“Điểm” tài sản khủng được kháng nghị trả lại ông Phạm Công Danh

(Kiến Thức) - Viện KSND cấp cao tại TPHCM đã kháng nghị TAND cấp cao tại TP HCM giao lại khối tài sản “khủng” cho ông Phạm Công Danh, trong đó có 17 bất động sản ở Bình Dương.

Ngày 22/6, TAND cấp cao tại TP HCM đã mở phiên phúc thẩm đại án Hứa Thị Phấn, cựu cố vấn cấp cao Ngân hàng TMCP Đại Tín - Trustbank, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư phát triển Phú Mỹ giai đoạn 2, gây thiệt hại 1.338 tỷ đồng tại Trustbank.
Phiên tòa này được mở theo kháng nghị của VKS và kháng cáo các bị cáo cùng các bên liên quan.
Tại phiên xử ngày đầu tiên, HĐXX tập trung nêu lại các nội dung kháng cáo của các bị cáo, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và người bị hại. Trong đó, ông Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch Ngân hàng TM CPXD Việt Nam - VNCB, tiền thân là Trustbank, nguyên Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh có đơn xin xét xử vắng mặt.
“Diem” tai san khung duoc khang nghi tra lai ong Pham Cong Danh
 Ông Phạm Công Danh trong 1 lần hầu tòa. (Ảnh Tiền Phong).
Theo kháng nghị của VKSND TP HCM, bản án sơ thẩm buộc bị cáo Hứa Thị Phấn phải chịu trách nhiệm hình sự về số tiền 901 tỷ đồng đã chiếm đoạt, trách nhiệm hình sự phải gắn liền với trách nhiệm dân sự.
Do vậy, cấp sơ thẩm buộc ông Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh bồi thường là không phù hợp, trái pháp luật.
Về 17 bất động sản ở Bình Dương thuộc 114 bất động sản đang được kê biên, để đảm bảo cho nghĩa vụ 29 khoản vay của bà Hứa Thị Phấn chuyển giao cho ông Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh (khi mua ngân hàng).
VKS cho rằng, bà Hứa Thị Phấn lại ký hợp đồng chuyển nhượng 90% cổ phần của Hứa Thị Phấn tại Công ty Phú Mỹ cho bà Lý Kim Chi nhưng là hợp đồng không được công chứng và không được các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. Trong khi, việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ tại Trustbank giữa bị án Phạm Công Danh và bà Phấn được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận. Trong đó có việc chuyển giao 114 bất động sản nói trên.
Bị án Phạm Công Danh đã chuyển số tiền 56,8 tỷ đồng cho bà Hứa Thị Phấn để tất toán khoản vay được bảo đảm bằng 17 bất động sản ở Bình Dương. Chính vì vậy, 17 bất động sản này phải thuộc quyền quản lý sử dụng của Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh.
Ngoài ra, kháng nghị còn nêu bà Lý Kim Chi chỉ trả 90% cổ phần của bà Phấn để mua dự án là 136 tỷ đồng. Một phần trong dự án có 17 bất động sản trên liên quan đến việc bà Phấn đã chuyển giao cho ông Danh. Đây là tài sản thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ 56,8 tỷ đồng.
Do vậy, việc HĐXX cấp sơ thẩm tuyên Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư và xây dựng Tân Đông Hiệp (của bà Chi) phải nộp lại số tiền 56,8 tỷ đồng, hơn 14 tỷ đồng tiền lãi và được nhận 17 bất động sản tại Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp là không có căn cứ.
VKSND TP HCM đề nghị TAND cấp cao tại TP HCM xét xử phúc thẩm theo hướng buộc bị cáo Hứa Thị Phấn phải chịu trách nhiệm bồi thường số tiền hơn 901 tỷ đồng cho Ngân hàng thương mại TNHH một thành viên xây dựng Việt Nam. Công nhận toàn bộ 114 bất động sản là quyền sử dụng đất đang thế chấp tại ngân hàng này để bảo đảm cho các khoản vay thuộc quyền sử dụng của Công ty tập đoàn Thiên Thanh và bị án Phạm Công Danh.
Hồi cuối năm ngoái, TAND TP HCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Hứa Thị Phấn 20 năm tù, tổng hợp với các bản án giai đoạn 1 là 30 năm tù. Cấp dưới thân tín là Bùi Thị Kim Loan, cựu kế toán Công ty TNHH Phú Mỹ, Phó Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư địa ốc Phúc Nguyễn bị phạt 7 năm tù. Tổng hợp với bản án giai đoạn 1, bị cáo phải chấp hành chung là 30 năm tù.
Về nghĩa vụ dân sự, HĐXX buộc bị cáo Hứa Thị Phấn bồi thường hơn 437 tỷ đồng, bị cáo Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh phải bồi thường 901 tỷ đồng.

Lật lại hoạt động Tập đoàn Thiên Thanh thời Phạm Công Danh làm chủ

(Kiến Thức) - Sau khi bị bắt cái tên Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận.

Cuối tháng 7, đầu tháng 8/2014, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an công bố quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam bị can đối với ông Phạm Công Danh (sinh 1965, tại Quảng Ngãi), Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Thiên Thanh và là nguyên chủ tịch HĐQT của Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) cùng một số đồng phạm khác. Ngay sau sự kiện này cái tên Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh chuyên kinh doanh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng và BĐS trở thành tâm điểm chú ý của dư luận.
Dưới thời ông Danh nắm quyền, Tập đoàn Thiên Thanh có nhiều hoạt động đáng chú ý.
Dưới thời ông Danh nắm quyền, Tập đoàn Thiên Thanh có nhiều hoạt động đáng chú ý. 

Sơ đồ dòng tiền 5.190 tỷ trong đại án Phạm Công Danh thế nào?

(Kiến Thức) - Trong phiên tòa ngày 5/8, đại diện của nữ doanh nhân Trần Ngọc Bích đã tung bằng chứng “tố” Ngân hàng Xây Dựng che giấu thông tin và cung cấp sơ đồ của dòng tiền 5.190 tỷ.

Trong phiên tòa ngày 5/8, đại diện của nữ doanh nhân Trần Ngọc Bích đã tung bằng chứng “tố” Ngân hàng Xây Dựng (VNCB) che giấu thông tin.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.