Điểm trung chuyển “khủng” ở Thủ Đức, TP HCM bớt lo thiếu rau củ quả

Trung tâm trung chuyển này sẽ hoạt động từ 17 giờ hôm trước đến 4 giờ sáng hôm sau, dự kiến sẽ "sang xe" 1.500-2.000 tấn rau củ quả mỗi đêm, phục vụ người dân TP HCM trong thời gian giãn cách xã hội.

Gần 21 giờ tối 11/7, chuyến xe tải đầu tiên chở nông sản từ tỉnh Lâm Đồng đã vào đúng vị trí tại trung tâm trung chuyển hàng hóa ở bãi xe container chợ đầu mối Thủ Đức (TP Thủ Đức). Liền sau đó, hàng hoá được bốc dỡ sang xe tải nhỏ để đưa đi phân phối.
Dự kiến trong đêm 11 rạng sáng 12/7, sẽ có nhiều chuyến xe như vậy được thực hiện.
Khu vực bãi xe container rộng gần 10.000 m2 phía sau chợ đầu mối Thủ Đức được chia làm 18 ô riêng cho 18 thương nhân lớn làm điểm trung chuyển hàng hoá từ các tỉnh về cung cấp cho thị trường TP HCM. Trong đêm đầu tiên mở cửa, có 6 thương nhân dự kiến chuyển khoảng 250 tấn hàng về tiêu thụ.
Hàng hoá từ đây sẽ được giao cho các siêu thị, bếp ăn tập thể phục vụ công nhân... TP HCM.
Ông Nguyễn Nhu, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Quản lý kinh doanh chợ nông sản Thủ Đức, cho biết trung tâm trung chuyển này sẽ hoạt động từ 17 giờ hôm trước đến 4 giờ sáng hôm sau; dự kiến sẽ "sang xe" 1.500-2.000 tấn hàng hóa rau củ quả mỗi đêm.
"Khu vực này được kiểm soát dịch Covid-19 nghiêm ngặt, chỉ có xe tải chở hàng từ các tỉnh về và xe tải nhỏ vào nhận hàng đã đăng ký trước với ban quản lý chợ đầu mối Thủ Đức mới được ra vào, tuyệt đối không có xe ba gác hay xe máy đến chở hàng. Hàng hoá về đến điểm trung chuyển phải bốc xếp lên xe tải nhỏ chở đi ngay, không được ở lại trong khu vực bãi. Tất cả tài xế bên giao lẫn bên nhận hàng, nhân viên bốc xếp làm việc tại điểm trung chuyển đều phải có kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính trong vòng 72 giờ, phải tiến hàng khai báo y tế..." - ông Nhu thông tin. 
Trạm trung chuyển này là giải pháp tạm thời của TP Thủ Đức triển khai nhằm bổ sung thêm nguồn cung rau củ quả tươi cho người dân TP HCM sau khi 3 chợ đầu mối Hóc Môn, Bình Điền, Thủ Đức lần lượt đóng cửa để thực hiện phòng chống dịch Covid-19.
Diem trung chuyen “khung” o Thu Duc, TP HCM bot lo thieu rau cu qua
Sau khi bốc dỡ hết hàng hoá sang xe tải nhỏ để đưa đi tiêu thụ, xe container phải nhanh chóng rời khỏi điểm trung chuyển 

Ban quản lý chợ đầu mối Hóc Môn cũng đã trình UBND huyện Hóc Môn phương án lập trạm trung chuyển hàng hoá cũng trong khuôn viên chợ, dự kiến vài ngày nữa sẽ triển khai thực hiện.

Hiện tại, một số thương nhân các chợ đầu mối đang tổ chức mua bán online, qua zalo hoặc tiếp nhận hàng qua chành, vựa để cung cấp cho các khách hàng lớn tại TP HCM.
Trước đó, ngày 8/7, trong văn bản gửi các sở, ban, ngành về việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị 16, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đã yêu cầu Sở Công Thương TP HCM phối hợp cùng các quận, huyện, TP Thủ Đức tạo điều kiện cho tiểu thương và thương nhân tại 3 chợ đầu mối tổ chức tiếp nhận hàng hoá thông qua các chành, vựa, trung bình khoảng 4.500-5.000 tấn rau củ quả, thực phẩm tươi sống/ngày đêm đồng thời tham mưu hình thành các điểm trung chuyển hàng hoá từ các tỉnh về TP HCM nhằm bảo đảm nguồn nông sản thực phẩm phục vụ nhu cầu người dân TP trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16.

Nhớt thải lên đời

Dầu nhớt thải ra từ động cơ, ôtô, xe máy... được thu gom về nấu lại, pha hóa chất rồi đóng chai đem bán ra thị trường. Có hẳn những công ty sẵn sàng cung cấp thiết bị, chuyển giao công nghệ biến hóa nhớt thải.

Chúng tôi tiếp cận Tí, một đầu nậu thu gom nhớt thải tại P.Lái Thiêu (thị xã Thuận An, Bình Dương). Những câu chuyện “thâm cung bí sử” về việc biến nhớt thải thành nhớt xịn dần dần lộ sáng...

Chuyển giao công nghệ giá 900 triệu đồng

Công việc hằng ngày của Tí là đi gom dầu thải từ các tiệm sửa xe, nhà xưởng tại Thuận An, Dĩ An (Bình Dương) và Thủ Đức (TP.HCM) với giá 5.000-7.000 đồng/lít về nấu lại cho ra dầu tái chế (hay còn gọi là dầu tái sinh, dầu cắt). Lượng dầu tái chế này tùy theo chất lượng từng loại, Tí đem bỏ mối lại cho những ai có nhu cầu dùng để bôi trơn động cơ, chạy động cơ hoặc pha lại đóng chai thành sản phẩm dầu nhớt dành cho xe máy.

Khám phá thú ăn chơi về đêm ở Sài Gòn

Sống ở Sài Gòn mà chưa một lần dạo phố đêm thì chắc chắn bạn mới cảm nhận được già nửa về dung nhan, hồn phách của thành phố này. Phượt đêm, ăn đêm, làm đêm, chợ đêm…, từ lâu đã trở thành, nhu cầu, thói quen, sở thích, duyên nợ của du khách và một bộ phận không nhỏ dân cư Sài Gòn. 

Đêm du ca

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.