.909.
Trong thông điệp gửi tới người dân Nga chiều 11/5, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố ngày 12/5 sẽ kết thúc giai đoạn nghỉ làm vẫn hưởng lương do đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, các quy định cách ly sẽ tiếp tục đối với những người trên 65 tuổi. Ông Putin cho rằng việc bãi bỏ các quy định cách ly sẽ không nhanh chóng và cần diễn ra từng bước. Tổng thống Nga lưu ý rằng các biện pháp đã thực hiện để chống COVID-19 đã giúp cứu sống hàng nghìn người Nga. Theo ông, số xét nghiệm phát hiện virus SARS-CoV-2 tại Nga vào giữa tháng 5 sẽ tăng gần gấp đôi, lên tới 300.000 xét nghiệm mỗi ngày. Tuy nhiên, mối nguy hiểm tiềm tàng là vẫn chưa xác định hết các hợp nhiễm bệnh và “cần xác định một cách hiệu quả hơn các dạng virus ẩn”.
Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh đến việc khôi phục nền kinh tế và yêu cầu chính phủ đệ trình kế hoạch hành động toàn quốc để phục hồi kinh tế trước ngày 1/6. Tổng thống cũng chỉ thị cho Bộ Y tế cùng với Cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe con người Rospotrebnadzor điều chỉnh các biện pháp chống lây nhiễm virus, nộp báo cáo trước ngày 15/5.
Nhiều nước châu Âu hoạt động kinh tế trở lại bình thường
Ngày 11/5, Chính phủ Áo công bố gói hỗ trợ 500 triệu euro (541 triệu USD) cho ngành kinh doanh ăn uống nhằm thúc đẩy tiêu dùng và giảm bớt gánh nặng nợ nần của các chủ nhà hàng và quán rượu.
Thủ tướng Áo Sebastian Kurz cho biết các cơ sở kinh doanh ăn uống có thể mở cửa trở lại vào ngày 15/5.
Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Bulgaria Kiril Ananiev thông báo cho phép mở cửa lại các cơ sở văn hóa và tổ chức các sự kiện văn hóa ngoài trời. Theo đó, các bảo tàng trong nhà hoặc ngoài trời, thư viện và phòng trưng bày sẽ được phép mở cửa, song phải tuân thủ giãn cách xã hội và các biện pháp phòng chống dịch COVID-19. Các buổi hòa nhạc và các sự kiện văn hóa khác ở sân khấu ngoài trời cũng được phép tổ chức song với lượng khán giả chỉ được phép chiếm tới 30% sức chứa tối đa và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch. Rạp chiếu phim cũng được phép mở cửa với số khán giả chiếm tới 30% sức chứa của rạp.
Còn tại Gruzia, Chính phủ nước này đã dỡ bỏ phần lớn các hạn chế đối với hoạt động kinh tế được áp đặt nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Cụ thể, hoạt động sản suất và thương mại được phép nối lại, ngoại trừ các trung tâm mua sắm lớn và các nhà bán lẻ quần áo. Thủ đô Tbilisi của Gruzia cũng dỡ bỏ lệnh cấm các phương tiện ra vào thành phố này vốn được áp đặt kể từ giữa tháng 4 vừa qua. Chính phủ Gruzia cho biết nước này sẽ mở cửa cho du khách nước ngoài từ ngày 1/7 trong khi du lịch nội địa sẽ được nối lại hoạt động vào giữa tháng 6. Tuy nhiên, các nhà hàng, quán cà phê và các cơ sở giáo dục vẫn đóng cửa vào thời điểm này, hoạt động giao thông công cộng vẫn chưa được nối lại.
Mỹ Latinh chưa lên đến đỉnh dịch
Số ca nhiễm và tử vong do bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở các quốc gia Mỹ Latinh tiếp tục gia tăng trong ngày 11/5, cho thấy khu vực này vẫn chưa đạt đỉnh dịch.
Brazil tiếp tục là tâm dịch ở khu vực Mỹ Latinh. Theo trang worldometers, đến 6 giờ sáng 12/5 (theo giờ VN), nước này ghi nhận thêm 220 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong lên 11.343 người trong tổng số 166.162 ca nhiễm, tỷ lệ tử vong hiện ở mức 6,8%.
Trong khi đó, Bộ Y tế Peru thông báo đến nay nước này phát hiện 68.822 ca nhiễm, trong đó có 1.961 ca tử vong. Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, lệnh phong tỏa và giới nghiêm toàn quốc ở Peru được áp đặt đến hết ngày 24/5 tới.
Tại Chile, giới chức y tế nước này xác nhận thêm 1.197 ca nhiễm và 11 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 30.063 người và số ca tử vong lên 323 người.
Chính phủ Chile trước đó có kế hoạch cấp “hộ chiếu sức khỏe” cho những người được xác định đã bình phục sau khi mắc COVID-19, cho phép họ trở lại làm việc ngay lập tức. Tuy nhiên, phát biểu họp báo, Bộ trưởng Y tế Chile Jaime Manalich cho biết đã quyết định hoãn kế hoạch này. Chính phủ Chile dự đoán dịch COVID-19 sẽ đạt đỉnh trong tháng này, do đó đã kéo dài các biện pháp phong tỏa thêm ít nhất 1 tuần tại nhiều khu vực xung quanh thủ đô Santiago, nơi ghi nhận 70% số ca nhiễm trên cả nước.
Tại Ecuador, số ca nhiễm trong 24 giờ qua đã tăng lên 2.127 ca, so với mức tăng 1.717 ca của một ngày trước đó, nâng tổng số ca nhiễm lên thành 29.559 người. Nhà chức trách CH Dominicana cũng xác nhận đến nay có tổng cộng 10.634 ca nhiễm và 393 ca tử vong. Độ tuổi trung bình của các ca nhiễm là 41 tuổi, trong khi độ tuổi tử vong trung bình là 64 tuổi.
Tại Colombia, hãng hàng không lâu đời số 2 thế giới là Avianca của Colombia thông báo đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản do "những ảnh hưởng không thể dự báo trước của đại dịch COVID-19". Theo thông báo, Avianca trực tiếp thuê 21.000 nhân viên trên khắp Mỹ Latinh. Gần 90% số quốc gia nơi hãng duy trì hoạt động được đặt dưới lệnh phong toả hoàn toàn hoặc một phần.
Tại châu Á, Hàn Quốc bắt đầu chi trả tiền hỗ trợ khẩn cấp cho người dân
Ngày 11/5, Chính phủ Hàn Quốc đã bắt đầu chi trả tiền hỗ trợ khẩn cấp cho người dân để khắc phục hậu quả do dịch COVID-19 gây ra. Để nhận tiền hỗ trợ bằng thẻ tín dụng hay thẻ tiền mặt, trước tiên người dân phải đăng ký bằng ứng dụng trên điện thoại thông minh hoặc trang web của 9 công ty phát hành thẻ hỗ trợ đăng ký nhận tiền là Kookmin, Nonghyup, Lotte, BC, Samsung, Shinhan, Woori, Hana, và Hyundai. Tiếp đó, chủ các hộ gia đình phải đăng ký nhận hỗ trợ khẩn cấp. Tiền hỗ trợ sẽ được chuyển tới chủ thẻ hai ngày sau khi đăng ký. Đáng chú ý, thời hạn sử dụng tiền trợ cấp là tới ngày 31/8, sau ngày này số tiền chưa được sử dụng sẽ tự động mất đi. Tuy nhiên, Chính phủ Hàn Quốc cũng giới hạn hình thức sử dụng tiền hỗ trợ khẩn cấp. Cụ thể, số tiền này không thể dùng để thanh toán trực tuyến hay mua sắm ở các trung tâm thương mại, siêu thị lớn, cửa hàng điện tử quy mô lớn, cũng như ở các quán rượu, trung tâm giải trí, chi phí dịch vụ công cộng, tiền bảo hiểm, phiếu mua hàng, vàng, bạc, phí giao thông, phí viễn thông.
Cùng ngày, chính quyền thủ đô Seoul cũng công bố các quy tắc phòng dịch COVID-19 mới. Theo đó, kể từ ngày 13/5, người dân thủ đô bắt buộc phải đeo khẩu trang khi sử dụng tàu điện ngầm trong giờ cao điểm.
Trung Quốc có thêm 5 ca lây nhiễm ở Vũ Hán
Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ngày 11/5 cho biết thành phố Vũ Hán - thủ phủ tỉnh này và vốn là tâm dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở Trung Quốc - đã ghi nhận thêm 5 ca nhiễm mới trong tổng số 17 ca nhiễm mới công bố ngày 11/5. Trước đó, ngày 10/5, giới chức Hồ Bắc xác nhận 1 ca nhiễm mới tại Vũ Hán, ca đầu tiên tại đây trong hơn 1 tháng qua.
Tại Đông Nam Á, dù tình hình có chiều hướng tốt lên song Singapore, Phillipines, Indonesia... vẫn nghi nhận thêm nhiều ca nhiễm mới
Trong 24h qua, tại Đông Nam Á đã có thêm 1.087 ca nhiễm mới và 26 trường hợp tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong của khu vực lên 59.748 và 1.909.
Tại Philippines, Bộ Y tế nước này cho biết thêm 292 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc lên thành 11.086 người. Quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận thêm 7 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong lên thành 726 người. Trong khi đó, bộ trên thông báo thêm 75 bệnh nhân bình phục và xuất viện, nâng tổng số ca xuất viện tại Philippines lên thành 1.999 người.
Tại Malaysia, Bộ Y tế nước này cho biết nước này xác nhận thêm 70 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc lên 6.726 ca. Số ca tử vong tại Malaysia tăng thêm 1 người lên 109 người. Trong khi đó, thêm 88 ca bình phục và xuất viện, nâng tổng số ca được chữa khỏi bệnh lên 5.113 ca, chiếm 76% tổng số ca mắc.
Bộ Y tế Singapore cũng thông báo nước này ghi nhận thêm 486 ca mắc, nâng tổng số ca mắc ở "đảo quốc sư tử" lên thành 23.822 người. Số ca mắc trong ngày ở mức thấp nhất trong một tuần, chủ yếu là do quy trình xét nghiệm chậm lại khi một trong những phòng thí nghiệm của Singapore đang kiểm tra thiết bị sau khi phát hiện 33 ca dương tính giả.
Thái Lan thông báo đã phát hiện thêm 6 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số các bệnh nhân COVID-19 lên 3.015 người. Tất cả các ca nhiễm mới đều ở các tỉnh miền Nam Thái Lan, trong đó có 4 trường hợp trên đảo du lịch Phuket đã được nhà chức trách tỉnh này thông báo từ 10/5 nhưng chưa thống kê trong bảng tổng của cả nước. Không có thêm trường hợp tử vong nào do COVID-19 được ghi nhận ở Thái Lan trong ngày 11/5. Cho đến nay, Thái Lan đã điều trị thành công cho 2.796 bệnh nhân COVID-19, nhưng cũng có 56 người tử vong vì căn bệnh này.

Video: Hình ảnh trong bệnh viện tuyến đầu Italia quá tải đến mức "vỡ trận"

(Kiến Thức) - Bệnh viện lớn nhất của thành phố Bergamo (khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19 tại Italia) gần như "vỡ trận" khi số lượng ca dương tính Covid-19 tăng theo từng giờ.

Bệnh viện lớn nhất của thành phố Bergamo - tâm dịch của Italia gần như vỡ trận vì số ca dương tính tăng quá nhanh - Nguồn: CGTN

Bác sĩ gây mê Lorenzo Grazioli làm việc tại bệnh viện lớn nhất của thành phố Bergamo chia sẻ: “Tôi chưa từng đối diện với nhiều áp lực thế này trong cuộc đời mình. Tôi là một bác sĩ gây mê nên thường xuyên đối mặt với những tình huống hiểm nghèo, những quyết định đầy căng thẳng và cả những bệnh nhân nguy kịch không được điều trị nhưng tôi có thể thay đổi kết cục của họ. Tuy nhiên ở thời điểm này, tôi nhận ra rằng khả năng của mình là có giới hạn. Thậm chí, dù ở đây chúng tôi có đến 100 bác sĩ gây mê và đều đang làm hết sức mình nhưng cũng có thể sẽ là không đủ”.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 4/5: Hơn 3.561.000 ca bệnh, đại dịch "hạ nhiệt" tại nhiều nước

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 80.516 trường hợp nhiễm COVID-19 và 3.421 ca tử vong. Tổng số ca mắc bệnh COVID-19 trên toàn cầu tăng lên trên 3.561.000 người. Nhìn chung, đại dịch đang tiếp tục xu thế hạ nhiệt trên thế giới và nhiều nước bắt đầu nới lỏng các biện pháp phòng dịch.

COVID-19 toi 6 gio sang 4/5: Hon 3.561.000 ca benh, dai dich
Hành khách đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại sân bay Heathrow ở London, Anh ngày 1/5/2020. Ảnh: THX/ TTXVN
Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 4/5 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 3.561.887, trong đó có 248.084 người đã thiệt mạng.

Thế giới thay đổi thế nào để thích nghi “sống chung” với COVID-19?

(Kiến Thức) - Người dân trên thế giới đang cố gắng thích nghi "sống chung" với COVID-9 trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp và chứa có vắc xin hay thuốc đặc trị căn bệnh này.

The gioi thay doi the nao de thich nghi “song chung” voi COVID-19?
Khi dịch bệnh COVID-19 có chiều hướng "hạ nhiệt", nhiều quốc gia trên thế giới quyết định nới phong tỏa. Hãng thông tấn Reuters mới đây đăng tải loạt ảnh cho thấy người dân trên thế giới vẫn tuân thủ quy định về phòng, chống COVID-19 như đeo khẩu trang và giãn cách xã hội,... để đảm bảo an toàn khi "chung sống" với dịch bệnh này. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.